Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghệ sĩ Nhân dân Đinh Xuân La: Trọn đời với nghệ thuật múa dân gian Tây Nguyên

Phương Hạ - Thùy Dung - 18:53, 05/12/2020

Hiện sinh sống tại phường Hội Thương, TP. Pleiku (Gia Lai), Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Đinh Xuân La là gương mặt thân quen của khán giả. Hơn 50 năm qua, người nghệ sĩ tài năng này đã có những đóng góp quan trọng cho việc giới thiệu, bảo tồn, phát triển nghệ thuật múa dân gian Tây Nguyên.

Nghệ sĩ Nhân dân Đinh Xuân La: Trọn đời với nghệ thuật múa dân gian Tây Nguyên

“Bông hoa của núi rừng Tây Nguyên”

“Bông hoa núi rừng Tây Nguyên” là tên gọi khán giả, đồng nghiệp tặng cho NSND Xuân La vì tài năng cùng những cống hiến đáng trân trọng đối với sự nghiệp bảo tồn và phát triển nghệ thuật múa dân gian Tây Nguyên. NSND Xuân La cũng được coi là thầy của nhiều lớp nghệ sĩ tài năng sau này. 

Là người Hrê, sinh năm 1953, quê gốc xã Sơn Giàng, huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi), năm 1954, Xuân La theo cha tập kết ra Bắc. 6 tuổi, cô theo học tại Trường học sinh dân tộc Miền Nam ở Mễ Trì (Hà Đông). Cô bé Xuân La với cặp mắt to, đen tròn thích nhảy múa, bắt chước nhanh các điệu múa dân tộc, được thầy cô, bạn học rất yêu mến. 12 tuổi, Xuân La là 1 trong 20 học sinh được Trường Ca múa nhạc dân ca Tây Nguyên, rồi Trường múa Việt Nam tuyển chọn đào tạo năng khiếu, để rồi sau đó 3 năm, trở thành diễn viên Đoàn ca múa Nhân dân Tây Nguyên. 

Năng khiếu bẩm sinh, lại được những người thầy tài năng như NSND Y BRơm, nhạc sĩ Nhật Lai (nay đã mất) dìu dắt, Xuân La học rất nhanh các bài múa tập thể, kể cả những điệu múa khó. Tới năm 17 tuổi, Xuân La thành công vang dội với điệu múa “Tiếng trống Tây Nguyên”, được cử tham gia Đoàn Nghệ thuật múa dân gian Việt Nam biểu diễn ở nhiều nước như Liên Xô (cũ), Trung Quốc, Mông Cổ, Rumani, Bungari, Thái Lan, Lào, Campuchia... 

“Thành công trên con đường nghệ thuật của tôi, một phần quan trọng từ việc tôi luôn xác định cho mình một con đường, một phong cách riêng là đeo đuổi nghệ thuật múa dân gian”, NSND Xuân La tâm sự.

Trong cuộc đời hoạt động nghệ thuật, NSND Xuân La từng nhiều lần cùng Đoàn ca múa Nhân dân Tây Nguyên hành quân lưu diễn phục vụ Nhân dân, cán bộ, chiến sĩ, nếm trải và chứng kiến gian khổ, khốc liệt của chiến tranh. Tuy nhiên, cùng với đồng đội, NSND Xuân La vượt qua tất cả, khi nghĩ đến các chiến sĩ và người dân đang trông đợi từng lời ca, điệu múa cách mạng. 

Hiện nay, nhiều diễn viên trẻ vẫn thường xuyên tìm đến Nghệ sĩ Xuân La nhờ uốn nắm động tác, kỹ năng múa mới
Hiện nay, nhiều diễn viên trẻ vẫn thường xuyên tìm đến Nghệ sĩ Xuân La nhờ uốn nắm động tác, kỹ năng múa mới

Trọn đời với nghệ thuật

Kể lại câu chuyện duyên nợ với vùng đất Gia Lai, NSND Xuân La chia sẻ: Sau khi Đoàn ca múa Nhân dân Tây Nguyên được giao về cho Gia Lai quản lý (sau này đổi thành Đoàn Ca múa nhạc Đam San, nay là Nhà hát ca múa nhạc tổng hợp Đam San), nhiều thành viên trong Đoàn tìm về quê hương sinh sống và hoạt động nghệ thuật, nhưng bà chọn ở lại cùng đoàn. “Đây là mảnh đất nuôi dưỡng tôi thành công trên con đường nghệ thuật. Đoàn ở đâu thì nhà tôi ở đó”, NSND Xuân La chia sẻ. 

26 năm gắn bó với Đoàn (1977 - 2003), NSND Xuân La đã có những đóng góp đưa Đoàn Ca múa nhạc Đam San từng bước phát triển, được đông đảo bạn bè trong và ngoài nước biết đến. Khi có tuổi, bà nhận nhiệm vụ biên tập, chỉ đạo nghệ thuật, rồi được bổ nhiệm là Phó Đoàn Ca múa Đam San. Thời gian này, NSND Xuân La đã sáng tác, dàn dựng, biên đạo thành công hàng trăm tác phẩm ca múa nhạc xuất sắc, được khán giả, nhất là khán giả Tây Nguyên nhớ mãi, như: Dâng rượu, Trên đường lên rẫy, Hồn cồng, Hái chè, Vui nhà mới… Một số tác phẩm được chọn tham gia các đợt lưu diễn phục vụ khán giả nước ngoài và cộng đồng người Việt ở nước ngoài, được đánh giá cao. 

