Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trăn trở với việc dạy chữ ở vùng đất mờ sương

Minh Ngọc – Hồ Văn - 07:08, 13/12/2022

Trên vùng sơn cước Phước Sơn (Quảng Nam), xã Phước Lộc được coi là địa phương khó khăn nhất của huyện, trong đó, nhiều vấn đề khó khăn trong lĩnh vực giáo dục đang khiến nhiều người trăn trở.

Xã Phước Lộc có địa hình hiểm trở và điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn
Xã Phước Lộc có địa hình hiểm trở và điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn

Mái trường trên đỉnh núi

Trên lưng chừng núi cao, nơi những làn sương mù quanh năm che phủ, việc dạy và học nơi đây cũng trở nên khó khăn hơn so với các địa phương khác. Trong rất nhiều khó khăn khác nhau, thì việc duy trì học sinh đến lớp là một trong những vấn đề các thầy cô giáo ở đây lưu tâm nhất.

Thầy giáo Trần Đình Ngộ, Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú TH và THCS Phước Lộc chia sẻ: Phước Lộc là xã khó khăn nhất của huyện Phước Sơn, cách trở về giao thông nên việc học tập của con em đồng bào nơi đây rất gian nan. Vì điểm trường nằm sâu trong núi rừng nên đời sống giáo viên cũng gặp rất nhiều khó khăn, nhưng vì lòng yêu nghề và thương trẻ nên ai cũng cố gắng trụ lại.

 "Để có được ngôi trường như hiện nay, các thầy cô giáo đã phải cùng người dân cõng từng viên gạch, từng bao xi măng, từng tấm ván gỗ về xây trường. Những ngày đầu, học sinh đi học không nhiều, không đều như bây giờ, thầy cô giáo phải thay nhau đến từng gia đình động viên các em! Vì cái chữ cho đồng bào, chúng tôi đã phải cố gắng rất nhiều”, thầy Sơn nói.

Do điều kiện gia đình khó khăn, nhiều em học sinh còn bận đi làm rẫy giúp gia đình nên giáo viên trong trường lại tỏa đi vận động các em tới lớp. Bởi, đã có nhiều em nghỉ học là không đến trường nữa. Có những cô giáo sợ các em bỏ học, lúc đến vận động nhắc nhở các em còn ở luôn lại làng để đưa các em đi cùng.

Có nhiều em học sinh, bất kể mưa nắng, đi từ nhà đến trường trung bình ít nhất phải mất 2 giờ đồng hồ lội suối băng rừng, cả đi lẫn về là 4 tiếng nên phải dậy thật sớm. Thấy vậy  nhà trường cũng linh động để sắp xếp thời gian biểu hợp lý hơn: sáng - 7h30, chiều - 13h30 vào lớp. Cứ thế, nhiều năm qua hôm nào thấy học sinh mình vắng mặt, thì sau một ngày đứng lớp, các thầy cô giáo phụ trách lớp lại phải tranh thủ buổi tối, tìm đến tận nhà học sinh để vận động phụ huynh đưa con em đến trường. Những việc như vậy, gần như đã trở thành việc làm thường xuyên của các thầy cô giáo Trường PTDT bán trú TH và THCS Phước Lộc.

Được biết, từ năm học 2011-2012, Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Phước Sơn đã đề xuất UBND huyện cho chủ trương để Trường PTDT bán trú TH và THCS Phước Lộc thực hiện mô hình bán trú, hỗ trợ mọi chi phí và tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh ở các thôn cách xa điểm trường trung tâm được ăn ở, học tập tại trường. Điều đó đã tạo rất nhiều thuận lợi cho thầy cô giáo, và cũng giúp các em học sinh yên tâm để tới trường học cái chữ.

