Dân tộc Dao ở Thanh Hóa có khoảng 6.000 người, sinh sống chủ yếu ở Mường Lát, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy. Người Dao trước kia dùng chữ nôm trong học tập, ghi chép các bài hát dân ca, gia phả, bài cúng, bài thuốc, câu đối, dạy con trẻ về lễ nghĩa, học nghề, di chúc... Chữ nôm Dao còn được dùng phổ biến trong lễ cấp sắc, Tết nhảy, cầu mùa, làm nhà. Do vậy, việc duy trì, phát huy chữ nôm Dao trong đời sống của đồng bào, chính là giữ gìn bản sắc văn hóa của cha ông...
Đồng bào Dao, là một trong số ít DTTS có chữ viết riêng. Đồng bào dùng văn tự để ghi lại vạn vật và sự thay đổi, biến chuyển của cuộc sống và con người. Trước thực trạng chữ nôm Dao có nguy cơ mai một, các cấp, các ngành, đặc biệt là các địa phương có đông đồng bào Dao sinh sống, đã và đang triển khai nhiều giải pháp hữu hiệu để "hồi sinh" và phát huy giá trị chữ nôm Dao trong đời sống hiện đại.