Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Văn hóa cồng chiêng qua "nghiệm sinh" của già làng

PV - 17:44, 08/08/2022

Vùng Trường Sơn đại ngàn phía tây Quảng Nam là nơi lưu giữ văn hóa cồng chiêng, linh hồn của văn hóa làng các DTTS. Về với cộng đồng làng miền núi để khảo cứu cồng chiêng, không thể bỏ qua tri thức bản địa của già làng, họ chính là báu vật của văn hóa miền núi.

Các già làng ở Tây Giang tạc tượng. (Ảnh: L.T.K)
Các già làng ở Tây Giang tạc tượng. (Ảnh: L.T.K)

Hội tụ về tính thiêng

Gs.Trần Quốc Vượng khi đi điền dã văn hóa dân gian những năm 1990, đã nói về sự tích tụ văn hóa ở các già làng, đó chính là quá trình từng trải suốt cả đời người “nghiệm sinh”.

Khi khảo cứu về văn hóa cồng chiêng, nhiều già làng các DTTS cho rằng, tiếng cồng chiêng là lời cầu nguyện, sự che chở của các vị thần, thể hiện lòng kính cẩn của cộng đồng làng với đất trời. Âm thanh cồng chiêng thấu gọi hồn thiêng sông núi, tạo chất men nối kết cộng đồng.

Già làng Hồ Văn Nhong (người Bh’noong ở xã Phước Năng, huyện Phước Sơn) nói: “Cồng chiêng có đường tròn biểu tượng cho thần mặt trời (K’nantroc) - vị thần có quyền lực cao nhất, luôn che chở, bảo vệ cho người dân trong cuộc sống hằng ngày. Đường tròn cho tiếng của mọi cái chiêng đều đến được trung tâm thiêng, nơi các vị thần linh bay về ngự trị”.

Người có nhiều cồng chiêng trong làng được tôn trọng không phải họ có nhiều của cải vật chất mà chính là người ấy đang được hộ trì bởi nhiều “thần chiêng”.

Già làng Cơlâu Nâm ở Tây Giang cho biết: “Không có tiếng chiêng, con người như lạc vào rừng sâu không lối ra, sức sống con người như bị cạn kiệt. Khi tiếng chiêng ngân lên, con người trở về với bản tính hướng thiện. Cồng chiêng kết nối con người quá khứ với hiện tại và tương lai, kết nối con người với thần linh, mang lại bình yên cho cuộc sống”.

Đối với đồng bào DTTS, cồng chiêng là vật thiêng. Họ tin rằng, trong mỗi cái chiêng đều có thần linh trú ngụ, cồng chiêng càng lâu năm, sức mạnh càng lớn. Ai có công giữ gìn cồng chiêng, người đó được thần linh phù hộ và ngược lại, ai đem bán cồng chiêng, bán linh hồn cộng đồng làng thì sẽ bị thần linh trừng phạt.

Trong quan niệm của đồng bào, cồng chiêng được ví như con người, vì vậy cồng chiêng càng lâu đời càng có giá trị và càng trở nên quý.

Cồng chiêng càng cổ càng có nhiều thần chiêng trú ngụ và sức mạnh thiêng của cồng chiêng càng lớn. Đối với loại chiêng này đồng bào không bao giờ bán đi, bởi bán nó tức là bán đi sự linh thiêng, bán đi ân phúc mà thần linh ban cho. Nó được cất giấu rất kỹ với những nghi lễ quy định rất nghiêm ngặt, thường là cất trong hang núi mà chỉ chủ nhà mới biết.

Không có tiếng chiêng, con người như lạc vào rừng sâu không lối ra...

Hiện hữu sự phồn thực

Văn hóa cồng chiêng như lá chắn, bảo vệ sự trường tồn của vùng miền núi. Con người sống trong không gian đó sẽ tạo dựng cuộc sống đúng với bản tính và nền nếp của luật tục, tập quán. Xét từ góc độ văn hóa cổ truyền, âm nhạc cồng chiêng chuyển tải vẻ đẹp hoang sơ, huyền thoại trong cuộc sống khiến cho con người giữ được phẩm chất “bản thiện” của cộng đồng.

Cách đây hơn 5 năm, khi chúng tôi đến Đông Giang, gặp già làng A Tùng Vẽ, ông nói: “Cồng chiêng là hình bầu vú phụ nữ căng đầy, rắn chắc ở giữa. Núm vú là biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực của cư dân trồng lúa”.

Rồi ông ngẫu hứng hát một đoạn dân ca “Cha chấp” mà ông đã biết khi còn niên thiếu, lời hát liên hệ giữa cồng chiêng và tín ngưỡng phồn thực: “Lật ngửa cồng ra. Đổ cho đầy rượu. Lật ngửa chiêng ra. Sắp thị cho đầy. Mời Giàng về ăn với dân làng. Cho bầu sữa căng tràn, cho con suối nhiều nước, cho mưa về ngô lúa xanh tươi”.