Chị Hồ Thị Quý kiểm tra sách vở, áo quần cho hai con đến trường
Chị Hồ Thị Quý kiểm tra sách vở, áo quần cho hai con đến trường

Chị Hồ Thị Quý ở thôn 3 (xã Phước Lộc), tâm sự: “Cứ chiều chủ nhật hàng tuần, tôi cùng hai con nhỏ kiểm tra sách vở cho vào cặp gọn gàng, bỏ theo một vài bộ quần áo rồi đưa hai con đến trường bắt đầu một tuần học mới và ăn ở tại trường. Việc cho hai con ở lại trường tôi thấy rất yên tâm, bởi các thầy cô giáo ở trường cho sẽ ăn ngày 3 bữa và chăm lo cho các con rất tốt!”.

Để việc dạy và học diễn ra xuyên suốt, các thầy cô giáo ở đây không chỉ là thầy, là cô đứng lớp, mà còn là những người cha, người mẹ chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ cho hàng trăm học sinh đang học tại trường. Việc duy trì và thực hiện hiệu quả mô hình bán trú, cùng với sự tận tâm của đội ngũ giáo viên đã nâng cao chất lượng dạy và học của nhiều thế hệ học sinh trên địa bàn xã Phước Lộc.

Nhiều học sinh từng học dưới mái trường này đã trở thành cán bộ chủ chốt của xã, trong đó thầy giáo Hồ Văn Thợ, từng là học sinh của ngôi trường này năm xưa. “Trước đây tôi là học sinh tại trường, rồi bây giờ được về dạy học tại trường. Đây cũng là niềm hạnh phúc đối với tôi, vì được giảng dạy học sinh là con em đồng bào mình và tôi cũng sẽ cố gắng hết mình để truyền đạt kiến thức cho các em, giúp các em trở thành những công dân có ích cho xã hội”, thầy giáo Hồ Văn Thơ chia sẻ.

Các thầy cô giáo thường xuyên đến nhà vận động học sinh đến lớp
Các thầy cô giáo thường xuyên đến nhà vận động học sinh đến lớp

Vượt gian nan để dạy học trò

Dẫn chúng tôi đi tham quan những dãy phòng học, thầy giáo Trần Đình Ngộ, từng là giáo viên đứng lớp, nay là Hiệu trưởng của trường PTDT bán trú TH và THCS Phước Lộc chia sẻ: “Ban đầu lên đây, giữa núi rừng heo hút, tôi buồn lắm! Có lần về dưới xuôi định không lên nữa, nhưng rồi lại thấy nhớ những đôi mắt đợi trông của học trò, thương người dân còn nhiều cực nhọc, tôi lại khăn gói lặn lội lên đây. Nhìn những gương mặt mong mỏi đợi trông của các em khi thấy mình trở lại mà thương trào nước mắt!”.

Bữa cơm đạm bạc miền núi thấm đẫm hơi sương được dọn ra. Bàn ăn cho giáo viên cả trường đặt cạnh bếp lửa luôn đỏ rực để át đi cái lạnh của vùng cao. Thầy giáo Trần Đình Ngộ kể, thời gian trước, mọi thông tin đều qua giấy viết tay, hoặc truyền miệng. Còn thư thư từ, báo chí ở vùng đất này còn quý hơn… tiền. Mỗi lần có ai đó xuống được dưới xuôi, trong ba lô bao giờ cũng là lặc lè những báo, sách, tạp chí đủ loại. Anh em có được tờ báo là chuyền tay nhau đọc nát mới thôi, và lại chờ báo “mới” của chuyến sau.

Khi chưa xây dựng được trường bán trú này, các giáo viên muốn được đến những điểm trường xa nằm trên dãy núi cao ngất của đại ngàn Trường Sơn, nhiều thầy cô giáo đã phải mất cả ngày đường đi bộ, vượt qua suối sâu, rừng rậm. Bữa cơm của các giáo viên nơi đây chỉ có cá khô, rau lang rừng chấm với nước muối pha loãng. 

Ngoài giờ học, thầy cô giáo nơi đây phải tăng gia sản xuất, trồng rau, nuôi gà, hay xuống suối bắt cá để cải thiện bữa ăn. Lâu lâu, khi có đoàn lên thăm mới nhờ gửi được gạo, mắm, cá khô, hay một chiếc áo mới. Mùa mưa lũ chia cắt, nhiều lúc hết gạo, cá, họ cùng ăn sắn, ăn khoai với đồng bào” thầy Ngộ nhớ lại.

