Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Vĩnh Thạnh (Bình Định): Nhiều sai phạm trong đầu tư xây dựng cơ bản

ĐẠT THÀNH NHÂN - 09:49, 09/10/2019

Mới đây, Kiểm toán Nhà nước đã công bố kết quả kiểm toán ngân sách địa phương năm 2018 ở huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định). Kết quả Kiểm toán đã chỉ ra nhiều vi phạm trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản.

Dự án Nâng cấp đường vào khu sản xuất các thôn ở xã Vĩnh Sơn đã hoàn thành giai đoạn 1 nhưng huyện chưa loại trừ khối lượng xi măng do tỉnh cấp.
Dự án Nâng cấp đường vào khu sản xuất các thôn ở xã Vĩnh Sơn đã hoàn thành giai đoạn 1 nhưng huyện chưa loại trừ khối lượng xi măng do tỉnh cấp.

Theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước (KTNN), năm 2018, huyện Vĩnh Thạnh bố trí cho 9 danh mục công trình chuyển tiếp, công trình khởi công mới không nằm trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, với kế hoạch vốn hơn 4 tỷ đồng là chưa tuân thủ quy định của Luật Đầu tư công. Bên cạnh đó, địa phương bố trí vốn cho 32 hạng mục khởi công mới khi chưa có đầy đủ thủ tục đầu tư, với số vốn trên 16,3 tỷ đồng là chưa tuân thủ theo quy định của Bộ Tài chính.

Ngoài ra, huyện bố trí vốn còn dàn trải, chưa ưu tiên vốn để thanh toán dứt điểm nợ khối lượng hoàn thành năm 2017 trở về trước. Cụ thể: Nợ khối lượng hoàn thành năm 2017 về trước gần 60 tỷ đồng (91 công trình). Nhưng kế hoạch vốn năm 2018 chỉ được huyện bố trí trả nợ cho 68 công trình, với số tiền gần 23,8 tỷ đồng. Số nợ còn lại chưa được bố trí hơn 36 tỷ đồng. Trong khi đó, vốn được bố trí cho 58 công trình mới trong năm 2018 gần 25,5 tỷ đồng là chưa tuân thủ các quy định của Bộ Tài chính.

Đặc biệt, tại gói thầu “Xây lắp đường vào khu sản xuất và đường bê tông xi măng vào bể nước sạch làng 6” và công trình “Bê tông xi măng đường vào khu sản xuất làng 5, làng 8, xã Vĩnh Thuận (giai đoạn 2)” có giá trị gói thầu gần 5 tỷ đồng nhưng thực hiện chỉ định thầu, là chưa tuân thủ hạn mức chỉ định thầu theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.


Kết luận KTNN cũng chỉ rõ, tại huyện Vĩnh Thạnh có một số trường hợp nghiệm thu thanh toán chưa loại trừ các sai sót khối lượng trên hồ sơ thiết kế, dự toán với số tiền 522,2 triệu đồng. Riêng hạng mục “Nâng cấp đường vào khu sản xuất các thôn ở xã Vĩnh Sơn (giai đoạn 1)” thuộc Dự án đường bê tông xi măng giao thông liên thôn chưa loại trừ khối lượng xi măng tỉnh cấp (1.159 tấn) với số tiền hơn 1,7 tỷ đồng.

Kiểm toán Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 tại Vĩnh Thạnh cũng phát hiện nhiều vi phạm. Đơn cử như, huyện chưa thực hiện bố trí hơn 6,6 tỷ đồng - vốn đối ứng theo quy định của Bộ Tài chính và Quyết định số 65 về quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng ngân sách địa phương thực hiện Chương trình 30a và 135 thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững tỉnh Bình Định giai đoạn 2018-2020.

