Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cộng sinh với rừng

Vân Khánh - 15:00, 18/11/2022

Lâm nghiệp trong xã hội hiện đại không chỉ là khai thác đơn giá trị, mà cần phát triển theo hướng bền vững, khai thác đa giá trị, cộng sinh với rừng.

Chăn nuôi dưới tán rừng tạo ra sản phẩm độc đáo
Chăn nuôi dưới tán rừng tạo ra sản phẩm độc đáo

Dưới những tán rừng

Nếu như trước đây, người DTTS sống dựa vào rừng, chủ yếu khai thác từ tự nhiên, thì giờ đây, nhiều người đã thích nghi với việc phát triển kinh tế rừng theo hướng làm du lịch sinh thái, trồng dược liệu dưới tán rừng…

Chia sẻ về câu chuyện của mình, anh Lềnh A Tráng, dân tộc Dao, ở huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh cho biết, trước đây, người dân bản anh chỉ biết dựa vào rừng như chặt cây làm nhà, săn bắn thú. Thế nhưng giờ đây, anh và mọi người đã biết tận dụng tán rừng trồng cây ba kích.

Lềnh A Tráng đã biết “đánh thức” chính mình và cây ba kích để làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương. Cây ba kích đã đem về cho Lềnh A Tráng doanh thu hơn 1 tỷ đồng mỗi năm. Không riêng Lềnh A Tráng, giờ đây, nhiều người ở Quảng Ninh đã trồng cây ba kích để phát triển kinh tế ngay dưới tán rừng.

Việt Nam có khoảng 7.000 loài cây thuộc nhóm lâm sản ngoài gỗ (LSNG), trong đó có 216 loài tre, nứa; 56 loài song, mây; 5.000 loài cây dược liệu... hàng trăm loài làm thực phẩm. Trong đó, miền núi phía Bắc chiếm tới hơn 70% tổng số loài thực vật LSNG và hơn 90% các loài LSNG quý hiếm của cả nước. Thực tế, số loài cây LSNG ở Việt Nam cũng như ở các tỉnh Trung Du và miền núi phía Bắc cao hơn rất nhiều so với các loài LSNG đã thống kê do nhiều loài chưa được biết đến công dụng.

Theo thống kê, tổng diện tích một số nhóm, loài LSNG chủ yếu ở Việt Nam khoảng 2.696.821 ha, trong đó, diện tích LSNG phân bố tự nhiên trong rừng khoảng 1.922.634 ha, diện tích LSNG trồng khoảng 776.948 ha. Một số loài có diện tích trồng lớn và có sản lượng khai thác đạt giá trị cao như: Cây quế chiếm diện tích lớn nhất lên tới 137.000 ha, sản lượng khoảng 32.000 tấn vỏ khô/năm; cây hồi chiếm diện tích khoảng 60.500 ha, sản lượng đạt khoảng 24.200 tấn quả khô/năm; thảo quả chiếm diện tích diện tích 35.500 ha, sản lượng khoảng 5.325 tấn quả khô/năm; sa nhân chiếm diện tích 5.820 ha, sản lượng khoảng 582 tấn quả khô/năm; ba kích chiếm diện tích 1.295 ha, sản lượng khoảng 648 tấn củ tươi/năm.

Một số loài cây dược liệu khác như: Đẳng sâm, chè dây tập trung ở vùng núi cao các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai và Hà Giang với diện tích khoảng 4.500 ha, hằng năm cung cấp lên tới 9.000 tấn sản phẩm. Tổng giá trị kinh tế từ LSNG chính ước đạt khoảng 3.361 tỷ đồng/năm.

Thị trường tiêu thụ các sản phẩm LSNG gồm nội địa và xuất khẩu. Theo số liệu thống kê của Trung tâm Nghiên cứu LSNG, giai đoạn từ năm 2016 - 2020, sản phẩm LSNG xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là sản phẩm mây tre, hồi, quế, thảo quả, sa nhân, nhựa thông... Các mặt hàng LSNG xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng nhanh như sản phẩm mây tre với giá trị xuất khẩu tăng bình quân khoảng 30%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020, kim ngạch xuất khẩu đạt 608 triệu USD năm 2020. Sản phẩm quế, hồi tăng bình quân khoảng 50%/năm, kim ngạch xuất khẩu năm 2020 đạt 245 triệu USD; dược liệu khoảng 90 - 110 triệu USD/năm; tinh dầu và dầu nhựa khoảng 100 - 110 triệu USD/năm.

