Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Di dời, bố trí tái định cư cho người dân miền núi: Khó khăn vì thiếu nguồn lực

PV - 11:39, 12/07/2022

Những năm qua, Quảng Nam nỗ lực triển khai công tác bố trí, sắp xếp dân cư vùng thiên tai và di dời, tái định cư cho người dân ảnh hưởng dự án thủy điện. Tuy nhiên, việc thực hiện gặp không ít khó khăn do nguồn lực đầu tư chưa bảo đảm, định mức hỗ trợ cho người dân còn thấp nên khó vận động di dời...

Quảng Nam nỗ lực triển khai việc di dời, sắp xếp ổn định dân cư vùng thiên tai và các khu vực bị ảnh hưởng bởi các dự án thủy điện. (Ảnh: M.N)
Quảng Nam nỗ lực triển khai việc di dời, sắp xếp ổn định dân cư vùng thiên tai và các khu vực bị ảnh hưởng bởi các dự án thủy điện. (Ảnh: M.N)

Tình trạng trên được Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu và lãnh đạo một số sở ban ngành nêu ra trong cuộc làm việc với Đoàn công tác liên ngành của Trung ương gồm đại diện Bộ NN&PTNT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, do ông Vũ Văn Tiến - Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) làm trưởng đoàn, diễn ra cuối tuần qua.

Nguồn lực đầu tư chưa bảo đảm

Ông Lê Nhãn - Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NN&PTNT) cho hay, giai đoạn 2016 - 2021, Quảng Nam triển khai 5 dự án bố trí, sắp xếp ổn định dân cư vùng thiên tai theo Quyết định số 1776 (ngày 21/11/2012) của Thủ tướng Chính phủ với tổng nguồn vốn thực hiện gần 109,4 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương 84 tỷ đồng, ngân sách địa phương xấp xỉ 25,4 tỷ đồng.

“Tổng số hộ dân được bố trí, sắp xếp của 5 dự án là 656 hộ, trong đó di dời theo diện tập trung 287 hộ và di dời theo diện xen ghép 369 hộ. Tổng nguồn kinh phí hỗ trợ di dời số hộ dân vừa nêu là hơn 12,5 tỷ đồng”, ông Nhãn nói.

Về công tác bồi thường và hỗ trợ tái định cư các dự án thủy điện, ông Lê Nhãn cho biết, trên địa bàn Quảng Nam có 9 dự án thủy điện có di dân, tái định cư.

Trong đó, có 4 dự án các hộ dân tái định cư tự do (gồm thủy điện Sông Côn 2, Tr’Hy, Sông Tranh 4, A Vương 3) và 5 dự án tái định cư tập trung (gồm thủy điện A Vương, Sông Tranh 2, Đăk Mi 4, Đăk Mi 4C, Sông Bung 4).

Tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư các dự án thủy điện nêu trên là hơn 3.302 tỷ đồng. Tổng số hộ tái định cư là 1.786 hộ, trong đó tái định cư tập trung 1.069 hộ với 14 khu, tái định cư xen ghép 381 hộ, tái định cư tự do 336 hộ.

Trao đổi với phóng viên, ông Trương Xuân Tý - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, ngày 5/1/2022 UBND tỉnh có Quyết định số 09 phê duyệt dự án đầu tư ổn định đời sống và phát triển sản xuất cho người dân sau tái định cư dự án thủy điện Sông Bung 4 (Nam Giang).

Dự án này có tổng nguồn vốn 100 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương 90 tỷ đồng và ngân sách tỉnh 10 tỷ đồng, do UBND huyện Nam Giang làm chủ đầu tư. Năm 2022, tỉnh đã bố trí 5,5 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương cho dự án trên.

Theo ông Trương Xuân Tý, hiện nay còn 3 dự án đầu tư ổn định đời sống và sản xuất cho người dân sau tái định cư thuộc các dự án thủy điện Đắk Mi 4, Sông Tranh 2, A Vương (tổng nguồn vốn dự kiến gần 218,4 tỷ đồng) chưa được phê duyệt.

Trong quá trình thực hiện các dự án bố trí tái định cư, cần đặc biệt chú trọng công tác quy hoạch, bảo đảm phù hợp với điều kiện từng vùng. (Ảnh: M.N)
Trong quá trình thực hiện các dự án bố trí tái định cư, cần đặc biệt chú trọng công tác quy hoạch, bảo đảm phù hợp với điều kiện từng vùng. (Ảnh: M.N)

Được biết, ngày 27/5/2020, UBND tỉnh đã có Báo cáo số 52 về xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 lĩnh vực bố trí, sắp xếp ổn định dân cư và di dân, tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện gửi Bộ NN&PTNT nhưng chưa được Trung ương bố trí vốn.

Tại cuộc làm việc với đoàn công tác liên ngành của Trung ương, nhiều ý kiến cho rằng, chính sách hỗ trợ bố trí, sắp xếp ổn định dân cư vùng thiên tai theo Quyết định số 1776 của Thủ tướng Chính phủ còn bất cập. Cụ thể, việc quy định kinh phí hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình di chuyển người và tài sản với mức 20 triệu đồng/hộ là rất thấp.

Trong khi đó, quỹ đất do nhà nước quản lý sử dụng để quy hoạch bố trí dân cư ngày càng khó khăn; giá đất ngày càng tăng cao, người dân không đủ khả năng tự mua để bố trí di dời xen ghép. Đặc biệt, hiện nay nhu cầu đầu tư xây dựng các khu tái định cư ở những vùng thiên tai của tỉnh là rất nhiều nhưng nguồn lực đầu tư còn hạn chế...

Theo đại diện Chi cục Phát triển nông thôn Quảng Nam, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là nguồn vốn đầu tư cho chương trình sắp xếp dân cư và hỗ trợ ổn định đời sống, phát triển sản xuất đối với người dân sau tái định cư các dự án thủy điện hằng năm trung ương bố trí còn thấp so với nhu cầu.

Nhu cầu đầu tư còn rất lớn

Tại cuộc làm việc, lãnh đạo tỉnh và các ngành liên quan đề nghị Bộ NN&PTNT, Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính quan tâm đề xuất Chính phủ bố trí vốn đầu tư ngoài kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 để Quảng Nam có điều kiện triển khai một số dự án bức thiết.

Nước sinh hoạt là vấn đề cần đặc biệt quan tâm trong việc xây dựng các khu tái định cư, nhất là tại khu vực miền núi. (Ảnh: M.N)
Nước sinh hoạt là vấn đề cần đặc biệt quan tâm trong việc xây dựng các khu tái định cư, nhất là tại khu vực miền núi. (Ảnh: M.N)

Trong đó, đáng chú ý là dự án di dời khẩn cấp khu dân cư Tổ Đàng Nước, Tổ Đàng Bộ, Tổ Mậu Cà và các vùng lân cận huyện Bắc Trà My với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 100 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Trung ương cần nghiên cứu bố trí vốn để triển khai các dự án hỗ trợ ổn định đời sống và phát triển sản xuất cho người dân sau tái định cư đối với 3 dự án thủy điện gồm Đắk Mi 4, Sông Tranh 2, A Vương với tổng kinh phí 218 tỷ đồng.

Theo ông Lê Nhãn, ngoài những dự án khẩn cấp nêu trên, thời gian tới nhu cầu đầu tư xây dựng các khu tái định cư tập trung ở Quảng Nam còn khá lớn.

Qua rà soát cho thấy, trong giai đoạn 2021 - 2025, trên địa bàn tỉnh cần phải đầu tư xây dựng 73 khu tái định cư tập trung với tổng diện tích hơn 116 ha đất để bố trí cho 3.639 hộ dân. Tổng vốn đầu tư dự kiến là 1.097,5 tỷ đồng. Tỉnh đề nghị Trung ương quan tâm bố trí 500 tỷ đồng để địa phương triển khai thực hiện.

Ông Vũ Văn Tiến - Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn nhìn nhận, những năm qua cả ngân sách Trung ương và ngân sách cấp tỉnh đều không đảm bảo nguồn lực thực hiện các dự án bố trí, sắp xếp ổn định dân cư vùng thiên tai cũng như các dự án ổn định đời sống và phát triển sản xuất cho người dân sau tái định cư thủy điện...

