Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nâng tầm giá trị nước mắm truyền thống xứ Thanh

Quỳnh Trâm - 11:57, 08/03/2021

Với hơn 102km bờ biển, tỉnh Thanh Hóa có nhiều điều kiện để phát triển nghề làm nước mắm. Những làng chài thuộc các huyện ven biển như: Hoằng Hoá, Sầm Sơn, Hậu Lộc, Quảng Xương... là những nơi có nghề làm nước mắm lâu đời, tạo nên những thương hiệu nổi tiếng trên thị trường nước mắm truyền thống.

Cơ sở sản xuất nước mắm truyền thống cùa bà Nguyễn Đức Gái đã vượt qua khó khăn để đứng vững trên thị trường
Cơ sở sản xuất nước mắm truyền thống cùa bà Nguyễn Đức Gái đã vượt qua khó khăn để đứng vững trên thị trường

Tự hào nghề làm nước mắm truyền thống 

Nước mắm truyền thống được sản xuất theo phương pháp thủ công, với những công đoạn công phu, cầu kỳ cùng thời gian hàng năm trời mới ra được một mẻ nước mắm. Tại xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương, cơ sở của bà Nguyễn Thị Gái được biết đến là một trong những cơ sở làm nước mắm truyền thống thành công.

Sinh ra trong gia đình có 4 đời làm nghề nước mắm, bà Gái đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm và bí quyết để làm ra loại nước mắm ngon mà ông cha đã truyền lại. Hiện nay, nước mắm cốt lọc truyền thống được sản xuất phổ biến, sự cạnh tranh vì thế cũng khốc liệt, song với những bí quyết riêng, thương hiệu nước mắm của bà Gái vẫn có chỗ đứng riêng trên thị trường.

Người phụ nữ này đã mạnh dạn đầu tư, nghiên cứu các công thức sản xuất nước mắm cốt nhỉ từ các loại cá ngừ, cá trích, cá thu, mực…Những thùng mắm được ủ chượp cả năm trời để cho ra được những giọt nước mắm sánh vàng, thơm ngọt.

“Nước mắm nhỉ là loại nước mắm có độ đạm rất cao, vị ngọt, màu vàng rơm, trong và có mùi đặc trưng. Những giọt nước mắm nhỉ có được là do độ đạm cao lắng xuống đáy thùng chứa và rỉ ra ngoài. Càng lấy nhiều nước mắm nhỉ, thì càng làm giảm độ đạm của lượng nước mắm còn lại trong lu mắm”, bà Gái nói.

Để có nước mắm ngon, điều quan trọng nhất là khâu lựa chọn kỹ từ sản phẩm cá đầu vào. Loại cá đưa vào ủ làm mắm như đối với cá ngừ, cá thu phải từ 1,8-3,5 kg. Đây là dòng sản phẩm chủ lực mà người dùng đánh giá rất cao về độ đạm từ 40-43%. Tiếp đó là thiết kế bể, lu để mắm nhĩ ra đều, vòi không bị tắc.

Bà Gái nói, suốt 10 năm theo đuổi làm nước mắm cốt nhỉ, có lúc khó khăn muốn từ bỏ nhưng sự say mê với nghề, đã thôi thúc bà vượt khó để khẳng định chỗ đứng trên thị trường. Bình quân mỗi năm cơ sở của bà Gái xuất bán được khoảng 40.000 đến 50.000 lít nước mắm và trên 10 tấn mắm các loại. Thị trường tiêu thụ rộng rãi trong tỉnh và có mặt tại các tỉnh, thành khác như Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Thái Nguyên, Ninh Bình… Cơ sở tạo việc làm cho 5 lao động thường xuyên và 15 lao động thời vụ, với mức thu nhập 6 triệu/người/tháng.

