Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghề nghiệp - Việc làm

Hỗ trợ người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

PV - 18:07, 10/12/2021

Cùng với cà phê và chè chất lượng cao, thì cây dâu tằm được xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) xác định là loại cây trồng chủ lực, tạo đột phá, tăng tốc trong phát triển kinh tế nông nghiệp tại địa phương có hơn 68% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) này.

Gia đình chị Bùi Thị Nguyên có thu nhập ổn định từ ngày chuyển đổi sang nghề trồng dâu nuôi tằm
Gia đình chị Bùi Thị Nguyên có thu nhập ổn định từ ngày chuyển đổi sang nghề trồng dâu nuôi tằm

Dọc những con đường liên thôn, liên xóm đang trong không khí khẩn trương hoàn thành sửa chữa tại xã Lộc Tân những ngày cuối năm, không khó để bắt gặp màu xanh tốt của vườn dâu tằm giữa vườn cà phê đang mùa thu trái. 210 ha là con số thống kê chưa đầy đủ về diện tích trồng dâu mà toàn xã Lộc Tân hiện có.

Dẫn chúng tôi đến thăm những vườn dâu giống mới xanh mướt, anh Bùi Văn Bình - Cán bộ khuyến nông xã Lộc Tân cho biết: Người dân trong xã bắt đầu đẩy mạnh chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng dâu nuôi tằm từ năm 2019 trở lại đây. Vốn đầu tư ban đầu không nhiều, thu hồi vốn nhanh, kỹ thuật chăm sóc không khó... nghề trồng dâu nuôi tằm đã từng bước giúp nhiều người dân ở xã Lộc Tân dần thoát khỏi khó khăn, cải thiện cuộc sống.

Đang tất bật thu hoạch lá dâu, chị Bùi Thị Nguyên (thôn 3) chia sẻ, mặc dù do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nhưng thời gian qua, giá kén vẫn duy trì ở mức cao, có thời điểm lên đến 190.000 đồng/kg khiến bà con nuôi tằm vô vùng phấn khởi. Với 6 sào trồng dâu được bắt đầu chuyển đổi từ năm 2017, trung bình mỗi tháng, chị Nguyên nuôi 3 - 4 hộp tằm con. Dù suốt ngày tất bật, bận rộn với nghề “ăn cơm đứng”, cả nhà chị vẫn cảm thấy hài lòng hơn so với trồng cà phê như trước đây.

“Trồng cà phê thì mỗi năm chỉ thu được một lần, năng suất thấp lại tốn nhiều chi phí nên tôi phải đi làm công nhân ở công ty để có thêm tiền ăn hàng ngày cho gia đình. Bây giờ có nghề trồng dâu nuôi tằm, gia đình có thu nhập ổn định hàng ngày, hàng tháng. Làm giàu thì chúng tôi chưa nghĩ đến, nhưng ít nhất là không còn phải lo từng bữa ăn như ngày trước”, chị Nguyên nói.

Nhiều hộ đồng bào DTTS trong xã học hỏi, phát triển mạnh nghề trồng dâu nuôi tằm, từ đó từng bước thoát nghèo
Nhiều hộ đồng bào DTTS trong xã học hỏi, phát triển mạnh nghề trồng dâu nuôi tằm, từ đó từng bước thoát nghèo

Cùng với điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp, hiệu quả kinh tế thấy rõ, nhiều chính sách hỗ trợ từ Trung tâm Nông nghiệp và Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Bảo Lâm cũng giúp bà con mạnh dạn hơn trong quá trình chuyển đổi. Hàng năm, Nhà nước đều có chương trình hỗ trợ bà con nông dân về nông cụ nuôi tằm, cây giống, kỹ thuật chăm sóc và phương pháp nuôi mới. Riêng năm 2021, toàn xã Lộc Tân được hỗ trợ trồng 13,5 ha dâu mới, mỗi sào được Nhà nước hỗ trợ 500.000 đồng là chi phí cho cây giống, phân bón. Trong năm, diện tích cây dâu toàn xã tăng 25 ha. Giá kén trong năm bình ổn, dao động từ 120.000 - 177.000 đồng/kg, giúp đời sống của bà con nông dân từng bước ổn định và nâng cao.

