Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhà sàn truyền thống ở làng Kleng

PV - 16:01, 14/09/2020

Trải qua bao thăng trầm của cuộc sống cùng sự phát triển của xã hội, nhiều hộ dân người Gia Rai ở làng Kleng (thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy) vẫn gìn giữ được bản sắc riêng, sống và sinh hoạt trong những ngôi nhà sàn truyền thống của dân tộc mình. Xen kẽ với những ngôi nhà được xây dựng kiên cố bằng gạch và xi măng là những ngôi nhà sàn được làm bằng gỗ theo lối kiến trúc truyền thống của người Gia Rai góp phần tô đẹp thêm cho ngôi làng.

Ngôi nhà sàn của gia đình bà Y Chép được xây dựng hơn 26 năm trước. Ảnh: Đ.T
Ngôi nhà sàn của gia đình bà Y Chép được xây dựng hơn 26 năm trước. Ảnh: Đ.T

Ngồi bên bếp lửa ở góc nhà sàn, bà Y Chép (56 tuổi) vừa địu đứa cháu ngoại đang ngủ trên lưng vừa chuẩn bị bữa cơm chiều cho gia đình. Bà cặm cụi lấy tay vun củi cho ngọn lửa cháy đều. Bên hơi ấm từ bếp lửa, đứa cháu ngoại của bà cũng ngủ ngoan hơn.

Ngôi nhà sàn này đã gắn bó với bà Y Chép cùng các thành viên trong gia đình hơn 26 năm nay. Ngôi nhà nằm giữa khu vườn rộng với nhiều cây xanh xung quanh, được thiết kế theo kiểu nhà sàn truyền thống của người Gia Rai gồm 3 phần: nhà chồ (phần hiên phía trước) dài 4m, rộng 3m; nhà ngang (7 gian) dài 14m, rộng hơn 4m và nhà nhỏ phía sau dài 4m, rộng 4m.

Ngôi nhà có phần sàn cao hơn mặt đất khoảng 1,5m. Phần khung chính của ngôi nhà được làm từ gỗ cà chít; phần khung cửa được làm bằng gỗ bò ma và những tấm ván sàn được làm từ gỗ pờ lũ. Đây đều là những loại gỗ quý, có ưu điểm nhẹ và chống mối mọt rất tốt, thường được người Gia Rai sử dụng để dựng nhà ở, làm kho lúa và nhà rông cho làng.

Cũng giống như những ngôi nhà sàn của các hộ dân khác trong làng Kleng, ngôi nhà sàn của gia đình bà Y Chép có phần tường bằng đất và mái lợp bằng ngói. Theo bà Y Chép, đây là điểm kiến trúc mà người dân trong làng học hỏi từ dân tộc Ba Na anh em cách đây hàng chục năm. Bởi, theo thiết kế nguyên bản nhà ở của người Gia Rai nơi đây, phần tường hay còn gọi là phên vách được đan bằng tre hoặc nứa và phần mái được lợp bằng cỏ tranh hoặc những thân cây lồ ô lớn được đập dập, xếp chồng nhiều lớp lên nhau.

Ngoài cửa chính nằm ở giữa, ngôi nhà sàn của gia đình bà Y Chép còn có 2 cửa phụ nằm ở 2 bên cửa chính, tuy nhiên phần cầu thang dẫn lên 2 cửa phụ này đã bị xuống cấp và được gia đình bà dỡ bỏ.

Bà Y Chép chia sẻ, người Gia Rai có truyền thống sống chung nhiều thế hệ trong 1 ngôi nhà, do vậy các cửa phụ được mở ra nhằm tạo thuận lợi cho việc di chuyển từ buồng ngủ ra ngoài sân và ngược lại.

Ngoài 2 cửa phụ này, ngôi nhà sàn của gia đình bà Y Chép còn có 1 cửa phụ khác ở phần nhà nhỏ phía sau. Bà Y Chép tâm sự, dù nằm ở phía sau của ngôi nhà sàn nhưng phần nhà nhỏ này lại có ý nghĩa rất đặc biệt.

Dù nằm ở phía sau của ngôi nhà sàn nhưng phần nhà nhỏ lại có ý nghĩa rất đặc biệt đối với người Gia Rai. Ảnh: Đ.T
Dù nằm ở phía sau của ngôi nhà sàn nhưng phần nhà nhỏ lại có ý nghĩa rất đặc biệt đối với người Gia Rai. Ảnh: Đ.T

“Vì quá trình dựng 1 ngôi nhà sàn mất rất nhiều thời gian từ việc tìm vật liệu gỗ, đục và đẽo gỗ, ráp thành khung, trét đất làm tường, dựng nhà chồ…nên người Gia Rai dựng trước 1 ngôi nhà nhỏ để ở và sinh hoạt tạm thời trong quá trình làm ngôi nhà chính. Ngôi nhà nhỏ này giống như một sự khởi đầu, mang nhiều hy vọng cho một tương lai tốt đẹp. Khi ngôi nhà chính được dựng xong, ngôi nhà nhỏ này được sử dụng làm gian bếp, làm buồng ngủ hoặc làm nơi cất giữ những đồ vật giá trị của gia đình như: ghè, cồng chiêng, lương thực”- bà Y Chép nói.