Trước những sai sót trên, KTNN đề nghị, UBND huyện Vĩnh Thạnh chỉ đạo các đơn vị có liên quan chấn chỉnh các sai sót, tồn tại trong quản lý, điều hành, sử dụng ngân sách nhà nước. Đồng thời, kiến nghị xử lý tài chính hơn 10,7 tỷ đồng; trong đó buộc thu hồi hơn 342 triệu đồng về các khoản chi sai theo quy định. Tổ chức kiểm điểm trách nhiệm của các tập thể, cá nhân liên quan khi để xảy ra sai sót, nhất là việc bố trí hơn 16,3 tỷ đồng kế hoạch vốn cho 32 dự án khởi công mới khi chưa đầy đủ thủ tục, quyết định đầu tư phê duyệt.

Tiếp nhận ý kiến đề nghị của KTNN, ông Lê Văn Đẩu, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh cho biết: Huyện đã chỉ đạo các đơn vị có liên quan nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm; chấn chỉnh và khắc phục các sai sót được KTNN kết luận.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô: Nhiều vấn đề cần làm rõ từ báo cáo của UBND huyện Đăk Tô (Bài 6)

Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô: Nhiều vấn đề cần làm rõ từ báo cáo của UBND huyện Đăk Tô (Bài 6)

Sau khi báo Dân tộc và Phát triển có loạt bài phản ánh: Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô, UBND huyện Đăk Tô đã có báo cáo số 153, ngày 13/5/2025 gửi UBND tỉnh Kon Tum báo cáo “kết quả kiểm tra, xác minh vụ việc báo chí phản ánh”. Tuy nhiên, nhiều nội dung của báo cáo đã khác so với báo cáo trước đây của chính UBND huyện Đăk Tô về vụ việc. Rất nhiều câu hỏi đặt ra cần các cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum vào cuộc làm sáng tỏ vấn đề.
Tin nổi bật trang chủ
Khi trường học rộn tiếng cồng chiêng

Khi trường học rộn tiếng cồng chiêng

Những vũ điệu xoang, tamya Arya, dăm dar… được các em học sinh người DTTS thể hiện bằng những động tác thật khỏe khoắn, dứt khoát, nhưng không kém phần uyển chuyển, duyên dáng, nhịp nhàng, hòa nhịp cùng tiếng trống, tiếng cồng chiêng, tiếng khèn bầu dìu dặt cuốn hút người xem. Bởi các điệu múa và thanh âm ấy như máu thịt, hồn cốt của đồng bào DTTS Tây Nguyên, hiện nay được nhiều trường học phổ thông trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có ý thức gìn giữ và phát huy.
“Viên ngọc thô” trong cánh rừng Mẫu Sơn

“Viên ngọc thô” trong cánh rừng Mẫu Sơn

Media - BDT - 1 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 21/5, có những thông tin đáng chú ý sau: “Viên ngọc thô” trong cánh rừng Mẫu Sơn. Chùa Phúc Sơn trên núi Phượng Hoàng. Gìn giữ và truyền dạy nghề thêu của người Dao Đỏ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sư Đoàn 320 trao gần 1,7 tỷ đồng hỗ trợ học sinh DTTS khó khăn vùng biên giới

Sư Đoàn 320 trao gần 1,7 tỷ đồng hỗ trợ học sinh DTTS khó khăn vùng biên giới

Xã hội - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Ngày 21/5, Sư Đoàn 320 (Quân đoàn 34) đã triển khai Chương trình “Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nâng bước em đến trường” tại 3 xã biên giới Ia Dom, Ia Nan và Ia Pnôn của huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai.
Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân các xã khu vực miền núi thực hiện hoạt động bầu cử

Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân các xã khu vực miền núi thực hiện hoạt động bầu cử

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Sáng 21/5, trong phiên thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND, các Đại biểu Quốc hội bày tỏ đặc biệt quan tâm tới hoạt động bầu cử tại các xã sau khi thực hiện chuyển đổi mô hình chính quyền địa phương thành 2 cấp, đặc biệt là các xã miền núi, vùng DTTS.
Đắk Nông: Kỷ luật cảnh cáo nguyên Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư

Đắk Nông: Kỷ luật cảnh cáo nguyên Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư

Pháp luật - Lê Hường - 1 giờ trước
Ngày 21/5, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Nông vừa ban hành Công văn số 715-CV/UBKTTU ngày 16/5/2025 về việc thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 50 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy.
Triển khai các Chương trình MTQG - Trợ lực đưa Bắc Trà My sớm thoát khỏi huyện nghèo

Triển khai các Chương trình MTQG - Trợ lực đưa Bắc Trà My sớm thoát khỏi huyện nghèo

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Những năm gần đây, huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) – một trong những huyện miền núi còn nhiều khó khăn đang từng bước "thay da đổi thịt" nhờ vào việc triển khai quyết liệt các chương trình mục tiêu quốc gia. Điều này được minh chứng từ những con đường bê tông dẫn vào tận thôn làng, những mái nhà kiên cố mọc lên giữa sườn đồi, đến những mô hình phát triển sinh kế hiệu quả từ cây, con bản địa đang được nhân rộng...
Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 20/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á. Công nhận 108 “hóa thạch sống” ở Lâm Đồng là Cây di sản Việt Nam. Bảo tồn di sản ở Bản Cuôn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Ninh: Đã tìm thấy nạn nhân thứ 5 trong vụ mất tích do lũ cuốn

Quảng Ninh: Đã tìm thấy nạn nhân thứ 5 trong vụ mất tích do lũ cuốn

Trang địa phương - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Chiều 21/5, tại đập Hải An, xã Quảng Thành, huyện Hải Hà (Quảng Ninh) xảy ra vụ việc 7 thanh thiếu niên bị nước lũ cuốn trôi, trong đó 2 em hiện vẫn đang mất tích.
Thứ trưởng Y Thông tiếp Đoàn Người có uy tín tỉnh Ninh Thuận

Thứ trưởng Y Thông tiếp Đoàn Người có uy tín tỉnh Ninh Thuận

Người có uy tín - Văn Hoa - 1 giờ trước
Chiều 21/5, tại trụ sở Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Thứ trưởng Y Thông đã tiếp Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Ninh Thuận. Đoàn công tác gồm 21 đại biểu, do ông Nguyễn Ngọc Thịnh - Phó Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Ninh Thuận làm Trưởng đoàn. Cùng tiếp Đoàn có lãnh đạo một số vụ, đơn vị của Bộ Dân tộc và Tôn giáo.
Tăng tốc thực hiện Chương trình MTQG 1719

Tăng tốc thực hiện Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Dù đạt nhiều kết quả tích cực, song việc thực hiện các dự án Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719) tại nhiều địa phương vẫn còn không ít khó khăn dẫn đến tiến độ giải ngân chậm. Thực tế này đang đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt hơn từ các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành chức năng và đồng bào các DTTS.
Ninh Thuận: Bàn giao nhà ở cho đồng bào Raglay

Ninh Thuận: Bàn giao nhà ở cho đồng bào Raglay

Tin tức - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Chiều 21/5, tại khu giãn dân thôn Mỹ Hiệp, Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm nhà dột nát huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận, tổ chức Lễ bàn giao nhà ở cho 18 hộ đồng bào dân tộc Raglay xã Mỹ Sơn thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo khó khăn về nhà ở. Đến dự có ông Nguyễn Văn Nhựt, Bí thư Huyện ủy Ninh Sơn cùng đông đảo cán bộ và nhân dân xã Mỹ Sơn.
Nguồn lực Chương trình MTQG 1719 góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở Bảo Yên

Nguồn lực Chương trình MTQG 1719 góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở Bảo Yên

Chính sách Dân tộc - Trọng Bảo - 2 giờ trước
Xác định Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) là một chương trình có tác động lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội của địa phương. Ngay từ những ngày đầu, huyện Bảo Yên đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin… từ đó, giúp người dân hiểu và đồng thuận trong quá trình triển khai chương trình.