Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chùa Khmer - “đạo và đời”: Lan tỏa lòng nhân ái (Bài cuối)

Hạnh Nguyên - 14:58, 29/08/2022

Bao năm qua, cùng với việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, các vị sư đáng kính trong các ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer ở các tỉnh Tây Nam bộ còn âm thầm lặng lẽ làm nhiều việc thiện nguyện, chung tay góp phần nâng cao đời sống đồng bào, giảm nghèo bền vững trên địa bàn.

Hội Đoàn kết sư sãi thị xã Vĩnh Châu trao nhà hộ Khmer khó khăn
Hội Đoàn kết sư sãi thị xã Vĩnh Châu trao nhà cho hộ dân tộc Khmer khó khăn

Góp sức chăm lo cho người nghèo

Tại Kiên Giang có 76 ngôi chùa Khmer, nét đẹp văn hoá từ “cho” và “nhận” đã mang ý nghĩ đầy ắp yêu thương giữa phật tử với những tấm lòng nhân ái, từ bi của các nhà sư để giúp những mảnh đời, những hoàn cảnh khó khăn, đồng bào nghèo có cuộc sống tốt hơn.

Về vùng An Biên (Kiên Giang), chúng ta sẽ cảm nhận rõ nét những thay đổi ở vùng đồng bào Khmer. Nơi đây có Đại đức Danh Nâng, Ủy viên Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Chủ tịch kiêm Chánh Thư ký Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh, trụ trì chùa Thứ Năm (An Biên), là người có nhiều đóng góp cho địa phương trong việc tuyên truyền, vận động đồng bào Khmer chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, xây dựng nếp sống văn hóa và tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội.

 Đại dức Danh Nâng, đi từng phum sóc tìm những hoàn cảnh khó khăn để hỗ trợ nhà tình thương
Đại dức Danh Nâng, đi từng phum sóc tìm những hoàn cảnh khó khăn để hỗ trợ nhà tình thương

“Sư vận động quanh năm, ai khó khăn về mặt nào mình giúp chỗ đó, bệnh tật, ốm đau không làm được, thì sư vận động cho tiền cho gạo. Vận động được nhiều thì xây nhà, chỗ nào ngăn sông cách trở thì sư vận động làm cầu. Muốn thành công trong vận động an sinh, thì trước tiên mình phải làm bằng cả tấm lòng lúc đó sẽ có mạnh thường quân tiếp sức...”, Đại đức Danh Nâng bộc bạch.

Tương tự, bao năm qua, Đại đức Danh Dung trụ trì chùa Khmer Đồng Tranh, xã Vĩnh Bình Bắc, huyện Vĩnh Thuận cũng đã mang lại nhiều niềm vui cho bà con ở địa phương bằng những việc làm ý nghĩa. Trong đó, bằng uy tín của mình, từ năm 2007 đến nay, Đại đức đã vận động bắc 14 cây cầu giúp người dân đi lại thuận tiện; xây dựng được hơn 60 căn nhà cho hộ nghèo trên địa bàn, mỗi căn từ 25-50 triệu đồng, giúp cho bà con phật tử có nhà để ở, chú tâm lo việc đồng áng để cùng vươn lên thoát nghèo.

Sư Danh Dung chia sẻ: Khi bắt tay vào làm cầu, số tiền vận động được chưa nhiều, sư cùng các đồng tu đi tìm hiểu và học hỏi, rồi đứng ra thiết kế thi công từ những cây cầu nhỏ, đơn giản, dần dần có kinh nghiệm làm những cây cầu dài và có trọng tải lớn hơn. Bên cạnh đó, được sự đóng góp nhiệt tình của bà con phật tử, số tiền ngày càng nâng lên, sư lại chuyển qua để làm cầu cho nhiều địa phương khác giúp bà con đi lại thuận lợi, giao thương hàng hóa.

