Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giữ hạng sao cho sản phẩm OCOP: Nguy cơ “chết yểu" (Bài 1)

Thúy Hồng - 20:00, 22/03/2023

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm - OCOP đã tác động tích cực đến phát triển kinh tế nông thôn, đặc biệt là ở vùng DTTS và miền núi. Tuy nhiên, theo thời gian, việc xây dựng sản phẩm OCOP cũng đã dần bộc lộ những yếu điểm, một số địa phương xây dựng theo kiểu phong trào, nhiều sản phẩm dù được công nhận nhưng vẫn chưa tới được đến tay người tiêu dùng, hoặc bị tụt hạng do chưa thật sự chất lượng...

Chương trình OCOP đã tác động tích cực, đậm nét đến phát triển kinh tế nông thôn vùng DTTS và miền núi
Chương trình OCOP đã tác động tích cực, đậm nét đến phát triển kinh tế nông thôn vùng DTTS và miền núi

Nhiều sản phẩm OCOP bị “tụt hạng”

Sau gần 5 năm triển khai, Chương trình OCOP đã tạo ra nhiều sản phẩm, khẳng định được lợi thế của các địa phương, được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng. Tuy nhiên, song song với những hiệu quả tích cực, thì nhiều sản phẩm dù đạt OCOP 4 sao, 5 sao lại mau chóng bị người tiêu dùng lãng quên, “chết yểu”;  thậm chí có sản phẩm biến mất khỏi thị trường. Điều đó khiến doanh nghiệp chịu tổn thất lớn, đánh mất vị thế và niềm tin khách hàng bấy lâu dày công xây dựng. 

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, là nhiều chủ thể tham gia OCOP chưa chủ động trong các hoạt động xúc tiến thương mại, chưa đa dạng kênh bán hàng, tiếp thị sản phẩm, đặc biệt là áp dụng thương mại điện tử. Một số chủ thể chưa tâm huyết, chưa chủ động xây dựng nâng tầm thương hiệu, hoặc có dấu hiệu “hụt hơi”.

Ví dụ như sản phẩm bí xanh Tìa Dình ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Tuy nhiên đến nay, sản phẩm này có nguy cơ mất chuẩn do người dân không mặn mà với việc trồng bí. Nguyên nhân do khâu mở rộng sản xuất gặp  khó khăn nên khách hàng khó có thể mua, ngay cả khi bí đang trong vụ thu hoạch. Bởi bí chỉ trồng được trên nương đất mới, nhưng diện tích nương phát mới ít, công lao động cho việc trồng bí mất nhiều ngày hơn, chi phí lớn hơn trồng sắn truyền thống. 

Nhiều sản phẩm OCOP đang bị “tụt hạng”
Nhiều sản phẩm OCOP đang bị “tụt hạng”

Theo ông Giàng A Thái, Chủ tịch UBND xã Tìa Dình, trước đây, bản Tìa Dình 1 và Tìa Dình 2, là vùng trọng điểm trồng bí xanh của xã Tìa Dình, với diện tích 20 ha. Tuy nhiên, năm 2022, diện tích trồng bí của cả 2 bản giảm còn 10 ha. Năm 2022, toàn xã Tìa Dình gieo trồng 32,3/150 ha bí xanh chỉ đạt 21,53% kế hoạch UBND huyện giao.

Tại Lào Cai, từ khi triển khai Chương trình OCOP đến nay, tỉnh đã phê duyệt 123 sản phẩm, trong đó có 24 sản phẩm đạt 4 sao và 99 sản phẩm đạt 3 sao. Theo quy định, sau 3 năm được công nhận, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh sẽ tổ chức đánh giá lại có một số sản phẩm phải thu hồi chứng nhận sản phẩm OCOP, một số sản phẩm OCOP sẽ bị tụt hạng sao… Cụ thể như, trong năm 2021 và 2022 có các sản phẩm gạo Séng cù Lương Sơn (Bảo Yên), dưa lưới, thịt chua Trường Phát (Bảo Thắng).

