Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Mẫu hệ Tây Nguyên - Nét văn hóa đặc trưng

PV - 10:38, 21/03/2019

Từ trong tâm thức, những tập quán tộc người-như dòng chảy của mạch ngầm, bằng cách nào đó-vẫn tự động lưu truyền trong mỗi cộng đồng, mỗi nếp nhà, cho dẫu là ngôi nhà sàn cũ kỹ hay căn nhà xây gạch mới. Quá trình lưu truyền văn hóa truyền thống ấy phải tính đến vai trò đáng kể của người phụ nữ, đặc biệt trong việc gìn giữ một vài đặc trưng chính trong văn hóa truyền thống của tộc người.

Chế độ mẫu hệ tồn tại trong dòng họ và gia đình Tây Nguyên từ hàng trăm năm nay, hình thành từ đặc điểm quần hôn nguyên thủy. Khi đó, người ta chỉ có thể nhận biết rõ ràng về mẹ, người đã hoài thai và sinh ra mình. Người mẹ cũng giữ vai trò quan trọng trong việc quản lý, chia bôi lương thực, thực phẩm. Nói rộng ra là nắm giữ sự ăn (sao cho đủ đầy) và mặc (che đậy thân thể) hàng ngày, hàng tháng, hàng năm, trong một gia đình. Do vậy, việc trong nhà do người đàn bà cai quản, còn giao tiếp với xã hội và cộng đồng do người đàn ông nhận lãnh (thậm chí thay mặt vợ kế nhiệm chủ bến nước). Cũng từ tập quán của tộc người mà các đặc trưng văn hóa riêng dần trở thành truyền thống. Trải qua nhiều biến động của lịch sử, với sự thay đổi phương thức sản xuất cùng việc giao thoa văn hóa vùng miền, nhiều tộc người Tây Nguyên đã chuyển dần từ mẫu hệ truyền thống sang vai trò phụ hệ. Cho đến nay, chỉ còn một số ít tộc người như: Ê Đê, Jrai, Rơ Măm… là vẫn bảo lưu những đặc trưng cơ bản của chế độ mẫu hệ.

Phụ nữ Mnông truyền dạy nghề gốm Phụ nữ Mnông truyền dạy nghề gốm

Mẫu hệ Tây Nguyên trước 1975 phản ánh rõ nét trong nhiều phong tục, tập quán, nổi lên 3 đặc điểm chi phối chính gồm: của cải, tước vị truyền theo dòng nữ; hôn nhân do nhà gái chủ động, đàn ông cư trú bên nhà vợ; con cái sinh ra mang họ mẹ. Khi cha mẹ qua đời hoặc con gái đi lấy chồng (thậm chí cả con nuôi), của cải sẽ được sẻ chia cho từng người, tùy theo mức độ gia đình ấy có. Bất cứ việc lớn nhỏ gì trong gia đình, ý kiến quyết định cuối cùng vẫn là của người phụ nữ lớn tuổi nhất trong nhà. Hôn nhân và họ của con cái vẫn giữ nguyên theo tập tục cũ.

Theo tập quán tự cung, tự cấp truyền thống, trong mỗi gia đình Tây Nguyên đều có sự phân công lao động rõ ràng giữa người phụ nữ và người đàn ông. Việc cúng kiếng do người đàn ông thực thi, nhưng nuôi, trồng, gặt hái lương thực, thực phẩm (lúa gạo, bắp, heo, gà, rượu cần…) phục vụ chính gia đình, dùng trong các lễ cúng là trách nhiệm của phụ nữ. Khi còn làm rẫy luân khoảnh, có một đám lúa chỉ để dùng nấu cơm dâng lên các vị Yàng linh thiêng phải do người phụ nữ lớn tuổi nhất trong gia đình tự tay gieo trồng, suốt từng nhánh lúa, giã thành gạo, nấu thành cơm để đảm bảo sự sạch sẽ, trân kính.

Ngày nay, người phụ nữ không còn quán xuyến quá nhiều về kinh tế gia đình, nhất là đối với quy trình kỹ thuật canh tác cà phê, điều, cao su hay làm lúa nước. Vai trò chính dần chuyển sang cho những người đàn ông trong gia đình, nhất là những khi tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật (mặc dù việc giữ túi tiền, mua bán gì vẫn phải có ý kiến và sự đồng thuận của người phụ nữ). Đối với người Ê Đê, Jrai, Rơ Măm…, hôn nhân vẫn do nhà gái chủ động, đàn ông cư trú bên vợ và con cái sinh ra mang họ mẹ. Thậm chí nếu vợ qua đời trước, người chồng có thể phải trở về nhà mình với 2 bàn tay trắng nếu không có sự tái hôn với người trong dòng họ vợ (theo tục cuê nuê-nối dây).