Bà Gái chia sẻ về cách chọn và ủ nguyên liệu để có được những mẻ nước mắm nguyên chất thơm ngon, được ưa chuộng trên thị trường
Bà Gái chia sẻ về cách chọn và ủ nguyên liệu để có được những mẻ nước mắm nguyên chất thơm ngon, được ưa chuộng trên thị trường

Nâng tầm giá trị...

Ông Lê Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Nham cho biết: nhờ nghề truyền thống sản xuất nước mắm mà nhiều hộ dân tại địa phương đã vươn lên thoát nghèo, có nguồn thu nhập ổn định. Hiện nay toàn xã có 13 doanh nghiệp, tổ hợp chế biến hải sản.

"Cơ sở nước mắm của bà Nguyễn Thị Gái là một trong những đơn vị có tiếng về sản xuất nước mắm truyền thống, chính quyền địa phương đang hướng dẫn đơn vị hoàn tất hồ sơ để công nhận sản phẩm OCOP”, ông Lành cho hay.

Ngoài Quảng Xương, huyện Hoằng Hóa cũng là vùng đất nổi tiếng với các sản phẩm nước mắm truyền thống. Để phát triển nghề làm mắm truyền thống, người dân xã Hoằng Phụ đã thành lập Hợp tác xã (HTX) Khúc Phụ, với 35 hộ dân tham gia.

Bà Nguyễn Thị Yến (xã Hoằng Phụ) là một trong những thợ lành nghề đã gắn bó với nghề làm nước mắm hơn 30 năm. Sinh ra trong gia đình có truyền thống 3 đời làm nghề, bà Yến nói: “Đối với mỗi người dân Khúc Phụ, chúng tôi gắn bó với nghề vì yêu nghề chứ không hề có ý nghĩ phải chạy theo lợi nhuận mà bất chấp để gian dối về chất lượng”.

Ông Nguyễn Minh Quyết, Giám đốc HTX sản xuất, chế biến nước mắm Khúc Phụ cho biết: hiện nay HTX có 35 hộ có tổng thu nhập khoảng 1 tỷ đồng/tháng. “Để có được hương vị nước mắm ngon, những người làm mắm chúng tôi đã phải qua biết bao khó nhọc, vất vả cùng với việc tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chế biến mắm. Sức cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt, bởi thế chúng tôi luôn phải tìm tòi, đổi mới phương thức để đạt được chất lượng tốt nhất đưa đến người tiêu dùng”...



Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Từ ngàn xưa, cây sâm Ngọc Linh được đồng bào Xơ Đăng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam rất trân quý, gọi là cây “thuốc giấu”, và xem đó là món quà do Giàng (Trời) ban để bồi bổ sức khoẻ cũng như chữa bệnh. Ngày nay đã thành thông lệ, mỗi tháng một lần, những phiên chợ sâm Ngọc Linh “độc nhất vô nhị” đã thu hút các đại gia từ mọi miền đất nước đổ về tìm mua sâm. Đây cũng là dịp để những “tỷ phú xứ núi” gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trồng cây “thuốc giấu”.
Quảng Ninh: Gặp mặt, tri ân các Anh hùng Liệt sĩ, chiến sĩ, TNXP, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Quảng Ninh: Gặp mặt, tri ân các Anh hùng Liệt sĩ, chiến sĩ, TNXP, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Trang địa phương - Mỹ Dung - 2 phút trước
Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 2/5, tại Tp. Hạ Long, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy Ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị gặp mặt, tri ân các Anh hùng Liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong (TNXP), dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn tỉnh.
Bình Định: Chuẩn bị tổ chức Giải Teqball Quốc tế năm 2024

Bình Định: Chuẩn bị tổ chức Giải Teqball Quốc tế năm 2024

Thể thao - T.Nhân - 4 phút trước
UBND tỉnh Bình Định cho biết, Liên đoàn Teqball quốc tế (FITEQ) đã lựa chọn thành phố Quy Nhơn (Bình Định) là nơi diễn ra Giải thi đấu Quốc tế Teqball 2024 - TeqBall World Series.
Công tác dân tộc năm 2024: Tăng tốc để hoàn thành Chương trình công tác toàn khóa

