Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Inrasara - “Thư viện sống” về văn hóa Chăm

Văn Hoa - 12:09, 25/08/2020

Inrasara tên thật là Phú Trạm sinh ra và lớn lên tại làng Mỹ Nghiệp, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận), người được ví như “thư viện sống” về văn hóa dân tộc Chăm. Bởi lẽ, cả cuộc đời, sự nghiệp của ông đều dành cho văn hóa dân tộc Chăm với sứ mệnh cầu nối dân tộc Chăm.

 Inrasara (người đứng hàng sau) chụp ảnh lưu niệm với các bạn trẻ người Chăm
Inrasara (người đứng hàng sau) chụp ảnh lưu niệm với các bạn trẻ người Chăm

Ngay từ nhỏ, Inrasara đã lang thang qua các làng quê người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận, hứng thú lắng nghe và ghi chép các câu tục ngữ, ca dao từ cuộc nói chuyện ngày thường của người dân quê; rồi mượn các sách cổ có trường ca, sử thi dân tộc Chăm về nhà chép. Cứ thế, các bản sưu tầm càng dày lên, tới năm 1994 tác phẩm đầu tay là “Văn học Chăm - khái luận” mới được ra đời. 

Inrasara cho rằng, văn chương là biểu hiện trọn vẹn nhất để bộc lộ tâm hồn dân tộc Chăm, do đó, ông nghiên cứu là để giới thiệu với thế giới bên ngoài về một nền văn học có bề dày truyền thống nhưng đang có nguy cơ thất truyền. Sau 25 năm miệt mài, Inrasara cho ra đời hàng loạt công trình của mình. Về văn chương, ông có nhiều tác phẩm để lại tiếng vang lớn như: “Tháp nắng” - thơ và trường ca; “Sinh nhật cây xương rồng” - thơ song ngữ Việt – Chăm… Về nghiên cứu văn hóa dân tộc Chăm, Inrasara có hàng loạt các công trình như: Văn học Chăm 3 tập; 4 từ điển song ngữ Chăm - Việt; Tiểu luận Văn hóa - Xã hội Chăm, nghiên cứu và đối thoại; Minh triết Chăm…

Nói với chúng tôi về động lực mà cả đời ông tâm huyết nghiên cứu, gìn giữ, quảng bá văn hóa dân tộc Chăm, Inrasara chia sẻ: “Một nền văn hóa - văn minh sáng giá với mênh mông các khu tháp Chàm, trong đó Thánh địa Mỹ Sơn được thế giới công nhận, âm nhạc Chăm và các điệu múa, nền văn học dân tộc với các trường ca, sử thi… Bao nhiêu huy hoàng đó bị chìm vào lãng quên. Thế kỷ XIX, người Pháp có nhiều nỗ lực với các công trình nghiên cứu về kiến trúc - điêu khắc Chăm, về ngôn ngữ và tiếng nói nhưng chưa đầy đủ. Tôi tự nhận sứ mệnh làm cầu nối văn hóa dân tộc Chăm với các dân tộc khác trên đất nước Việt Nam, cầu nối Việt Nam với các quốc gia Đông Nam Á”. Ông thường xuyên chia sẻ văn hóa dân tộc Chăm cho sinh viên các trường đại học và đặc biệt là thuyết trình về văn hóa dân tộc Chăm và cả văn học Việt Nam đương đại cho các tạp chí như: Tạp chí Distant Horizrons của Hoa Kỳ chuyên về Đông Nam Á và châu Á.

Ngoài sáng tác văn chương và nghiên cứu văn hóa dân tộc Chăm, Inrasara còn tham gia nhiều tổ chức văn hóa - xã hội như: Ủy viên Ban Chấp hành Hội Văn học - Nghệ thuật các DTTS Việt Nam, Trưởng Ban Lý luận - phê bình; Phó trưởng Ban Văn học Dân tộc của Hội Nhà văn Việt Nam … Với những cống hiến, đóng góp cho văn hóa Chăm, Inrasara nhận được nhiều danh hiệu và giải thưởng cao quý như: Nhân vật Văn hóa năm 2005 của VTV3; Nghệ sĩ tiêu biểu năm 2005 của VTV1 - Đài Truyền hình Việt Nam; Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1998 và 2002; Giải thưởng Văn học Đông Nam Á; Giải thưởng Sách Việt Nam; Huy chương vì Sự nghiệp Văn học - Nghệ thuật Việt Nam 2004…