Những hành động cụ thể của các nhà chùa đã lan toả trong cộng đồng (Trong ảnh: Các mạnh thường quân thường xuyên phối hợp với chùa tặng quà cho bà con trong phum sóc)
Các mạnh thường quân thường xuyên phối hợp với chùa tặng quà cho bà con trong phum sóc

Căn nhà tử tế từ những tấm lòng

Bao năm qua, các cấp chính quyền, Nhân dân ở nhiều địa phương tỉnh Sóc Trăng luôn nhớ đến Thượng toạ Lý Đức - Phó Chủ tịch Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng, bởi chặng đường phật sự của Thượng toạ, còn gắn liền với các chương trình an sinh xã hội của Hội đoàn kết sư sãi.

Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2022, Hội tham gia đóng góp quỹ người nghèo, ủng hộ lớp học tình thương, phát quà cho người nghèo, gia đình khó khăn, xây dựng đường nông thôn, cấp tập vở cho các em... với tổng số tiền trên 5,4 tỷ đồng và hàng chục tấn gạo, tặng 5 căn nhà tình thương cho hộ đồng bào Khmer khó khăn về nhà ở.

“Chúng tôi luôn có tâm niệm, tâm đức cùng Đảng, Nhà nước góp ít công sức, tiền, ngày công lao động và vận động các nhà hảo tâm đóng góp, để giúp đỡ đồng bào phật tử còn khó khăn, hỗ trợ cho các em học sinh có điều kiện đến trường học tập, từ đó đóng góp công tác xóa đói giảm nghèo ở nhiều địa phương”.

Hoà Thượng Kim Ngọc Toàn trao nhà số 24 đến Bà Tăng Thị Ngữ
Hoà Thượng Kim Ngọc Toàn trao nhà số 24 đến Bà Tăng Thị Ngữ

Tương tự, Hoà thượng Kim Ngọc Toàn, Trụ trì chùa Chà, xã Thanh Sơn huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh luôn nhìn nhận, con người phải “an cư mới lạc nghiệp”, từ đó Hoà thượng cùng các vị chư tăng và ban quản trị chùa, bắt tay vào vận động mạnh thường quân để hỗ trợ hộ đồng bào dân tộc khó khăn về nhà ở.

Căn nhà thứ 24 được trao cho bà Tăng Thị Ngữ - ấp Vàm Ray, xã Hàm Tân, huyện Trà Cú. Chia sẻ niềm vui với chúng tôi bà cho biết: “Khi nhận được tin sắp được vào nhà mới ở, tôi vui đến mức không ngủ được, bản thân già yếu, các chế độ Nhà nước hỗ trợ đủ ăn và thuốc uống. Không dám nghĩ đến căn nhà tránh mưa, tránh nắng vì nghĩ đến càng thấy bệnh tật và cuộc sống bế tắc, bởi làm được căn nhà tươm tất để ở là quá sức với con cháu. Cũng may có Hoà thượng và các vị sư đứng ra vận động kinh phí xây nhà. Bây giờ tôi thấy an yên trong căn nhà mới để dưỡng già.”

Tính đến tháng 7/2022, Hoà thượng cùng ban quản trị chùa đã trao căn nhà thứ 25, mỗi căn trị giá 50 triệu đồng cho 25 hộ. Hiện nay, Hòa thượng cũng đang xúc tiến hoàn thành trao 2 căn cho hộ đồng bào Khmer nghèo.

Lan tỏa giá trị “đạo và đời”

Với lòng từ bi thấu hiểu, Ban Quản trị chùa Bô Tum Vong Sây, Thị trấn Cái Tắc, huyện Châu Thành A, tỉnh hậu Giang xác định, niềm tin tôn giáo không chỉ dừng lại ở sự giúp cho con người bằng cúng bái và cầu nguyện, mà còn biểu hiện thông qua những hành động thực tiễn. Những hoạt động từ thiện xã hội của phật giáo mang đến cho con người sự hỗ trợ vật chất trong lúc cần thiết, sẽ là niềm an ủi tinh thần lớn lao cho những ai tiếp cận, thụ hưởng.

Trong Đại dịch Covid - 19, các chùa vừa thực hiện phòng, chống dịch vừa lo cái ăn cho phật tử
Trong Đại dịch Covid - 19, các chùa vừa thực hiện phòng, chống dịch vừa lo cái ăn cho phật tử

Từ đức tín này, Đại đức Lâm Út Hiền, trụ trì chùa đã cùng các chư tăng, Ban Quản trị vận động mạnh thường quân hỗ trợ thực hiện nhiều hoạt động có ích cho cộng đồng. Trong bảng ghi công đức của Chùa, trong 5 năm qua, các mạnh thường quân, phật tử đã đến cúng dường cho chùa để xây dựng 6 cây cầu, với tổng kinh phí trên 1 tỷ đồng; hơn 300 triệu đồng ủng hộ các xã gặp khó khăn trong mùa dịch Covid - 19 năm 2021. Ngoải ra, hằng năm, chùa đều có chủ trương hỗ trợ sinh viên chỗ ở; hỗ trợ học phí cho các vị tu tại chùa có ý chí vươn lên học thạc sĩ, nghiên cứu sinh; hỗ trợ cho các em ở trọ tại chùa thi rớt đại học đi học nghề (lái xe, điêu khắc...).

Còn nhớ câu chuyện, vào thời điểm bùng phát dịch Covid - 19, từng xã khu vực biên giới bị cách ly phòng, chống dịch, vị trụ trì chùa Serey Kandal, toạ lạc phường Vĩnh Phước, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng đã liên lạc với Văn phòng thường trú báo Dân tộc và Phát triển tại khu vực Tây Nam bộ đề xuất giải pháp vận chuyển lương thực để hỗ trợ cho đồng bào đang gặp khó khăn do phải cách ly. Từ thiện tâm của các vị sư, đã có gần 10 chuyến xe tải chở hàng mì tôm và thực phẩm được trao tặng đồng bào qua giai đoạn khó khăn.

Có thể thấy, Phật giáo Nam tông Khmer tồn tại lâu bền với đồng bào Khmer, đã khẳng định sự hòa hợp gắn kết giữa “đạo và đời’. Những giá trị đạo đức Phật giáo trong mỗi ngôi chùa đã và đang tiếp tục lan tỏa trong phật tử, đồng bào Khmer. Dù cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng tinh thần yêu nước, đoàn kết, những nét đẹp trong những ngôi chùa, các vị sư luôn được gìn giữ và phát huy từ đời này sang đời khác… 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Truyền dạy nhạc cụ truyền thống Chăm tại huyện Hàm Thuận Bắc

Truyền dạy nhạc cụ truyền thống Chăm tại huyện Hàm Thuận Bắc

Chính sách dân tộc - Lâm Tấn Bình - 1 phút trước
Bảo tàng tỉnh Bình Thuận vừa phối hợp với UBND xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận tổ chức mở lớp truyền dạy nhạc cụ truyền thống Chăm gồm trống Ginăng và kèn Saranai cho 21 học viên là con em đồng bào Chăm thuộc xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc.
Bộ Y tế cấp phép cho 3 loại Vaccine mới

Bộ Y tế cấp phép cho 3 loại Vaccine mới

Sức khỏe - Hoàng Minh - 4 phút trước
Bộ Y tế vừa ký quyết định cấp phép, gia hạn giấy đăng ký lưu hành cho 40 loại Vaccine, sinh phẩm, trong đó có 3 Vaccine mới lần đầu tiên được cấp phép tại Việt Nam, là Vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết, bệnh Zona thần kinh và Vaccine phòng 23 tuýp phế cầu thế hệ mới.
Nhiều ý kiến tâm huyết góp phần nâng cao vai trò, vị trí của MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029

Nhiều ý kiến tâm huyết góp phần nâng cao vai trò, vị trí của MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tin tức - Văn Hoa - Hương Diệp - 6 giờ trước
Ngày 15/5, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tổ chức Hội nghị xin ý kiến góp ý dự thảo văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Đắk Lắk: Xử lý nhóm đối tượng chế tạo, mua bán vũ khí trái phép qua mạng xã hội

Đắk Lắk: Xử lý nhóm đối tượng chế tạo, mua bán vũ khí trái phép qua mạng xã hội

Pháp luật - Lê Hường - 6 giờ trước
Ngày 15/5, Công an Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa phát hiện xử lý nhóm đối tượng chế tạo, mua bán súng và các vũ khí, công cụ hỗ trợ trái phép qua mạng xã hội.
Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức hội thảo về thực hiện Nghị quyết số 06 tại Bắc Sơn

Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức hội thảo về thực hiện Nghị quyết số 06 tại Bắc Sơn

Chính sách dân tộc - Minh Anh - 6 giờ trước
Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam vừa tổ chức Hội thảo Đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII và Đánh giá 10 năm thực hiện Nghị quyết số 06/NQ-BCH, ngày 19/02/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Hội LHPN Việt Nam, khóa XI về "Tăng cường công tác vận động phụ nữ DTTS, phụ nữ có đạo trong tình hình hiện nay”; Triển khai nghị quyết Đại hội Đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, kết quả đóng góp trong việc phát triển kinh tế, xã hội của địa phương; thực hiện Dự án 8 thực hiện bình đẳng giới trong Chương trình MTQG DTTS và miền núi năm 2024 trên địa bàn xã Nhất Hòa, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
Tin trong ngày - 15/5/2024

Tin trong ngày - 15/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 15/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Triển lãm ảnh với chủ đề “Cuộc sống đời thường của Bác Hồ”. Tăng diện tích trồng dược liệu quý tại vùng đồng bào DTTS và miền núi. Người cha nuôi của 200 trẻ em khó khăn. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Gia (Lạng Sơn): Ra mắt Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian dân tộc Tày, Nùng

Bình Gia (Lạng Sơn): Ra mắt Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian dân tộc Tày, Nùng

Tin tức - Thúy Hồng - 6 giờ trước
Ban Tổ chức xây dựng mô hình Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian thuộc Chương trình MTQG 1719 năm 2024 tỉnh Lạng Sơn vừa tổ chức chương trình báo cáo kết quả xây dựng mô hình và Lễ ra mắt Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian dân tộc Tày, Nùng các thôn thuộc xã Hưng Đạo, huyện Bình Gia.
Tin trong ngày - 15/5/2024

Tin trong ngày - 15/5/2024

Media - BDT - 20:00, 15/05/2024
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 15/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Triển lãm ảnh với chủ đề “Cuộc sống đời thường của Bác Hồ”. Tăng diện tích trồng dược liệu quý tại vùng đồng bào DTTS và miền núi. Người cha nuôi của 200 trẻ em khó khăn. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cây thông chữa bệnh gì?

Cây thông chữa bệnh gì?

Vườn thuốc quanh ta - Như Ý - 19:03, 15/05/2024
Cây thông còn có tên gọi khác là thông, thông nhựa, thông hai lá... Trong Đông y, tất cả các bộ phận của cây thông đều có thể được dùng làm thuốc chữa bệnh cho con người. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây thông mời các bạn tham khảo.
“Tỉnh Bắc Kạn đã cụ thể hóa các Nghị quyết của Chính phủ thành kế hoạch, chương trình phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương”

“Tỉnh Bắc Kạn đã cụ thể hóa các Nghị quyết của Chính phủ thành kế hoạch, chương trình phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương”

Tin tức - Thanh Huyền - 19:01, 15/05/2024
Đó là phát biểu của đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thành viên Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 tại buổi làm việc với UBND tỉnh Bắc Kạn về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính, thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, ngày 15/5 tại tỉnh Bắc Kạn.
Thoái hóa khớp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thoái hóa khớp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Media - BDT - 16:00, 15/05/2024
Thoái hóa khớp là quá trình lão hóa của khớp theo độ tuổi, tình trạng sụn khớp - bộ phận có chức năng bảo vệ và giảm ma sát trong khớp bắt đầu bị bào mòn, phá vỡ cấu trúc. Vì thoái hóa khớp là quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, nên khó tránh khỏi. Tuy nhiên chúng ta có thể làm chậm quá trình thoái hóa đó.