Ông Tiến cho biết, đoàn công tác ghi nhận những kiến nghị của tỉnh và sẽ tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét. Trong đó, đáng chú ý là chính sách hỗ trợ bố trí, sắp xếp dân cư vùng thiên tai còn bất cập. Cụ thể, mức hỗ trợ 20 triệu đồng/hộ dân để di chuyển người và tài sản là quá thấp.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Huổi Min ngày mới

Huổi Min ngày mới

Huổi Min là bản vùng cao duy nhất của phường Sông Đà, thị xã Mường Lay, tỉnh Điên Biên với 100% dân số là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Người dân nơi đây đã cùng chính quyền địa phương vượt bao gian khó, quyết tâm để Huổi Min dần chuyển mình.
Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Sắc màu 54 - Phương Nghi - 14 phút trước
Những năm qua, từ sự chú trọng giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer mà hoạt động du lịch ở các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ đã có nhiều bước phát triển đáng kể. Nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn xuất hiện, thu hút du khách trải nghiệm khám phá.
Măng Ri - Từ căn cứ kháng chiến đến thủ phủ sâm Ngọc Linh

Măng Ri - Từ căn cứ kháng chiến đến thủ phủ sâm Ngọc Linh

Kinh tế - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông từng là vùng căn cứ cách mạng của tỉnh Kon Tum, nổi tiếng với Khu căn cứ Tỉnh ủy thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ - được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh. Măng Ri hôm nay đã khoác lên mình màu áo mới, với cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, đời sống của đồng bào được nâng lên, bản sắc văn hóa truyền thống được bảo tồn. Diện mạo mới của vùng căn cứ cách mạng Măng Ri bắt đầu từ nguồn lực đầu tư của Nhà nước và khát vọng vươn lên của Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc nơi đây.
Huổi Min ngày mới

Huổi Min ngày mới

Xã hội - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Huổi Min là bản vùng cao duy nhất của phường Sông Đà, thị xã Mường Lay, tỉnh Điên Biên với 100% dân số là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Người dân nơi đây đã cùng chính quyền địa phương vượt bao gian khó, quyết tâm để Huổi Min dần chuyển mình.
Trái ngọt trên chiến trường xưa

Trái ngọt trên chiến trường xưa

Sự kiện - Bình luận - Hải Yến - 7 giờ trước
Năm 2024, vừa tròn 7 thập kỷ dân tộc Việt Nam viết nên trang sử hào hùng bằng chiến thắng vĩ đại mang tên Điện Biên Phủ. Từ trong đau thương, mất mát. Hôm nay, có một Điện Biên đang tiếp tục lập nên những “chiến công mới” trong giai đoạn hội nhập và phát triển đất nước.
Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Sự kiện - Bình luận - PV - 11 giờ trước
Gần nửa thế kỷ qua, Ngày Chiến thắng 30/4/1975 đã trở thành biểu tượng lịch sử vĩ đại của dân tộc, là niềm tự hào, là mốc son chói lọi cổ vũ nhân dân ta vượt qua khó khăn, thử thách, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Công tác Dân tộc - Cù Hương - 16:18, 29/04/2024
Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Tin tức - PV - 16:16, 29/04/2024
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Khám phá “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng”

Khám phá “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng”

Sắc màu 54 - Anh Trúc - 16:12, 29/04/2024
Trong hai ngày 30/4 và 1/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam giới thiệu không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng Tây Bắc, Đông Bắc, với điểm nhấn là không gian văn hóa chợ vùng cao với chủ đề “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng
Thủ tướng kiểm tra dự án giao thông trọng điểm tại Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định

Thủ tướng kiểm tra dự án giao thông trọng điểm tại Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định

Thời sự - PV - 16:10, 29/04/2024
Sáng 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các Bộ ngành, địa phương nơi có dự án đi qua đã đi kiểm tra các dự án thành phần thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 đi qua địa bàn tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thời sự - BDT - 09:17, 29/04/2024
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.