Tiềm năng, lợi thế về kinh tế - xã hội là rất lớn từ LSNG và giá trị cảnh quan, sinh thái của rừng, thế nhưng việc quản lý, khai thác, sử dụng vẫn còn không ít bất cập. Việc khai thác các giá trị đa dụng của rừng vẫn đang ở mức tiềm năng; chưa khai thác, sử dụng một cách tổng hợp đa chức năng, đa giá trị của hệ sinh thái rừng để tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng về kinh tế - xã hội cao hơn.

Trồng cây dược liệu dưới tán rừng đem lại thu nhập cao
Trồng cây dược liệu dưới tán rừng đem lại thu nhập cao

Nhiều tiềm năng chưa khai thác

Từ những câu chuyện thực tế cho thấy khai thác kinh tế rừng trong xã hội hiên đại cần cộng sinh với rừng. Hướng đi này vừa bảo vệ rừng, vừa tạo ra nguồn thu bền vững.

Theo Tổng cục Lâm nghiệp, tổng nguồn thu dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) giai đoạn 2011 - 2020 của các tỉnh Trung Du, miền núi phía Bắc là hơn 7.750 tỷ đồng (chiếm 48,4% tổng thu của cả nước). Bình quân mỗi năm thu khoảng 775 tỷ đồng; riêng năm 2020 thu được 1.239 tỷ đồng. Tiềm năng nguồn thu từ DVMTR tập trung chủ yếu tại các tỉnh khu vực Tây Bắc (Lai Châu, Sơn La, Điện Biên), nơi có nhiều hệ thống thủy điện với công suất lớn như: Thủy điện Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình trên sông Đà. Riêng tỉnh Lai Châu có nguồn thu từ tiền DVMTR lớn nhất cả nước, với tổng số tiền DVMTR giai đoạn 2011 - 2020 là 2.647 tỷ đồng, chiếm 16,5% tổng thu giai đoạn của cả nước và 34% của các tỉnh phía Bắc.

Rừng khu vực Trung Du và miền núi phía Bắc, nếu triển khai tất cả các phương án giảm phát thải và đạt được lượng phát thải, đồng thời giữ mức phát thải của các diện tích còn lại ở mức bình thường thì dự kiến sẽ có khoảng 51,27 triệu tấn Carbon (CO2) có thể thương mại với giá dự kiến là 5USD/tấn CO2 (tính theo giá chuyển nhượng cho Quỹ Đối tác Carbon trong lâm nghiệp của khu vực Bắc Trung Bộ), tổng thu từ việc bán tín chỉ Carbon đạt khoảng 256 triệu USD giai đoạn 2021 - 2030, trung bình 25,6 triệu USD/năm (tương đương 588 tỷ đồng/năm).

Ngoài ra, rừng ở khu vực Trung Du và miền núi phía Bắc còn có tiềm năng rất lớn về du lịch sinh thái. Các khu: Vườn quốc gia Hoàng Liên có đỉnh Fansipan - nóc nhà của Đông Dương; Vườn quốc gia Bái Tử Long - Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới với hàng nghìn hòn đảo cùng với đền, chùa, di tích lịch sử - văn hóa; Khu bảo tồn thiên nhiên Mường La, Tà Xùa, Sốp Cộp và Xuân Nha, tỉnh Sơn La với khí hậu ưu đãi, thời tiết mát mẻ quanh năm phù hợp phát triển các hoạt động du lịch sinh thái; Vườn quốc gia Du Già; rừng thông Yên Minh, Vườn quốc gia Ba Bể - khu Ramsar với hệ sinh thái rừng ngập nước...

Các tỉnh Trung Du và miền núi phía Bắc có tổng diện tích rừng tự nhiên gần 4 triệu ha (chiếm 38,6% tổng diện tích rừng tự nhiên toàn quốc), đa dạng về chủng loài LSNG, đặc biệt là các loài dược liệu dưới tán rừng; người dân có nhiều kinh nghiệm về nuôi trồng, chế biến LSNG. Do vậy, địa bàn nơi đây, đặc biệt là các tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Yên Bái, Phú Thọ, Quảng Ninh... có đầy đủ tiềm năng và lợi thế về nguồn LSNG, phát triển kinh tế dưới tán rừng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Măng Ri - Từ căn cứ kháng chiến đến thủ phủ sâm Ngọc Linh