Nguyên nhân được xác định là, các sản phẩm không duy trì được các tiêu chí của Chương trình OCOP, trong đó giải thể Hợp tác xã (HTX), không còn chủ thể (đối với gạo Séng cù Lương Sơn); dừng sản xuất, kinh doanh sản phẩm và không có kế hoạch sản xuất lại (đối với dưa lưới, thịt chua Trường Phát)…

Ngoài ra, do dịch Covid-19 bùng phát trong 2 năm qua, cũng là nguyên nhân dẫn đứt gãy chuỗi vận chuyển, tiêu thụ khiến các sản phẩm sau khi được công nhận OCOP không có tăng trưởng, hiệu quả thấp…

Ngoài nguyên nhân khách quan, thì có một số chủ thể sau khi có sản phẩm đạt OCOP, đã tự hài lòng với kết quả đạt được, không có sự bứt phá, đổi mới để theo kịp xu hướng thị trường.

Theo ông Chu Hoàng Nguyện - Chi Cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai, việc thu hồi chứng nhận OCOP đối với những sản phẩm không đáp ứng tiêu chí đặt ra là rất bình thường, nhằm tạo công bằng cho các chủ thể, cũng như đánh giá đúng giá trị của sản phẩm. Tuy nhiên, đó là việc làm bất đắc dĩ. Bởi mục tiêu của Chương trình OCOP đặt ra, là những sản phẩm sau khi được công nhận OCOP sẽ phát triển tốt hơn.

Một số chủ thể chưa tâm huyết, chưa chủ động xây dựng nâng tầm thương hiệu
Một số chủ thể chưa tâm huyết, chưa chủ động xây dựng nâng tầm thương hiệu

Làm theo phong trào

Trước sự “nở rộ” Chương trình OCOP, thì còn có nỗi lo về đầu ra sản phẩm. Không ít các sản phẩm OCOP dù đạt các chứng nhận, nhưng vẫn loay hoay trong khâu tiêu thụ. Vấn đề này được chỉ ra là do hệ thống các chính sách, cơ chế nguồn lực, hỗ trợ chủ thể phát triển sản phẩm chưa đồng bộ dẫn đến sự lúng túng, khó khăn cho các địa phương lẫn người dân.

Không thể phủ nhận những hiệu quả tích cực từ Chương trình OCOP, nhưng đã có không ít địa phương chạy theo phong trào, thành tích thông qua số lượng sản phẩm không ngừng tăng lên mà quên đi bản chất, giá trị thực của OCOP.

Minh chứng như tại Sơn La, một trong những địa phương có nhiều sản phẩm nông nghiệp đặc trưng và phát triển nông nghiệp, cũng là thế mạnh của địa phương này. Hiện nay, Sơn La đã có 110 sản phẩm OCOP đạt từ 3 - 5 sao. Đây là một điều đáng tự hào. Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào cũng tìm được chỗ đứng trên thị trường, được tiêu thụ rộng rãi và khẳng định giá trị riêng.

Ông Mai Đức Thịnh - Giám đốc HTX Dịch vụ phát triển nông nghiệp 19/5 huyện Mộc Châu cho biết: Việc gắn thương hiệu OCOP cho một số sản phẩm vẫn chưa đúng bản chất, khiến các sản phẩm OCOP "vàng - thau" lẫn lộn. Nhiều doanh nghiệp tìm mọi cách đạt sao như một tấm “hộ chiếu” thông hành cho sản phẩm, dẫn đến nhiều sản phẩm đã được gắn sao, được quảng bá rầm rộ, chạy theo phong trào, nhưng sức tiêu thụ rất thấp, khiến cho sản phẩm khó đứng vững trên thị trường.

“Nói đơn giản, một cô gái phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn để đi thi hoa hậu thì mới nên tham dự cuộc thi. Một sản phẩm tham gia chương trình OCOP cũng vậy, phải bảo đảm các yếu tố chất lượng, uy tín, tính liên tục của sản phẩm thì hãy tham gia chương trình. Nếu chỉ chạy theo phong trào, sản phẩm không có chất lượng, không có tính liên tục thì sẽ khiến cho sản phẩm OCOP khó duy trì lâu dài”, ông Thịnh cho biết.