Trong một số những đặc trưng văn hóa tiêu biểu cho từng tộc người, ngoài kiến trúc nhà, nghề thủ công còn có ngôn ngữ, trang phục và nghệ thuật diễn xướng. Vậy vai trò của mẫu hệ ra sao ở các lĩnh vực này?

Lớn nhất và quan trọng nhất chính là trong việc bảo tồn văn hóa truyền thống. Đối với gia đình, việc gìn giữ tiếng nói, để con cái dẫu lớn lên và đi khỏi cộng đồng vẫn không “mù tịt” tiếng mẹ đẻ thì mẹ là người đầu tiên cùng các con lưu truyền, duy trì ngôn ngữ của tộc người. Bên cạnh đó, khi các thành viên trong gia đình cần có trang phục truyền thống (ví dụ như huyện Đak Glei của tỉnh Kon Tum, TP. Buôn Ma Thuột của tỉnh Đắk Lắk có quy định học sinh vùng dân tộc thiểu số phải mặc trang phục truyền thống đến trường 2 ngày/tuần), người mẹ phải chuẩn bị cho con, dẫu là tự dệt hay là mua ở đâu đó. Đồng thời, họ cũng là người gìn giữ và truyền dạy nghề dệt thổ cẩm cho phụ nữ các thế hệ sau của gia đình.

Trong các bữa ăn hàng ngày hiện nay, mẹ là người nấu nướng các món ăn truyền thống và dạy lại cho con gái cách chế biến. Đơn giản chỉ là những bữa ăn thường ngày trong gia đình, cũng có thể có những món rau củ quả “cây nhà lá vườn” mọc hoang trong rừng rẫy mà mẹ đem về như lá bép, đọt mây, trái núc nác hay khổ qua, mướp rừng…

Khi hỏi chồng cho con gái hoặc gả con trai về nhà vợ, chính là người mẹ phải tính toán hoán đổi những hiện vật như trâu, bò, heo, thổ cẩm, rượu cần, ching chiêng, vòng đồng… truyền thống trước kia thành vật chất hiện tại (tiền, vàng, chăn mền, heo, gà, chai rượu...) làm của hồi môn để mang sang nhà trai hoặc ngược lại làm lễ vật dẫn cưới cho nhà gái.

Bà, mẹ cũng là người lưu giữ và trao truyền những câu hát dân ca, hát ru. Đêm đêm ôm con nằm trong chăn ấm bên bếp lửa nhà sàn, mẹ thủ thỉ kể cho nghe những câu chuyện cổ tích, ngụ ngôn của dân tộc mình về loài vật, để từ đó gieo từng hạt giống nhỏ vào giấc mơ, vào tâm hồn sạch tinh của con về những điều hay nên làm, điều dở nên tránh từ thuở bé thơ.

Tất nhiên những người đàn ông cũng tham gia vào việc gìn giữ, lưu truyền văn hóa truyền thống, khi họ nhất trí với việc con cháu mang họ của dòng nữ; hay khi đắm mình trong nhịp điệu tấu ching chiêng, đan các vật dụng gùi, nong, nia, rổ rá bằng mây tre, lồ ô, hoặc làm các nhạc cụ tre nứa, hát làn điệu dân ca lúc tự sự, khi rộn ràng. Nhưng quán xuyến hơn cả vẫn là người phụ nữ. Với ý thức trách nhiệm sẵn có trong tâm thức, phụ nữ chính là những người làm tốt nhất việc gìn giữ, phát huy văn hóa truyền thống của tộc người.

baogialai.com.vn )

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lý Sơn (Quảng Ngãi): Tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

Lý Sơn (Quảng Ngãi): Tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

Ngày 24/4, Ban Khánh tiết Đình làng An Vĩnh, Lý Sơn (Quảng Ngãi) tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa để tri ân, tưởng nhớ những binh phu trong Đội Hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải năm xưa đã có công khẳng định chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.
Tin nổi bật trang chủ
U23 châu Á: Việt Nam thua Uzbekistan trong lượt trận cuối bảng D, hẹn gặp Iraq tại Tứ kết

U23 châu Á: Việt Nam thua Uzbekistan trong lượt trận cuối bảng D, hẹn gặp Iraq tại Tứ kết

Thể thao - Hoàng Quý - 21:53, 24/04/2024
Trong lượt trận thứ 3 bảng D giải U23 châu Á, U23 Việt Nam và U23 Uzbekistan gặp nhau để cạnh tranh vị trí nhất bảng. Với đẳng cấp hơn hẳn, U23 Uzbekistan đã dễ dàng đánh bại U23 Việt Nam với tỷ số 3-0.
U23 châu Á: Kuwait hạ gục Malaysia trong trận đấu có tới 2 tấm thẻ đỏ