Công tác dân tộc năm 2024: Tăng tốc để hoàn thành Chương trình công tác toàn khóa

Công tác Dân tộc - Ngọc Lê - 2 giờ trước
Năm 2024 là năm “nước rút” để hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tạo bứt phá để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Trong lĩnh vực công tác dân tộc, với quyết tâm cao nhất, Ủy ban Dân tộc đã và đang nỗ lực vượt khó khăn, quyết liệt tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao trong năm then chốt này, từ đó hoàn thành chương trình công tác toàn khóa.
Dấu ấn từ cơ sở…

Dấu ấn từ cơ sở…

Công tác Dân tộc - Thanh Huyền - 4 giờ trước
“Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào DTTS đã khá đầy đủ, vấn đề còn lại là ở việc thực thi. Do đó, khi nhận nhiệm vụ Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, điều tôi quan tâm nhất là triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đảm bảo đúng đối tượng, đúng địa bàn, chính xác và khách quan…”. Chia sẻ của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh đầu tháng 4/2021, trong những ngày đầu khi Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chính là mục tiêu hàng đầu mà Người đứng đầu cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc hướng tới. Bởi vậy, trong 3 năm qua, ông đã để lại nhiều dấu ấn trong những chuyến công tác về cơ sở.
Âm vọng đại ngàn của người Chu Ru luôn vang lên rộn rã…

Âm vọng đại ngàn của người Chu Ru luôn vang lên rộn rã…

Sắc màu 54 - Thảo Linh - 4 giờ trước
Đã có những năm tháng, âm nhạc dân gian và những vũ điệu Tamya Arya, Dăm Dar của người Chu Ru vắng bóng trong các buôn làng. Nhưng hôm nay đã khác, mỗi khi buôn làng mở hội hay đón khách quý, âm vọng đại ngàn của người Chu Ru lại vang lên rộn rã...
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Sóc Trăng: Người có uy tín là lực lượng nòng cốt trong các phong trào ở cơ sở

Sóc Trăng: Người có uy tín là lực lượng nòng cốt trong các phong trào ở cơ sở

Người có uy tín - Phương Nghi - 4 giờ trước
Những năm gần đây, Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Sóc Trăng đã phát huy tốt vai trò nòng cốt trong các phong trào an sinh ở cơ sở. Vai trò của Người có uy tín được phát huy đã góp phần quan trọng giúp đồng bào DTTS thay đổi nếp nghĩ, cách làm, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội

Phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội

Thời sự - PV - 18:30, 02/05/2024
Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai

Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai

Người có uy tín - Trọng Bảo - 17:59, 02/05/2024
Toàn tỉnh Lào Cai hiện có 1.119 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín đã phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS của tỉnh Lào Cai.
Cúm A và những điều cần biết

Cúm A và những điều cần biết

Sức khỏe - Như Ý - 17:35, 02/05/2024
Thời tiết giao mùa cũng là lúc gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh cúm mùa đặc biệt là cúm A. Cúm A có biểu hiện giống với các loại cúm thông thường nhưng có biến chứng nguy hiểm hơn nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Do đó, chúng ta cần trang bị kiến thức về căn bệnh này để phòng và trị bệnh một cách tốt nhất cho bản thân và gia đình.
Những cuốn sách được viết trên lá cây có tuổi đời hàng trăm năm

Những cuốn sách được viết trên lá cây có tuổi đời hàng trăm năm

Sắc màu 54 - Lữ Phú - 17:30, 02/05/2024
Trên địa bàn huyện biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An có một số cuốn sách cổ viết bằng chữ Thái hệ Lai Pao trên lá cây khá độc đáo. Tuy nhiên, những cuốn sách cổ này còn rất ít và số người biết đọc chữ Thái cũng không còn nhiều. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc Thái là điều hết sức cần thiết.