Sinh sống trong ngôi nhà sàn truyền thống, bà Y Chép vẫn giữ thói quen sử dụng chày và cối để giã gạo, giã các loại rau, củ để chế biến thức ăn, nấu cơm cho gia đình mỗi ngày. Ngoài ra, bà còn giữ cả khung cửi để dệt thổ cẩm mỗi khi rảnh rỗi.

Cách không xa ngôi nhà của gia đình bà Y Chép là nhà sàn của gia đình anh A Glách. Ngôi nhà này được làm từ năm 1998, cũng được thiết kế theo kiến trúc truyền thống của người Gia Rai. Ngôi nhà có 5 gian (dài 12m, rộng hơn 4m) và phần khung của ngôi nhà được làm bằng gỗ hương và gỗ pờ lũ.

Bà Y Chép vừa địu cháu trên lưng vừa nấu cơm trong gian bếp ngôi nhà sàn của gia đình. Ảnh: Đ.T
Bà Y Chép vừa địu cháu trên lưng vừa nấu cơm trong gian bếp ngôi nhà sàn của gia đình. Ảnh: Đ.T

Ngồi trên chiếc ghế dài trước hiên nhà, anh A Glách kể về thời gian dựng ngôi nhà sàn của gia đình. Để có đủ vật liệu dựng nhà, anh và người thân phải vào rừng sâu kiếm cây gỗ mang về, sau đó tự tay dùng rìu đẽo từng cây và dựng khung nhà trong suốt 3 tháng liền. Nhờ có truyền thống giúp đỡ lẫn nhau của người dân trong làng nên ngôi nhà của anh chỉ mất khoảng 1 tuần đã hoàn thành việc lợp mái ngói và trét đất làm tường. Hiện nay, anh A Glách đang sinh sống cùng vợ và 2 người con trong ngôi nhà sàn của mình. Ngôi nhà sàn được tô thêm vẻ đẹp với hàng rào cây chuỗi ngọc và những giò hoa mười giờ treo dưới phần mái nhà phía trước.

Bên cạnh gìn giữ nhà sàn truyền thống của dân tộc mình, anh A Glách còn tích cực trong việc truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ thanh thiếu niên trong làng. Vừa qua, anh A Glách mới hoàn thành lớp dạy đánh những bài chiêng cho 8 thanh niên trong làng. Theo anh A Glách, ngoài anh ra còn có nhiều người lớn tuổi trong làng cũng tích cực truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ, nên hiện nay, làng Kleng có 3 đội cồng chiêng với hơn 45 thành viên.

Ngoài 2 ngôi nhà sàn của anh A Glách và bà Y Chép, làng Kleng hiện nay còn có 10 ngôi nhà sàn truyền thống được dựng bằng gỗ khác. Dù đã bị ảnh hưởng bởi yếu tố tự nhiên nhưng những ngôi nhà sàn ấy vẫn đứng vững, góp phần gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hóa, thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng cho người Gia Rai nơi đây.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lễ hội A Riêu Piing ở A Bung được tổ chức lại sau 10 năm vắng bóng

Lễ hội A Riêu Piing ở A Bung được tổ chức lại sau 10 năm vắng bóng

Như một cái duyên, tôi trở lại xã A Bung (huyện Đakrông, Quảng Trị) đúng vào dịp lễ A Riêu Piing đang diễn ra. Sau bao năm gần như bị lãng quên trong cuộc sống hiện đại, lễ hội A Riêu Piing ở A Bung tiếp tục được tổ chức vẫn mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống đồng bào Pa Cô (dân tộc Tà Ôi), đặc biệt là âm thanh vang vọng, rộn rã của tiếng cồng, tiếng chiêng- điểm nhấn quan trọng trong lễ hội A Riêu Piing.
Tin nổi bật trang chủ
Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Sự kiện - Bình luận - Ngọc Ánh - 3 giờ trước
Lạm thu phí tham quan di tích, danh lam thắng cảnh; khâu tổ chức phân luồng kém dẫn đến tình trạng nhốn nháo, lộn xộn, tắc nghẽn trên đường lên tham quan di tích; cáp treo quá tải nhưng nhà ga vẫn tiếp tục bán vé để mặc du khách xếp hàng đợi cả vài tiếng đồng hồ… Đây là thực trạng đã và đang diễn ra nhiều năm nay tại không ít điểm tham quan di tích, danh lam thắng cảnh ở Việt Nam khiến du khách không khỏi bức xúc, thất vọng.
Lễ hội A Riêu Piing ở A Bung được tổ chức lại sau 10 năm vắng bóng