Không ít địa phương chạy theo phong trào, thành tích thông qua số lượng sản phẩm không ngừng tăng lên mà quên đi bản chất, giá trị thực của OCOP
Không ít địa phương chạy theo phong trào, thành tích thông qua số lượng sản phẩm không ngừng tăng lên mà quên đi bản chất, giá trị thực của OCOP

Bên cạnh chất lượng, thì khâu quảng bá và mẫu mã đóng vai trò thiết yếu trong việc mở rộng thị trường sản phẩm OCOP. Thế nhưng, đó lại là “điểm liệt” trong lộ trình xây dựng sản phẩm OCOP của các địa phương.

Ngay như đối với TP. Hà Nội¸ địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP (1.649 sản phẩm) đạt từ 3 sao trở lên. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều chủ thể OCOP gặp không ít khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm.

Ông Nguyễn Văn Chí - Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới Hà Nội cho biết: Thực tế hiện nay, quy mô sản xuất của các chủ thể còn nhỏ. Sản phẩm tạo ra mới chủ yếu ở dạng thô. Do đó, chúng tôi đang xây dựng đề án đầu tư cho chế biến sâu nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm.

Từ thực tế triển khai chương trình OCOP hiện nay, các địa phương và chủ thể OCOP cần nhìn nhận rằng, chứng nhận OCOP không phải một “kim bài” bảo chứng lâu dài cho bất kỳ sản phẩm nào. Suy cho cùng, khách hàng mua sản phẩm vẫn vì giá trị cốt lõi là chất lượng. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kiên Giang: Quyết liệt giải quyết những vấn đề trọng tâm cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” của EC

Kiên Giang: Quyết liệt giải quyết những vấn đề trọng tâm cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” của EC

Tỉnh Kiên Giang đang tập trung thực hiện các giải pháp cấp bách để giải quyết 4 vấn đề trọng tâm trong chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (gọi tắt là chống khai thác IUU). Nỗ lực này không chỉ góp phần cùng cả nước gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) mà còn là giải pháp để Kiên Giang cấu trúc lại nghề cá minh bạch, trách nhiệm và bền vững.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ lĩnh của bản Ngà

Thủ lĩnh của bản Ngà

Gương sáng giữa cộng đồng - Tào Đạt - 23:07, 08/05/2024
Gánh trọn ba vai Bí thư Chi bộ, Trưởng bản, Người có uy tín, ông Vàng Văn Suồn ở bản Ngà, xã Mường Than, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu được người dân ngợi khen là tấm gương đi đầu trong thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, phát triển kinh tế, được bà con tin tưởng làm theo…
Thủ tướng chỉ rõ 3 mục tiêu, 6 nhiệm vụ trọng tâm để ngành ngân hàng tiên phong chuyển đổi số, phát triển lên tầm cao mới

Thủ tướng chỉ rõ 3 mục tiêu, 6 nhiệm vụ trọng tâm để ngành ngân hàng tiên phong chuyển đổi số, phát triển lên tầm cao mới

Thời sự - PV - 13:10, 08/05/2024
Sáng 8/5, dự Ngày Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ 3 mục tiêu và 6 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới để ngành ngân hàng phát huy vai trò tiên phong trong chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển lên tầm cao mới, trong đó có việc sớm trình Chính phủ ban hành Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng.
Quảng Bình: Giải cứu thành công 7 thuyền viên trên tàu gặp nạn trên biển

Quảng Bình: Giải cứu thành công 7 thuyền viên trên tàu gặp nạn trên biển

Tin tức - khánh Ngân - 10:51, 08/05/2024
Tàu cá QB 92198 TS đang đáng bắt hải sản ở vùng biển Đông Nam, cách cửa biển Nhật Lệ khoảng 80 hải lý thì bốc cháy dữ đội. Rất may, các thuyền viên trên tàu gặp nạn đã được giải cứu thành công.
Giữ nghề đan lát truyền thống của đồng bào Tày ở Ba Chẽ

Giữ nghề đan lát truyền thống của đồng bào Tày ở Ba Chẽ

Sắc màu 54 - Trí Phương - 10:26, 08/05/2024
Từ bao đời nay, việc đan lát từ cây tre, cây cọ tạo ra những vật dụng để phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt, lao động hằng ngày đã trở thành nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc Tày ở huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh). Những chiếc quạt cọ, nón mê, đôi lồng... được tạo nên từ đôi bàn tay khéo léo của bà con người Tày nơi đây.
Hiệu quả trong chuyển đổi cây trồng ở vùng đồng bào DTTS

Hiệu quả trong chuyển đổi cây trồng ở vùng đồng bào DTTS

Kinh tế - Hoàng Chính - Vũ Mừng - 10:18, 08/05/2024
Nhiều năm gần đây, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp từ cây kém hiệu quả sang trồng, canh tác các loại cây có kinh tế cao ở huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đang dần trở thành phong trào thi đua sâu rộng. Qua đó, đã tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân, góp phần phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS trên địa bàn.
Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có

Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có "hồn"

Nghề nghiệp - Việc làm - T.Nhân-H.Trường - 09:15, 08/05/2024
Từ những thân tre, gốc tre xù xì thô ráp qua bàn tay tài hoa của anh Võ Tấn Tân (TP.Hội An, Quảng Nam) đã trở thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo và có hồn. Những tác phẩm của anh Tân không chỉ thu hút khách hàng trong nước, mà du khách nước ngoài cũng rất thích thú khi trải nghiệm tại xưởng sản xuất của anh. Nhờ đó, hình ảnh cây tre Việt lan toả đến với bạn bè quốc tế và mang lại cho anh Tân khoảng thu nhập không nhỏ.
Du lịch sinh thái qua những mùa hoa

Du lịch sinh thái qua những mùa hoa

Du lịch - Phương Ly - 09:09, 08/05/2024
Nằm ở vùng Tây Bắc của Tổ quốc, Lai Châu được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh quan đẹp với núi non hùng vĩ, những cánh rừng già nguyên sinh cùng khí hậu trong lành, mát mẻ. Đây là những điều kiện thuận lợi để tỉnh khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch sinh thái, checkin mạo hiểm. Trong đó, du lịch sinh thái qua những mùa hoa đang được người dân và du khách thích thú với câu cửa miệng “đi chữa lành”.
Và rừng sẽ thêm xanh...

Và rừng sẽ thêm xanh...

Phóng sự - Thanh Nguyễn - 09:04, 08/05/2024
Đổ dốc Bù Sen, những cánh rừng bát ngát của xã Diên Lãm (Quỳ Châu, Nghệ An) đã ở phía xa xa. Núi với rừng, cứ thế tiếp diễn, xanh ngắt, tưởng như mênh mông đến vô cùng. Hỏi ra mới hay, đó là những cánh rừng được cộng đồng người Thái ở bản Hốc đang ngày đêm gìn giữ bằng hương ước nghiêm ngặt.
Chàng trai mang

Chàng trai mang "shopping 0 đồng" đến với đồng bào DTTS Điện Biên

Xã hội - Minh Nhật (T/h) - 08:55, 08/05/2024
Với quần áo cũ được cộng đồng mạng khắp cả nước gửi về, anh Nguyễn Quốc Việt (34 tuổi) đã mang '"shopping 0 đồng" đến với bà con miền núi Điện Biên suốt 7 năm qua.
Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Xã hội - An Yên - 08:48, 08/05/2024
Kỳ Sơn là huyện biên giới của tỉnh Nghệ An – đây là địa bàn hễ mưa xuống là có sạt lở. Tính sơ sơ mỗi năm, thiên tai đã làm thiệt hại của huyện hàng trăm tỷ đồng. Dẫu vậy thì những giải pháp phòng chống sạt lở của các cấp chính quyền địa phương lại gần như là “bất khả kháng”, nên sự hỗ trợ nguồn lực đầu tư lớn từ Nhà nước, từ nhiều nguồn lực và từ phía người dân để từng bước, tiến tới chấm dứt tình trạng sạt lở ở Kỳ Sơn luôn đặc biệt quan trọng.