Hiện nay, mặc dù đã bước qua tuổi lục tuần, Inrasara vẫn miệt mài với việc nghiên cứu và truyền bá văn hóa dân tộc Chăm. Chia sẻ về dự định sắp tới, Inrasara bày tỏ: “Tôi không cho là dự định, mà là “nợ”. Tôi còn nợ dân tộc tôi những gì? Tạm kể như: Urang Cham Người Chăm, dự tính 40 nhân vật Chăm thế kỷ XX; Toàn cảnh văn hóa Chăm (Bách khoa toàn thư về văn hóa, lịch sử, con người dân tộc Chăm); Lịch sử Palei Chăm Ninh Thuận; Truyện và thơ cho trẻ con; Câu chuyện Chăm và cuối cùng là công trình Đi tìm sinh lộ cho Cham Ahier Awal, là tâm điểm của mọi tâm điểm”. Tất cả vẫn được ông ấp ủ để chờ ngày “khai sinh”.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế được hình thành từ sự kết tinh giữa âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình Huế đến nay đã hơn 300 năm. Ca Huế đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015 và đang được tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, thời gian qua, do thiếu sự giám sát dẫn đến tình trạng Ca Huế trên sông Hương khá lộn xộn, cần phải chấn chỉnh lại.
Cẩn trọng khi tham gia hội, nhóm trên mạng xã hội

Cẩn trọng khi tham gia hội, nhóm trên mạng xã hội

Xã hội - Minh Nhật - 9 giờ trước
Mạng xã hội chưa bao giờ phát triển như hiện nay, cả về mức độ phổ biến và những tính năng kỹ thuật. Từ nhiều năm qua, nhiều hội, nhóm công khai có, kín có được thành lập trên mạng, thu hút rất nhiều thành viên (có những nhóm tới hàng trăm ngàn hội viên) lan truyền những nội dung phản cảm tiêu cực, kích động, thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Ẩm thực - Minh Nhật - 9 giờ trước
Món bánh trứng kiến thu hút không ít người dân thành phố bởi nó lạ từ cái tên cho đến hương vị, và là loại bánh được nhiều người tìm kiếm, đặt mua trên các shop bán hàng online thời gian gần đây.
PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

Xã hội - Ngọc Chí - 9 giờ trước
Điện lực Tu Mơ Rông phối hợp cùng Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) vừa tổ chức chương trình Bữa ăn yêu thương tại thôn Ba Tu 3, xã Ngọc Yêu, huyện Tu Mơ Rông.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Công tác Dân tộc - Hoàng Quý - 9 giờ trước
Ngày 8/5, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4, triển khai công tác tháng 5/2024. Tham dự cuộc họp có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr, Y Thông, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo các vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi

Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi "Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển"

Giáo dục - Minh Nhật - 9 giờ trước
Em Vừ Thanh Trúc Vy - dân tộc Mông, học sinh lớp lớp 7 đến từ huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, đã vượt qua hàng nghìn thí sinh, xuất sắc giành giải Nhất phần thi viết, vẽ “Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển" với tác phẩm công phu, trình bày trong 80 trang giấy.
Tin trong ngày - 8/5/2024

Tin trong ngày - 8/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hơn 10 triệu người Việt Nam mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Gần 8.000 hộ gia đình ở miền núi Quảng Nam sẽ được tái định cư vào cuối năm 2025. R'Cơm Bus đam mê giữ gìn văn hóa dân tộc. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

Thời sự - PV - 9 giờ trước
Trong những ngày đầu tháng 5 lịch sử, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân, hướng về Điện Biên, trong đó nổi bật là đồng hành cùng Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ 2024 - Cúp Báo Quân đội Nhân dân”- gây quỹ xây trường học cho vùng sâu; Trình chiếu 3D mapping bức tranh Panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.
Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 9 giờ trước
Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế được hình thành từ sự kết tinh giữa âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình Huế đến nay đã hơn 300 năm. Ca Huế đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015 và đang được tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, thời gian qua, do thiếu sự giám sát dẫn đến tình trạng Ca Huế trên sông Hương khá lộn xộn, cần phải chấn chỉnh lại.
Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 9 giờ trước
Những bản đúc nổi trên 9 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế vừa được UNESCO vinh danh là Di sản tư liệu thế giới.
Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Trang địa phương - Mỹ Dung - 9 giờ trước
Ngày 8/5, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Ô Quốc Quyền và Đoàn công tác của Đại sứ quán nhân dịp đoàn có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Bắc Giang.
Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Xã hội - Khánh Ngân - 9 giờ trước
Trung tá Hồ Lê Luận - Chính trị viên Đồn Biên phòng Hướng Lập, Bộ đội Biên phòng Quảng Trị cho biết: Đơn vị vừa cử cán bộ, chiến sĩ xuống địa bàn để hỗ trợ đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa vụ Đông xuân 2023 - 2024.