U23 châu Á: Kuwait hạ gục Malaysia trong trận đấu có tới 2 tấm thẻ đỏ

Thể thao - Hoàng Minh - 21:51, 24/04/2024
Mặc dù chỉ là trận đấu thủ tục khi hai đội đã chính thức bị loại, nhưng những diến biến trên sân lại kịch tính bất ngờ. Chung cuộc, U23 Malaysia đã thất bại trước U23 Kuwait với tỷ số 1-2 và rời giải U23 châu Á với 0 điểm.
Ngoại hạng Anh: Arsenal hủy diệt Chelsea trong trận Derby thành London

Ngoại hạng Anh: Arsenal hủy diệt Chelsea trong trận Derby thành London

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 21:50, 24/04/2024
Đá bù vòng 29 Ngoại hạng Anh, Arsenal đã tiếp đón Chelsea trên sân nhà. Trong trận derby thành London, đội chủ nhà đã đè bẹp đội khách với tỷ số 5-0.
Bình Định: Truy điệu và an táng các liệt sĩ hy sinh tại Cao điểm 174

Bình Định: Truy điệu và an táng các liệt sĩ hy sinh tại Cao điểm 174

Xã hội - T.Nhân - 21:48, 24/04/2024
Ngày 24/4, tại Nghĩa trang Liệt sĩ xã Ân Mỹ, huyện Hoài Ân (Bình Định) đã diễn ra Lễ truy điệu và an táng các Liệt sĩ Sư đoàn 3 Sao Vàng đã anh dũng hy sinh tại Cao điểm 174.
Khánh Hòa: Tổ chức Hội nghị tập huấn giảng viên nguồn cấp huyện về Dự án 8

Khánh Hòa: Tổ chức Hội nghị tập huấn giảng viên nguồn cấp huyện về Dự án 8

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 21:39, 24/04/2024
Ngày 24/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị tập huấn giảng viên nguồn cấp huyện Dự án “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” (Dự án 8), thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024.
Tin trong ngày - 23/4/2024

Tin trong ngày - 23/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 23/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tập trung khắc phục hậu quả mưa dông, lốc. Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Thường Xuân lần thứ IV năm 2024. Khởi công Dự án "Bảo tồn văn hoá truyền thống dân tộc Tày tại xã Mường Lai". Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Giáo sư Tô Ngọc Thanh: Người cả đời gắn bó với văn hóa các DTTS vừa qua đời

Giáo sư Tô Ngọc Thanh: Người cả đời gắn bó với văn hóa các DTTS vừa qua đời

Tin tức - Minh Nhật - 21:37, 24/04/2024
Giáo sư - Tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh, con trai trưởng của danh họa Tô Ngọc Vân, người cả đời gắn bó với văn hóa các DTTS, vừa qua đời sáng 24/4 tại Hà Nội.
Khánh thành công trình tu bổ khu Di tích lịch sử Quốc gia đèo Lũng Lô

Khánh thành công trình tu bổ khu Di tích lịch sử Quốc gia đèo Lũng Lô

Tin tức - Thanh Nguyên - 21:29, 24/04/2024
Ngày 24/4, Tỉnh đoàn Yên Bái tổ chức khánh thành công trình tu bổ khu Di tích lịch sử Quốc gia đèo Lũng Lô tại xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn. Đây là một trong những hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024).
Quảng Nam: Triển khai dự án đa dạng hóa sinh kế và phát triển mô hình giảm nghèo

Quảng Nam: Triển khai dự án đa dạng hóa sinh kế và phát triển mô hình giảm nghèo

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 21:25, 24/04/2024
UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Dự án 2 - Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh năm 2024.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh tiếp xã giao Bộ trưởng Nội các Bangladesh

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh tiếp xã giao Bộ trưởng Nội các Bangladesh

Trang địa phương - Mỹ Dung - 21:23, 24/04/2024
Ngày 24/4, tại Tp. Hạ Long, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Thị Hạnh đã tiếp xã giao Bộ trưởng Nội các Chính phủ Cộng hòa dân chủ Bangladesh Md. Mahbub Hossain cùng Đoàn công tác đang có chuyến thăm và làm việc tại Quảng Ninh.
Lý Sơn (Quảng Ngãi): Tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

Lý Sơn (Quảng Ngãi): Tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

Sắc màu 54 - T.Nhân - H.Trường - 21:22, 24/04/2024
Ngày 24/4, Ban Khánh tiết Đình làng An Vĩnh, Lý Sơn (Quảng Ngãi) tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa để tri ân, tưởng nhớ những binh phu trong Đội Hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải năm xưa đã có công khẳng định chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.