Măng Ri - Từ căn cứ kháng chiến đến thủ phủ sâm Ngọc Linh

Xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông từng là vùng căn cứ cách mạng của tỉnh Kon Tum, nổi tiếng với Khu căn cứ Tỉnh ủy thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ - được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh. Măng Ri hôm nay đã khoác lên mình màu áo mới, với cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, đời sống của đồng bào được nâng lên, bản sắc văn hóa truyền thống được bảo tồn. Diện mạo mới của vùng căn cứ cách mạng Măng Ri bắt đầu từ nguồn lực đầu tư của Nhà nước và khát vọng vươn lên của Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc nơi đây.
Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Công tác Dân tộc - Thùy Giang - 1 giờ trước
Triển khai các chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719, đồng bào dân tộc Lự trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã được đầu tư, hỗ trợ để giải quyết các vấn đề cấp thiết. Với nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và tinh thần tự lực vươn lên của đồng bào, các chính sách hỗ trợ đã góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống của người Lự tại nhiều bản làng của Lai Châu.
Mầm xanh trên đá xám

Mầm xanh trên đá xám

Du lịch - Hà Linh - 1 giờ trước
Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang với những dãy núi cao đá chồng trên đá, dựng đứng, xám ngắt, nối tiếp nhau trải dài như vô tận. Ở nơi “sống trên đá, chết vùi trong đá” này, nhờ bản lĩnh cũng như sự cần cù, chịu thương, chịu khó của đồng bào các dân tộc, những mầm xanh mơn mởn của sự sống vẫn ngày ngày sinh sôi, nảy mầm, vươn lên từ đá.
Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Sắc màu 54 - Phương Nghi - 1 giờ trước
Những năm qua, từ sự chú trọng giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer mà hoạt động du lịch ở các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ đã có nhiều bước phát triển đáng kể. Nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn xuất hiện, thu hút du khách trải nghiệm khám phá.
Măng Ri - Từ căn cứ kháng chiến đến thủ phủ sâm Ngọc Linh

Măng Ri - Từ căn cứ kháng chiến đến thủ phủ sâm Ngọc Linh

Kinh tế - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông từng là vùng căn cứ cách mạng của tỉnh Kon Tum, nổi tiếng với Khu căn cứ Tỉnh ủy thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ - được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh. Măng Ri hôm nay đã khoác lên mình màu áo mới, với cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, đời sống của đồng bào được nâng lên, bản sắc văn hóa truyền thống được bảo tồn. Diện mạo mới của vùng căn cứ cách mạng Măng Ri bắt đầu từ nguồn lực đầu tư của Nhà nước và khát vọng vươn lên của Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc nơi đây.
Huổi Min ngày mới

Huổi Min ngày mới

Xã hội - Hoàng Quý - 2 giờ trước
Huổi Min là bản vùng cao duy nhất của phường Sông Đà, thị xã Mường Lay, tỉnh Điên Biên với 100% dân số là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Người dân nơi đây đã cùng chính quyền địa phương vượt bao gian khó, quyết tâm để Huổi Min dần chuyển mình.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Trái ngọt trên chiến trường xưa

Trái ngọt trên chiến trường xưa

Sự kiện - Bình luận - Hải Yến - 8 giờ trước
Năm 2024, vừa tròn 7 thập kỷ dân tộc Việt Nam viết nên trang sử hào hùng bằng chiến thắng vĩ đại mang tên Điện Biên Phủ. Từ trong đau thương, mất mát. Hôm nay, có một Điện Biên đang tiếp tục lập nên những “chiến công mới” trong giai đoạn hội nhập và phát triển đất nước.
Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Sự kiện - Bình luận - PV - 12 giờ trước
Gần nửa thế kỷ qua, Ngày Chiến thắng 30/4/1975 đã trở thành biểu tượng lịch sử vĩ đại của dân tộc, là niềm tự hào, là mốc son chói lọi cổ vũ nhân dân ta vượt qua khó khăn, thử thách, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Công tác Dân tộc - Cù Hương - 16:18, 29/04/2024
Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Tin tức - PV - 16:16, 29/04/2024
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Khám phá “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng”

Khám phá “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng”

Sắc màu 54 - Anh Trúc - 16:12, 29/04/2024
Trong hai ngày 30/4 và 1/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam giới thiệu không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng Tây Bắc, Đông Bắc, với điểm nhấn là không gian văn hóa chợ vùng cao với chủ đề “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng