Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đồng Chuông Tử - Thi sĩ người Chăm đa tình với quê hương và tử tế với tha nhân

Lê Vũ - 09:53, 14/12/2021

Nhà thơ Đồng Chuông Tử được nhiều độc giả yêu mến, bởi anh có một tiếng thơ Chăm độc đáo và nổi bật, từng đạt nhiều giải thưởng uy tín về thơ văn.

Đồng Chuông Tử tại lễ trao giải cuộc thi thơ của tạp chí Nhà văn và Tác phẩm của Hội Nhà văn Việt Nam
Đồng Chuông Tử tại Lễ trao giải cuộc thi thơ của Tạp chí Nhà văn và Tác phẩm của Hội Nhà văn Việt Nam

Đồng Chuông Tử (tên thật Nguyễn Quốc Huy) sinh năm 1980, anh làm thơ từ rất sớm (khoảng 12, 13 tuổi) và trở thành một trong những gương mặt nổi bật của văn thơ trẻ những năm đầu thập niên 90- thời kỳ Internet chưa phát triển, các trang báo đều có mục sáng tác văn - thơ, các tạp chí văn chương vẫn còn "đất sống". Tôi biết Đồng Chuông Tử từ lúc đó, đọc thơ anh từ lúc đó, nhưng duyên gặp gỡ thì phải đến hơn chục năm sau, khi anh đã lui về “ở ẩn”.

Nói “ở ẩn” là cho đúng nghĩa đen, vì vòng xoay với cơm áo, Đồng Chuông Tử phải dở dang nhiều hoài bão và lui về quê nhà (Bình Thuận), rồi sống ở quê vợ (Ninh Thuận). Từng phải chật vật mưu sinh bằng đủ thứ nghề như phụ hồ, chạy xe ôm, chăn bò, bán nước mắm, bán khô, bán mật ong, bán phở… nhưng với thi ca, Đồng Chuông Tử vẫn còn nặng nợ lắm. Và với quê hương, với đồng tộc, anh vẫn cháy, vẫn cống hiến hết mình.

Đồng Chuông Tử luôn biết cách biến những khó khăn, trúc trắc trong đời sống thành những gia vị đặc biệt cho thơ văn của anh
Đồng Chuông Tử luôn biết cách biến những khó khăn, trúc trắc trong đời sống thành những gia vị đặc biệt cho thơ văn của anh

Lần đầu tôi gặp Đồng Chuông Tử, là khi tôi đến Ninh Phước (Ninh Thuận) để đi thực tế viết bài về bảo tồn các làng nghề truyền thống của đồng bào Chăm. Trong 3 ngày, anh đã dành mọi thời gian để gặp gỡ, chia sẻ, dẫn tôi đi tham quan Làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp (nơi anh đang sinh sống), làng gốm Bàu Trúc, gặp rất nhiều nghệ nhân Chăm, văn nghệ sĩ Chăm. 

Qua đó, tôi hiểu được tấm lòng của anh đối với văn hóa Chăm, và sự nhiệt thành của anh khi gặp gỡ anh em văn nghệ sĩ - sự nhiệt thành được ấp ủ từ chính tâm hồn chất phác, xen lẫn những trúc trắc của số phận, của cuộc đời. Như những câu thơ anh cất lên nghèn nghẹn, khi Lễ hội Katê năm nay, không thể tổ chức vì Covid-19, nhưng bên cạnh đó cũng là những suy tư:

"... Em vắng bóng palei Chăm cô đơn/ Katê này em có về không?" (Trích: Katê này em có về không)

Một câu hỏi buồn không chỉ dành cho người em gái Chăm, mà dành cho tất cả người con xa xứ. Chẳng riêng vì Covid-19 năm nay ngăn trở, mà rồi những năm về sau nữa, liệu rằng “Ka-Tê về, em có về không?”.

Nói về Đồng Chuông Tử, Inrasara (nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa nổi tiếng người Chăm) nhận xét:” Thơ Đồng Chuông Tử chênh vênh, đứt quãng khó nắm bắt, ở đó tứ thơ luôn cư trú ở đường biên được và mất, có và không, hụt hẫng và thất thố.” 

Thử đọc một đoạn trong bài thơ “Nhớ Chàm” (đoạt giải Ba cuộc thi thơ 2018 của Tạp chí Nhà văn và Tác phẩm của Hội Nhà văn Việt Nam) có thể người yêu thơ Đồng Chuông Tử sẽ hiểu vì sao Inrasara lại nói: “Nhớ Chàm” trở về đúng chất Đồng Chuông Tử: Trăn trở và tìm tòi, tìm mãi tìm hoài không ngơi nghỉ. Tìm mà không biết tìm gì, tìm ở đâu, nhà thơ chỉ biết nó có mặt. Chính sự nhớ và tìm này làm nên hành trình thơ của nhân loại".

"Em ở đâu Chàm ơi, bàn tay vô hình trì níu giấc mơ cơm áo, chia nhỏ nỗi buồn và nỗi buồn lại tự xé cỏn con. /Em ở đâu Chàm ơi, đường về địa phận quê hương không ở miền căn cước, tiếng hát thì đã xa lạ nghìn trùng, người yêu cũng mang màu mắt khác. / Em ở đâu Chàm ơi…/ Em ở đâu Chàm ơi… /Có thể ngày mai anh chết vì nhớ Chàm không chịu nổi".

Tôi nghĩ, giá như không có “bàn tay vô hình trì níu giấc mơ cơm áo” đầy trắc trở, và các chứng bệnh hiểm nghèo không đeo bám, làm kiệt quệ cả thể xác và tinh thần trong rất nhiều ngõ ngách của cuộc sống thường nhật, thì có lẽ Đồng Chuông Tử đã thành công và thành danh hơn nữa. Ít nhất là trọn vẹn được giấc mơ học luật, hoặc làm báo, để vừa có thể bớt nặng gánh mưu sinh, vừa có điều kiện giúp đỡ đồng bào mình còn nhiều cơ cực.

Tập thơ “Mùi của sự im lặng” của Đồng Chuông Tử đang được tái bản với sự ủng hộ của bạn đọc, mong rằng sắp tới anh sẽ sớm có điều kiện cho ra mắt nhiều tác phẩm mới
Tập thơ “Mùi của sự im lặng” của Đồng Chuông Tử đang được tái bản với sự ủng hộ của bạn đọc, mong rằng sắp tới anh sẽ sớm có điều kiện cho ra mắt nhiều tác phẩm mới

Đồng Chuông Tử viết nhiều, đăng rải rác các báo, tạp chí, trên các diễn đàn văn học mạng, chứ xuất bản không nhiều, tập thơ đầu tay anh in năm 28 tuổi có tên “Thèm ăn”. Năm 2008, in “Mùi thơm của im lặng”, rồi mãi đến gần 10 năm sau mới in tập thơ “Mùa lễ khều mưa” (2017).

Gần đây khi hay tin Đồng Chuông Tử chuẩn bị tái bản tập thơ: “Mùi thơm của im lặng” tôi rất vui, và tin chắc, nhiều anh em văn nghệ yêu quý anh cũng sẽ rất vui. Đây chính là tập thơ đã ghi dấu ấn của anh trên thi đàn, khi vượt qua hàng trăm tác phẩm để vào đến chung khảo Giải thưởng thơ Bách Việt năm 2009.

Đồng Chuông Tử cho biết, anh cũng muốn in nhiều thơ lắm, còn ấp ủ nhiều đầu sách lắm: “Chẳng gì hơn là để lưu dấu chút kỷ niệm “một thuở làm người”, nhỡ một mai tro bụi hoang phí vô ích.” - nhưng vì điều kiện kinh tế chưa cho phép. Anh tái bản được tập thơ này cũng nhờ sự động viên và yêu cầu của nhiều bạn bè, độc giả đã yêu quý thơ anh, hỗ trợ anh. 