Thầy giáo Hồ Văn Thợ tự hào được dạy học cho con em trên quê hương mình
Thầy giáo Hồ Văn Thợ tự hào được dạy học cho con em trên quê hương mình

Có lẽ, là người đã gắn bó gần 20 năm với mái trường này, thầy giáo Trần Đình Ngộ, đã chứng kiến biết bao sự thay đổi và phát triển của ngôi trường này. “Tôi đã từng chứng kiến nhiều em học sinh có hoàn cảnh vô cùng khó khăn, tưởng chừng như không thể theo học tiếp, nhưng khi nhà nước có chủ trương nuôi học sinh ở lại bán trú tại trường, thì các em đã thực sự có cơ hội học tập tốt hơn. Bây giờ, khi nhìn thấy nhiều học trò của mình trưởng thành, có trình độ, có kiến thức và trở thành những công dân hữu ích, tôi thật sự hạnh phúc!”, thầy giáo Trần Đình Ngộ tâm sự.

Và có lẽ, chính sự trưởng thành của các thế hệ học sinh và chất lượng giáo dục của nhà trường được nâng lên qua từng năm học, là động lực to lớn để các thầy cô gắn bó hơn với nghề “gieo chữ” và “trồng người” trên xã vùng cao còn khó khăn nhưng giàu tình yêu thương này.

Tiếp nối truyền thống và tinh thần “yêu nghề, thương trò” của các thế hệ thầy cô đi trước, những năm qua, ngành GD&ĐT huyện đã luôn nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng đội ngũ nhà giáo “tận tâm tận tụy”, gắn bó với nghề để truyền thụ kiến thức cho nhiều thế hệ học sinh trên địa bàn Phước Sơn. 

Hơn ai hết, chính những người giáo viên ấy, là những người có vai trò quan trọng, trực tiếp góp phần thực hiện thành công các nhiệm vụ Dự án 5 phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đồng bào DTTS thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 của Chính phủ; giai đoạn I: 2021-2025.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Phổ cập xóa mù chữ: Cách làm hay ở Lạng Sơn

Phổ cập xóa mù chữ: Cách làm hay ở Lạng Sơn

Không chỉ được tăng cường khả năng sử dụng tiếng Việt, kỹ năng tính toán, mà các học viên còn được tham dự Ngày hội giao lưu Toán, Tiếng Việt để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn… Đây là cách làm sáng tạo trong công tác xóa mù chữ đã và đang lan tỏa, góp phần nâng cao chất lượng công tác xóa mù chữ cho đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa, biên giới Lạng Sơn.
Tin nổi bật trang chủ
Đồng Tâm - Những hình ảnh nhói lòng sau lũ quét

Đồng Tâm - Những hình ảnh nhói lòng sau lũ quét

Thời sự - Hà Anh - 7 giờ trước
Trận lũ quét và sạt lở đất lịch sử xảy ra vào đêm mùng 8, rạng sáng ngày mùng 9/9 đã cuốn trôi nhiều nhà cửa, tài sản, hoa màu của người dân tại thôn Đồng Tâm, xã Yên Thành, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang. Theo ghi nhận, toàn thôn Đồng Tâm có 86 hộ thì 37 hộ bị ảnh hưởng, thiệt hại, trong đó có 7 hộ dân bị lũ cuốn trôi hết nhà cửa, chuồng trại, tài sản... Đến thời điểm hiện tại, khung cảnh hiện trường vẫn tan hoang, đổ nát. Những hộ dân mất nhà thì đang phải ở tạm tại điểm trường tiểu học của xã.
Thái Nguyên: Nâng cao năng lực tiếng Việt cho học sinh đồng bào DTTS

Thái Nguyên: Nâng cao năng lực tiếng Việt cho học sinh đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Thảo Khánh - 7 giờ trước
Sau nhiều năm triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng DTTS, giai đoạn 2016 - 2021” định hướng 2025, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã mang lại những kết quả đáng khích lệ, tạo thuận lợi để học sinh học tập, lĩnh hội tri thức.
Độc đáo chợ phiên Pu Nhi