Lễ hội A Riêu Piing ở A Bung được tổ chức lại sau 10 năm vắng bóng

Phóng sự - Phạm Tiến - 3 giờ trước
Như một cái duyên, tôi trở lại xã A Bung (huyện Đakrông, Quảng Trị) đúng vào dịp lễ A Riêu Piing đang diễn ra. Sau bao năm gần như bị lãng quên trong cuộc sống hiện đại, lễ hội A Riêu Piing ở A Bung tiếp tục được tổ chức vẫn mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống đồng bào Pa Cô (dân tộc Tà Ôi), đặc biệt là âm thanh vang vọng, rộn rã của tiếng cồng, tiếng chiêng- điểm nhấn quan trọng trong lễ hội A Riêu Piing.
Tả Lèng mùa nước đổ...

Tả Lèng mùa nước đổ...

Phóng sự - Thuỳ Giang - 3 giờ trước
Có dịp quay lại Tả Lèng (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) vào một ngày đầu tháng năm. Lần này không có những thửa ruộng bậc thang sóng sánh ánh vàng lúa chín, mà lại là một quang cảnh vùng non cao hoang sơ và trầm mặc.
Chuyển đổi số ở các bản làng vùng DTTS Quảng Ninh

Chuyển đổi số ở các bản làng vùng DTTS Quảng Ninh

Khoa học - Công nghệ - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Đến nay không chỉ ở thành thị, mà người dân ở các thôn, bản vùng cao, vùng DTTS tỉnh Quảng Ninh cũng đã nắm bắt thời cơ, bắt nhịp chuyển đổi số để trở thành những "công dân số". Nhờ đó, người dân tiếp cận các chính sách dân tộc nhanh chóng; đồng thời ứng dụng hiệu quả trong đời sống xã hội và trong lao động, sản xuất
Quảng Nam: Đề nghị hỗ trợ hơn 87 tỷ đồng thực hiện Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh

Quảng Nam: Đề nghị hỗ trợ hơn 87 tỷ đồng thực hiện Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 4 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Chính phủ hỗ trợ nguồn kinh phí từ ngân sách trung ương cho tỉnh Quảng Nam với hơn 87 tỷ đồng để tỉnh tiếp tục thực hiện Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh.
Tin trong ngày - 13/5/2024

Tin trong ngày - 13/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 13/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cả nước sẽ giảm 13 huyện, 624 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính. Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các DTTS. Nghệ nhân ưu tú K’Tiếu - người níu giữ âm vang cồng chiêng cho buôn làng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Cần sớm xác định lại các xã vùng đồng bào DTTS

Bình Định: Cần sớm xác định lại các xã vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 4 giờ trước
Chiều 15/3, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cùng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định tiếp xúc chuyên đề với cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang huyện Hoài Ân, chuẩn bị kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Quảng Ninh: 4 công nhân thương vong do tai nạn lao động tại Công ty Than Quang Hanh

Quảng Ninh: 4 công nhân thương vong do tai nạn lao động tại Công ty Than Quang Hanh

Trang địa phương - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Vào 15 giờ ngày 13/5, tại lò chợ mức -190/-170 vỉa 14.11, Phân xưởng Khai thác 7, Công ty Than Quang Hanh – TKV, Tp. Cẩm Phả (Quảng Ninh) xảy ra sự cố làm 03 công nhân tử vong và 01 công nhân bị thương.
Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà sẽ diễn ra vào đầu tháng 6

Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà sẽ diễn ra vào đầu tháng 6

Thời sự - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Thông tin từ UBND huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai cho biết, từ ngày 2-8/6, Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà mở rộng lần thứ 17 năm 2024 sẽ được tổ chức với nhiều nài ngựa ở các tỉnh thành tham gia.
Quảng Trị: Một người đàn ông tử vong, nghi do đầu đạn tồn đọng sau chiến tranh phát nổ

Quảng Trị: Một người đàn ông tử vong, nghi do đầu đạn tồn đọng sau chiến tranh phát nổ

Tin tức - Khánh Ngân - 21:36, 13/05/2024
Chiều 13/5, đại diện UBND xã Hiền Thành, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) cho biết, hiện cơ quan chức năng đang tiến hành xác minh nguyên nhân tử vong của 1 người đàn ông trên địa bàn, nghi do vật liệu nổ tồn đọng sau chiến tranh phát nổ.
Tin trong ngày - 13/5/2024

Tin trong ngày - 13/5/2024

Media - BDT - 20:00, 13/05/2024
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 13/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cả nước sẽ giảm 13 huyện, 624 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính. Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các DTTS. Nghệ nhân ưu tú K’Tiếu - người níu giữ âm vang cồng chiêng cho buôn làng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.