Ông Nguyễn Văn Nam - Chủ tịch UBND xã Lộc Tân cho biết: Điều đáng mừng là không chỉ người Kinh, mà đã có rất nhiều hộ đồng bào DTTS trong xã học hỏi, phát triển mạnh nghề trồng dâu nuôi tằm. Từ đó từng bước thoát nghèo và có thu nhập ổn định. Đại hội Hội Nông dân huyện Bảo Lâm lần thứ V, nhiệm kỳ 2018 - 2023 cũng đã xác định Lộc Tân là xã phát triển kinh tế chủ lực về cây dâu tằm, cùng cây chè chất lượng cao và cà phê.

Theo thống kê từ Phòng NN&PTNT huyện Bảo Lâm, đến cuối năm 2021, diện tích cây dâu tằm trên toàn huyện là 454 ha/436,3 ha, đạt 104% so với kế hoạch, bằng 146,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng cây dâu tằm là 9.976/8.901 tấn, đạt 112% so với kế hoạch và bằng 151,2% so với cùng kỳ năm trước.

Ông Nguyễn Văn Tùng - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Bảo Lâm cho biết: Để hỗ trợ người dân từng bước khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm một cách bền vững, bên cạnh việc hỗ trợ về vốn đầu tư cũng như giống cây, kỹ thuật trồng dâu và nuôi tằm, Trung tâm Nông nghiệp và Phòng NN&PTNT huyện cũng xác định tầm quan trọng của việc sản xuất theo chuỗi liên kết. Làm sao để từ khâu giống, chăm sóc và tiêu thụ đều được bảo đảm ổn định cho người nông dân yên tâm mở rộng sản xuất.

Trong thời gian tới, huyện Bảo Lâm tiếp tục tập trung đầu tư phát triển diện tích cây dâu tằm chuyên canh tại các xã Lộc Tân, Lộc Đức, Lộc Nam, B’Lá; nhân rộng mô hình trồng dâu nuôi tằm tại các xã Lộc Bắc, Lộc Bảo, Lộc Lâm. Đồng thời hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật nuôi tằm theo kỹ thuật mới cho tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Già làng Hmêh gần 80 tuổi vẫn giữ lửa lò rèn

Già làng Hmêh gần 80 tuổi vẫn giữ lửa lò rèn

Ở vùng Đông Trường Sơn tỉnh Gia Lai, lò rèn của già làng Hmêh, làng Stơr, xã Tơ Tung, huyện Kbang bao năm qua vẫn đỏ lửa. Từ chiếc lò rèn thô sơ, bao gồm lò thổi đắp bằng đất sét, quay tay, đe, búa, kẹp, than củi, già Hmêh đã tạo ra hàng trăm, hàng ngàn nông cụ cho đồng bào Ba Na lên rẫy, đào đất, làm nương...
Gia Lai: Khai mạc Hội thi tìm hiểu pháp luật về công tác dân tộc năm 2024

Gia Lai: Khai mạc Hội thi tìm hiểu pháp luật về công tác dân tộc năm 2024

Tin tức - Ngọc Thu - 22 phút trước
Sáng 31/10, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai đã khai mạc Hội thi tìm hiểu pháp luật về công tác dân tộc năm 2024. Tham dự có gần 250 thí sinh của 14 đội thi, đến từ các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.
25 giáo viên DTTS tiêu biểu, xuất sắc tham dự Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024

25 giáo viên DTTS tiêu biểu, xuất sắc tham dự Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024

Tin tức - Hải Phong - Khổng Thanh Tuấn - 24 phút trước
Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam vừa công bố danh sách 60 gương thầy giáo, cô giáo tiêu biểu, xuất sắc dự chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Trong đó, có 25 thầy cô giáo là người DTTS.
Ủy ban Dân tộc: Chuẩn bị tốt cho Đại hội Đảng các cấp

Ủy ban Dân tộc: Chuẩn bị tốt cho Đại hội Đảng các cấp

Tin tức - Thanh Huyền - 25 phút trước
Ngày 31/10/2024, Đảng ủy cơ quan Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 61, nhiệm kỳ 2020 -2025. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Khắc Tiến, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ, Phó Trưởng Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ.
Ban Dân tộc tỉnh An Giang: Trao tặng 200 suất quà cho đồng bào DTTS khó khăn

