Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trưng bày chuyên đề Di sản văn hóa Chăm Ninh Thuận – Quảng Nam

Nga Anh (T/h) - 16:03, 16/04/2021

Nhân Kỷ niệm 46 năm Ngày giải phóng tỉnh Ninh Thuận (16/4/1975 – 16/4/2021) và hướng tới Kỷ niệm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2021), sáng 16/4, tại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, Trung tâm Nghiên cứu văn hóa Chăm (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận) phối hợp với Bảo tàng tỉnh Quảng Nam tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Di sản văn hóa Chăm Ninh Thuận – Quảng Nam”.

Cắt băng khai mạc trưng bày chuyên đề “Di sản văn hóa Chăm Ninh Thuận – Quảng Nam”. Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN
Cắt băng khai mạc Trưng bày chuyên đề “Di sản văn hóa Chăm Ninh Thuận – Quảng Nam”. Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN

Trưng bày chuyên đề kết hợp giới thiệu gần 80 hiện vật bao gồm ảnh, gốm, tượng đá liên quan đến nền văn hóa Chăm của Bảo tàng tỉnh Quảng Nam và trên 1.500 hiện vật là các công cụ lao động sản xuất, dụng cụ sinh hoạt, sản phẩm và vật dụng nghề thủ công truyền thống, trang phục, trang sức, phương tiện vận chuyển, tranh, tượng, nhạc cụ, thư tịch cổ và các cổ vật cùng 1.400 bản sách, tư liệu chuyên khảo đang được trưng bày tại Trung tâm Nghiên cứu văn hóa Chăm tỉnh Ninh Thuận.

Ông Lê Xuân Lợi, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu văn hóa Chăm tỉnh Ninh Thuận cho biết, mục đích của trưng bày chuyên đề nhằm giới thiệu rộng rãi đến với công chúng về di sản văn hóa - nghệ thuật độc đáo của người Chăm trên vùng đất Ninh Thuận - Quảng Nam và sự giao lưu, tiếp biến giữa nền văn hóa Chăm với các nền văn hóa khác qua các giai đoạn lịch sử.

Tất cả các hiện vật, hình ảnh trưng bày được các cán bộ, viên chức Bảo tàng Quảng Nam và Trung tâm Nghiên cứu văn hóa Chăm tỉnh Ninh Thuận bảo quản, gìn giữ một cách trân trọng. Đây là dịp để hai đơn vị, các nhà nghiên cứu khoa học, các nhà sưu tầm cổ vật cùng học tập giao lưu và trao đổi kinh nghiệm; đồng thời mở rộng không gian tuyên truyền quảng bá nét văn hóa đặc sắc, riêng biệt của đồng bào Chăm đến với đông đảo du khách gần xa. Qua đó, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm trong việc bảo vệ di sản văn hóa trong các tầng lớp Nhân dân.

Tham quan buổi Trưng bày chuyên đề, ông Võ Minh Luân, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cổ vật tỉnh An Giang, nhà nghiên cứu và sưu tầm cổ vật UNESCO Việt Nam cho hay: Tôi đánh giá cao các hiện vật di sản văn hoá Chăm triển lãm tại Trung tâm Nghiên cứu văn hóa Chăm tỉnh Ninh Thuận trong đợt này. Sự kết hợp giữa các sở, ban, ngành văn hoá giữa hai tỉnh Ninh Thuận và Quảng Nam là một hoạt động thiết thực nhằm tuyên truyền cho các thế hệ mai sau tiếp tục bảo tồn và giữ gìn những di sản của người xưa để lại. Ngoài ra, đây là hoạt động rất ý nghĩa để công chúng, du khách biết đến và tham quan tìm hiểu lịch sử, văn hóa độc đáo của người Chăm ở Ninh Thuận.

Hoạt động Trưng bày, triển lãm Di sản văn hóa Chăm Ninh Thuận – Quảng Nam diễn ra từ nay đến hết ngày 15/5 tại Trung tâm Nghiên cứu văn hóa Chăm tỉnh Ninh Thuận, số 28 đường Tô Hiệu, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Cẩn trọng khi tham gia hội, nhóm trên mạng xã hội

Cẩn trọng khi tham gia hội, nhóm trên mạng xã hội

Xã hội - Minh Nhật - 9 giờ trước
Mạng xã hội chưa bao giờ phát triển như hiện nay, cả về mức độ phổ biến và những tính năng kỹ thuật. Từ nhiều năm qua, nhiều hội, nhóm công khai có, kín có được thành lập trên mạng, thu hút rất nhiều thành viên (có những nhóm tới hàng trăm ngàn hội viên) lan truyền những nội dung phản cảm tiêu cực, kích động, thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Ẩm thực - Minh Nhật - 9 giờ trước
Món bánh trứng kiến thu hút không ít người dân thành phố bởi nó lạ từ cái tên cho đến hương vị, và là loại bánh được nhiều người tìm kiếm, đặt mua trên các shop bán hàng online thời gian gần đây.
PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

Xã hội - Ngọc Chí - 9 giờ trước
Điện lực Tu Mơ Rông phối hợp cùng Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) vừa tổ chức chương trình Bữa ăn yêu thương tại thôn Ba Tu 3, xã Ngọc Yêu, huyện Tu Mơ Rông.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Công tác Dân tộc - Hoàng Quý - 9 giờ trước
Ngày 8/5, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4, triển khai công tác tháng 5/2024. Tham dự cuộc họp có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr, Y Thông, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo các vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi

Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi "Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển"

Giáo dục - Minh Nhật - 9 giờ trước
Em Vừ Thanh Trúc Vy - dân tộc Mông, học sinh lớp lớp 7 đến từ huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, đã vượt qua hàng nghìn thí sinh, xuất sắc giành giải Nhất phần thi viết, vẽ “Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển" với tác phẩm công phu, trình bày trong 80 trang giấy.
Tin trong ngày - 8/5/2024

Tin trong ngày - 8/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hơn 10 triệu người Việt Nam mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Gần 8.000 hộ gia đình ở miền núi Quảng Nam sẽ được tái định cư vào cuối năm 2025. R'Cơm Bus đam mê giữ gìn văn hóa dân tộc. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

Thời sự - PV - 9 giờ trước
Trong những ngày đầu tháng 5 lịch sử, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân, hướng về Điện Biên, trong đó nổi bật là đồng hành cùng Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ 2024 - Cúp Báo Quân đội Nhân dân”- gây quỹ xây trường học cho vùng sâu; Trình chiếu 3D mapping bức tranh Panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.
Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 9 giờ trước
Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế được hình thành từ sự kết tinh giữa âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình Huế đến nay đã hơn 300 năm. Ca Huế đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015 và đang được tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, thời gian qua, do thiếu sự giám sát dẫn đến tình trạng Ca Huế trên sông Hương khá lộn xộn, cần phải chấn chỉnh lại.
Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 9 giờ trước
Những bản đúc nổi trên 9 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế vừa được UNESCO vinh danh là Di sản tư liệu thế giới.
Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Trang địa phương - Mỹ Dung - 9 giờ trước
Ngày 8/5, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Ô Quốc Quyền và Đoàn công tác của Đại sứ quán nhân dịp đoàn có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Bắc Giang.
Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Xã hội - Khánh Ngân - 9 giờ trước
Trung tá Hồ Lê Luận - Chính trị viên Đồn Biên phòng Hướng Lập, Bộ đội Biên phòng Quảng Trị cho biết: Đơn vị vừa cử cán bộ, chiến sĩ xuống địa bàn để hỗ trợ đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa vụ Đông xuân 2023 - 2024.