Năm 2003, bà được bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai và giữ chức vụ đó cho đến ngày nghỉ hưu. Trong quá trình công tác, bà còn là đại biểu HĐND tỉnh Gia Lai trong 4 nhiệm kỳ, được cử tri, Nhân dân tín nhiệm.

Năm nay đã 67 tuổi, “Bông hoa núi rừng Tây Nguyên” không còn rực rỡ, nhưng chất phóng khoáng của một nghệ sĩ gắn bó với đại ngàn chẳng nhạt phai. Bà mời tôi đi thăm nhà, trân trọng giới thiệu những bức ảnh với nhiều kỷ niệm trong các lần lưu diễn. Nhiều nhất trong số đó là hình ảnh lộng lẫy, rạng ngời của cô gái Hrê trẻ trung, xinh đẹp hóa thân vào những điệu múa huyền ảo năm nào. 

NSND Xuân La bộc bạch: Văn hóa Tây Nguyên đang có những bước tiến quan trọng. Còn nhớ một thời, cồng chiêng Tây Nguyên đã bị chảy máu, nhưng nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương, nhất là từ khi Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại, cồng chiêng Tây Nguyên đã được bảo tồn, phát huy tốt hơn. Các hội thi cồng chiêng, hội diễn văn nghệ quần chúng, trong đó, các tiết mục cồng chiêng là phần quan trọng, đã góp phần duy trì một cách tích cực sự hiện diện của văn hóa Tây Nguyên trong đời sống văn hóa của Nhân dân.

Với những cống hiến quan trọng trong hoạt động nghệ thuật trong thời kỳ kháng chiến và thời bình; Đặc biệt là đóng góp vào bảo tồn văn hóa Tây Nguyên, năm 1984 bà được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú; Huân chương kháng chiến hạng III. Năm 1997, bà được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.

Nghệ sĩ Xuân La liên tục nhắc về sức khỏe của mình, lấy làm tiếc không thể “cháy” với nghệ thuật như xưa. Tuy nhiên, bà vui vì vẫn được mời dàn dựng, biên đạo nghệ thuật cho các hội diễn, hội thi văn hóa; tham gia làm giám khảo của nhiều hội thi, đêm diễn trong lĩnh vực văn hóa, các giải về nghệ thuật cồng chiêng.

Bà cũng thường xuyên được mời về lại Nhà hát ca múa nhạc tổng hợp Đam San để chia sẻ kinh nghiệm cho các thế hệ tiếp nối, cũng như để truyền lại cho các em. Điều mà bà luôn trăn trở: Dấn thân vào nghệ thuật, trước tiên phải đam mê. Thứ nữa, nghệ thuật luôn gắn với bản sắc. Với người Tây Nguyên, múa dân gian là bản sắc, là hồn cốt, không thể để mai một...

“Tôi hy vọng các bạn, nhất là các nghệ sĩ người DTTS đừng để lãng phí cơ hội kế cận bảo tồn văn hóa của mình, đừng ruồng bỏ văn hóa của cha ông để lại mà hãy nhân rộng, phát triển nó hơn để tô thêm vẻ đẹp của đất nước Việt Nam”, NSND Xuân La bộc bạch.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Tin nổi bật trang chủ
Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Tin tức - PV - 20 phút trước
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thời sự - BDT - 7 giờ trước
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.
Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Thời sự - PV - 19:10, 28/04/2024
Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B) - hai dự án thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, nâng tổng chiều dài đường cao tốc trên cả nước vượt mốc hơn 2.000 km.
Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thời sự - PV - 16:25, 28/04/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm hỏi người dân; kiểm tra Dự án thủy lợi Tân Mỹ và chỉ đạo công tác phòng, chống hạn hán tại tỉnh Ninh Thuận giữa trưa trời nắng hơn 40 độ C.
Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Xã hội - Thanh Hải - 14:35, 28/04/2024
Cứ mỗi lần đứng trước những kỷ vật, di vật gắn liền với người lính nơi trận mạc, lòng tôi lại trào dâng bao cảm xúc. Và tôi gọi đó là những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thời sự - PV - 11:05, 28/04/2024
Sáng 28/4, tại Tp. Phan Rang - Tháp Chàm, nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng tỉnh Ninh Thuận (16/4/1975 - 16/4/2024) và Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận với chủ đề “Ninh Thuận - Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt”.
Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Du lịch - Minh Nhật - 10:00, 28/04/2024
Tối 27/4, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Tuyên Quang, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Năm du lịch tỉnh Tuyên Quang 2024. Tham dự Lễ khai mạc có các vị lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang; lãnh đạo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố: Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Ninh Bình, Hà Giang, Lạng Sơn cùng đông đảo Nhân dân và du khách thập phương.
Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Du lịch - Trần Mạnh Tuấn - 08:50, 28/04/2024
Sau gần một thế kỷ giải phóng, xây dựng và phát triển, từ mảnh đất được coi là “địa ngục trần gian” của thế kỷ XX, Côn Đảo đã trở thành “thiên đường du lịch” giàu có, là điểm đến linh thiêng của khách thập phương trên toàn thế giới.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 08:43, 28/04/2024
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 08:25, 28/04/2024
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.