Ban Dân tộc tỉnh An Giang: Trao tặng 200 suất quà cho đồng bào DTTS khó khăn

Nhịp cầu nhân ái - Tào Đạt - Chau Chanh Thay - 28 phút trước
Ngày 31/10, Ban Dân tộc tỉnh An Giang đã phối hợp với UBND huyện Thoại Sơn tổ chức trao quà cho hộ DTTS, hộ nghèo, hộ khó khăn tại xã Phú Thuận (huyện Thoại Sơn, An Giang).
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Tiếp tục hỗ trợ học sinh, sinh viên DTTS tham gia BHYT

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Tiếp tục hỗ trợ học sinh, sinh viên DTTS tham gia BHYT

Thời sự - Hoàng Quý - 29 phút trước
Trong phiên thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, các Đại biểu Quốc hội đã dành sự quan tâm tới vấn đề mở rộng đối tượng thụ hưởng chính sách được Nhà nước đóng hoặc hỗ trợ, trong đó nhấn mạnh đến học sinh, sinh viên đồng bào DTTS.
Độc đáo Lễ cúng cơm của người Sán Dìu ở Đồng Hỷ

Độc đáo Lễ cúng cơm của người Sán Dìu ở Đồng Hỷ

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 30/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Sau bão số 3, Quảng Ninh tiếp tục đối diện với nguy cơ cháy rừng lớn. Mùa nước nổi ở vùng cao Mường Lay. Độc đáo Lễ cúng cơm của người Sán Dìu ở Đồng Hỷ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Nam: Bé trai 7 tuổi tử vong sau khi bị chó cắn

Quảng Nam: Bé trai 7 tuổi tử vong sau khi bị chó cắn

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 31 phút trước
Bé trai 7 tuổi ở thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) bị chó cắn, nhưng không được người nhà đưa đến bệnh viện chích ngừa ngay, mà đi chữa ở thầy lang. Hơn 1 tháng sau bé tử vong, vì dương tính với vi rút bệnh dại.
Tặng quà người khuyết tật, trẻ mồ côi, người có hoàn cảnh khó khăn tại vùng cao tỉnh Quảng Ninh

Tặng quà người khuyết tật, trẻ mồ côi, người có hoàn cảnh khó khăn tại vùng cao tỉnh Quảng Ninh

Trang địa phương - PV - 32 phút trước
Ngày 31/10, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi tỉnh Quảng Ninh phối hợp tổ chức chương trình tặng quà tại huyện Ba Chẽ và huyện Bình Liêu.
Chương trình “Giao lưu cộng đồng dân tộc Sán Dìu năm 2024

Chương trình “Giao lưu cộng đồng dân tộc Sán Dìu năm 2024" sẽ được tổ chức tại tỉnh Tuyên Quang

Sắc màu 54 - Văn Hoa - 34 phút trước
Theo thông tin từ Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát triển văn hóa Sán Dìu, Chương trình “Giao lưu cộng đồng dân tộc Sán Dìu năm 2024 sẽ được tổ chức ngày 2 - 3/11, tại tỉnh Tuyên Quang, với sự tham dự của hơn 300 đại biểu người Sán Dìu đến từ các tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Giang và Quảng Ninh.
Bắc Giang tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức

Bắc Giang tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 36 phút trước
Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang vừa phối hợp với Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc Tày dành cho cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn huyện Sơn Động.
Đoàn công tác của Trung ương làm việc với tỉnh Nghệ An về công tác dân tộc trong tình hình mới

Đoàn công tác của Trung ương làm việc với tỉnh Nghệ An về công tác dân tộc trong tình hình mới

Công tác Dân tộc - Việt Lê - An Yên - 37 phút trước
Chiều 31/10, Đoàn công tác của Trung ương do Phó Ban Dân vận Trung ương Triệu Tài Vinh dẫn đầu đã có buổi làm việc về sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW, ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 13/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương (Khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Tham gia Đoàn công tác, về phía Ủy ban Dân tộc có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Thông; các vụ thuộc Ban Dân vận Trung ương và Ủy ban Dân tộc.