Độc đáo chợ phiên Pu Nhi

Media - BDT - 20:00, 20/09/2024
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 20/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhân lên tình người vượt mưa lũ. Phát triển du lịch thông qua sản phẩm lưu niệm. Già làng Alăng Đàn làm cầu treo cho dân. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Triển khai hiệu quả Đề án 8 thuộc Chương trình MTQG 1719

Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Triển khai hiệu quả Đề án 8 thuộc Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Thảo Khánh - 19:32, 20/09/2024
Thời gian qua, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã nỗ lực thực hiện hiệu quả Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS miền núi, gọi tắt là Chương trình MTQG 1719.
Ấm áp tình người sau cơn lũ dữ

Ấm áp tình người sau cơn lũ dữ

Phóng sự - Hoàng Thị Thắm - 19:03, 20/09/2024
Tuyên Quang là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của hoàn lưu cơn bão số 3 (bão Yagi) - cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua trên Biển Đông và trong 70 năm qua trên đất liền, gây ra mưa lớn dài ngày, dẫn đến thảm họa thiên tai về lũ, sạt lở nghiêm trọng tại nhiều địa phương.
Pí khúi - Nhạc cụ gọi bạn tình độc đáo của người Thái

Pí khúi - Nhạc cụ gọi bạn tình độc đáo của người Thái

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 19/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Bão số 4 dự báo gây mưa lớn ở Trung Bộ, đề phòng ngập úng, sạt lở. Pí khúi - Nhạc cụ gọi bạn tình độc đáo của người Thái. Làm giàu trên vùng đất Khánh Sơn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cà Mau: Chú trọng thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cà Mau: Chú trọng thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Xã hội - Như Tâm - Khánh Chi - 18:57, 20/09/2024
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã và đang phát huy hiệu quả trên nhiều lĩnh vực về đời sống kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Cà Mau. Minh chứng như việc triển khai hiệu quả Dự án 1 của Chương trình, đã góp phần giải quyết cơ bản việc thiếu đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt trong vùng đồng bào DTTS ở địa bàn khó khăn.
Người Hoa ở Cần Thơ chung tay vì sự nghiệp giáo dục và công tác từ thiện xã hội

Người Hoa ở Cần Thơ chung tay vì sự nghiệp giáo dục và công tác từ thiện xã hội

Tin tức - Tào Đạt - 18:53, 20/09/2024
Đại hội Ban Quản trị Quảng Triệu Hội Quán (Chùa Ông Cần Thơ) nhiệm kỳ X đã thông qua danh sách Ban Quản trị gồm 15 thành viên, ông Từ Quới Minh (sinh năm 1953) được cử làm Trưởng ban.
Cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở ở 7 khu vực tại Trung Bộ

Cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở ở 7 khu vực tại Trung Bộ

Tin tức - Minh Nhật - 18:51, 20/09/2024
Do ảnh hưởng của mưa lớn, cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở tại 7 tỉnh, thành phố ở khu vực Trung Bộ. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay, lũ trên sông Gianh (Quảng Bình) đang lên nhanh và ở dưới mức báo động 2.
Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Thời sự - BDT - 17:15, 20/09/2024
Chiều 20/9/2024, Hội nghị lần thứ 10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, họp phiên bế mạc tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
Phổ cập xóa mù chữ: Cách làm hay ở Lạng Sơn

Phổ cập xóa mù chữ: Cách làm hay ở Lạng Sơn

Giáo dục - Thúy Hồng - 17:13, 20/09/2024
Không chỉ được tăng cường khả năng sử dụng tiếng Việt, kỹ năng tính toán, mà các học viên còn được tham dự Ngày hội giao lưu Toán, Tiếng Việt để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn… Đây là cách làm sáng tạo trong công tác xóa mù chữ đã và đang lan tỏa, góp phần nâng cao chất lượng công tác xóa mù chữ cho đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa, biên giới Lạng Sơn.