Tôi nghĩ anh xứng đáng nhận được những sự hỗ trợ, trân trọng và yêu quý đó - một người thơ luôn đa tình với quê hương, dân tộc mình và luôn tử tế với tha nhân.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Khai mạc Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024

Khai mạc Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024

Tin tức - Nguyệt Anh - 2 phút trước
Tối 16/5, tại Quảng trường Văn Miếu, TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp diễn ra Lễ khai mạc Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với chủ đề "Rạng ngời sắc sen".
Đồng chí Lê Minh Hưng giữ chức vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

Đồng chí Lê Minh Hưng giữ chức vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

Thời sự - PV - 4 phút trước
Bộ Chính trị báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc Bộ Chính trị đã quyết định phân công đồng chí Lê Minh Hưng, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng giữ chức vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
Thông cáo báo chí ngày làm việc đầu tiên của Hội nghị Trung ương 9

Thông cáo báo chí ngày làm việc đầu tiên của Hội nghị Trung ương 9

Thời sự - BĐT - 5 phút trước
Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII khai mạc sáng ngày 16/5 tại Thủ đô Hà Nội.
Đồng chí Trương Thị Mai thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Đồng chí Trương Thị Mai thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thời sự - BĐT - 10 phút trước
Tại Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét cho thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác đối với đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII.
Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thời sự - PV - 12 phút trước
Ngày 16/5, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII khai mạc Hội nghị lần thứ chín. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu khai mạc Hội nghị. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
Tin trong ngày - 15/5/2024

Tin trong ngày - 15/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 15/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Triển lãm ảnh với chủ đề “Cuộc sống đời thường của Bác Hồ”. Tăng diện tích trồng dược liệu quý tại vùng đồng bào DTTS và miền núi. Người cha nuôi của 200 trẻ em khó khăn. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hội nghị Trung ương 9: Có ý nghĩa rất quan trọng trong chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Hội nghị Trung ương 9: Có ý nghĩa rất quan trọng trong chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Thời sự - PV - 4 giờ trước
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, nội dung chương trình Hội nghị Trung ương lần này tuy không nhiều đầu việc, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng và chỉ đạo chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng.
Đại tướng Lương Cường giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư

Thời sự - PV - 4 giờ trước
Bộ Chính trị báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc Bộ Chính trị đã quyết định phân công đồng chí Đại tướng Lương Cường, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia Ban Bí thư và giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư.

"Hiến kế" để thành lập Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Du lịch - Ngọc Ánh - 10 giờ trước
Tại Tọa đàm “Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng – những cơ hội của tương lai”, nhiều chuyên gia văn hóa, bảo tàng, di sản và người dân làng cổ cùng bàn thảo, "hiến kế" để thành lập Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng. Tọa đàm do Ban Đại diện Nhân dân làng Bát Tràng phối hợp với Trung tâm Tinh hoa Làng nghề Việt tổ chức.
Quảng Nam: Thành lập Bảo tàng đa dạng sinh học cấp tỉnh đầu tiên cả nước

Quảng Nam: Thành lập Bảo tàng đa dạng sinh học cấp tỉnh đầu tiên cả nước

Xã hội - T.Nhân-H.Trường - 10 giờ trước
Tỉnh Quảng Nam vừa đưa vào hoạt động Bảo tàng đa dạng sinh học cấp tỉnh đầu tiên trong cả nước. Đây là hoạt động triển khai thực hiện Đề án tổ chức Năm phục hồi đa dạng sinh học Quốc gia - Quảng Nam 2024 - Chung sống hài hòa với thiên nhiên; đồng thời hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 2024 - “Hãy là một phần của Kế hoạch đa dạng sinh học” và Ngày Quốc tế Bảo tàng 2024 - “Bảo tàng vì giáo dục và nghiên cứu”.
Nam Giang (Quảng Nam): Chuẩn bị tổ chức Liên hoan cồng chiêng lần thứ VI

Nam Giang (Quảng Nam): Chuẩn bị tổ chức Liên hoan cồng chiêng lần thứ VI

Sắc màu 54 - T.Nhân - H.Trường - 10 giờ trước
UBND huyện Nam Giang (Quảng Nam) vừa thống nhất nội dung tổ chức Liên hoan “Âm vang cồng chiêng” lần thứ VI năm 2024.