Cũng theo quan niệm về phồn thực, già làng Đinh Thập ở Trà Cang (Nam Trà My) từng nói: “Người Xơ đăng khi đánh chiêng phải quay về hướng Đông, hướng mặt trời mọc, là nơi sinh ra Mẹ lúa. Họ cho rằng chỉ khi quay về hướng này thì họ mới giao tiếp được với thần linh để ban cho vụ mùa tươi tốt”.

Cồng chiêng hiện diện hầu hết ở các DTTS miền núi Quảng Nam, mỗi cộng đồng làng dùng cồng chiêng để biểu dương sức mạnh trong chiến đấu và sản xuất. Qua âm thanh của cồng chiêng, mỗi cá nhân, cộng đồng làng đều gửi gắm những suy nghĩ, những ước mơ bình dị.

Tiếng cồng chiêng luôn gắn chặt với bước đi, từng sinh hoạt văn hóa theo suốt cuộc đời mỗi người. Họ yêu quý gìn giữ như vật báu của gia đình, của cộng đồng làng. Cho nên cồng chiêng luôn có sức sống trường tồn từ ngàn xưa cho tới nay.

Vũ hội cồng chiêng. (Ảnh: L.T.K)
Vũ hội cồng chiêng. (Ảnh: L.T.K)

Những bí mật trong luật lục

Sống giữa đại ngàn, những tập tục, quy định của làng về cồng chiêng luôn được đồng bào tuân thủ nghiêm ngặt. Không phải lúc nào cũng có thể đánh cồng chiêng và không phải trong nghi lễ nào cũng sử dụng cồng chiêng. Trong gia đình, chỉ có chủ nhà mới được quyền lấy cồng chiêng để sử dụng, người lạ không được phép sờ vào khi chưa có sự đồng ý của gia chủ.

Cồng chiêng của làng thì chỉ có già làng mới cho phép đánh trong các lễ hội, nếu làm thần linh nổi giận, gia đình và làng sẽ gặp tai họa như mất mùa, bệnh tật. Vào những ngày thường, không có lễ hội, tuyệt đối không đánh cồng chiêng, vì đánh cồng chiêng lúc này sẽ làm kinh động đến thần linh, trời đất.

Trong lễ hội mừng lúa mới, lễ lập làng, lễ kết nghĩa thì làng quy định cách đánh cồng chiêng cụ thể dựa vào con vật hiến tế cùng các bài chiêng tương ứng. Việc cất giữ cồng chiêng cũng phải tuân thủ theo luật tục. Khi treo cồng chiêng, bụng phải ngửa lên trên, núm tựa vào vách.

Già làng người Ca Dong - Hồ Văn Dinh cho biết: “Bởi vì chiêng có linh hồn biểu hiện qua âm thanh phát ra từ miệng chiêng (bụng chiêng và thành chiêng được coi là miệng chiêng). Nếu đặt úp chiêng thì họ cho rằng sẽ úp miệng chiêng lại, hồn chiêng không còn. Dùi đánh cũng được đặt trong bụng chiêng, như đứa con được ấp ủ trong bụng mẹ”.

Luật tục Cơ Tu cũng quy định, trong lễ hội nào có ăn heo 3 gang tay trở lên, trâu 12 gang tay, bò 5 gang tay thì mới sử dụng cồng chiêng có núm và trống cái, vì họ tin sẽ mời được các vị thần lớn nhất về dự lễ hội với dân làng.

Già làng Priu Pố ở Tây Giang nói rằng: “Người Cơ Tu có quy định sử dụng cồng chiêng khi săn bắt được thú rừng, nếu con vật bắt được là chồn, mang và những con thú nhỏ thì đồng bào không đánh cồng chiêng.

Tùy theo loại thú để có cách đánh chiêng khác nhau. Nếu là con thú không nguy hại như sơn dương, nai thì đánh chiêng chậm. Nếu con thú dữ như gấu, hổ thì chiêng sẽ được đánh nhanh.

Theo quan niệm của đồng bào, những con thú hung dữ nên phải đánh chiêng nhanh để nó nhanh chết và không làm hại con người. Khi bắt được con mang, tuyệt đối không đánh cồng chiêng, vì theo họ tiếng tác của nó báo hiệu sẽ mang đến điềm xấu, điềm dữ.

Giữ gìn hồn cốt dân tộc

Ở Quảng Nam, văn hóa cồng chiêng gắn với núi rừng như là tất yếu của tạo hóa. Chỉ có núi rừng mới sản sinh và nuôi dưỡng mạch nguồn văn hóa cồng chiêng, như già làng Bling Hạnh ở huyện Nam Giang đã nói: “Còn núi rừng còn cồng chiêng, mất núi rừng mất cồng chiêng. Cồng chiêng là linh hồn của văn hóa làng, nơi hội tụ cái tinh khiết của đất trời, cái rắn rỏi của đất núi và cái trong veo của mạch nguồn suối sông. Cồng chiêng là tiếng lòng của con người theo suốt từ thuở mới sinh ra cho đến khi nhắm mắt”.

Đồng cảm với những trăn trở của các già làng, những người làm văn hóa chúng tôi cảm thấy tiếc nuối khi bản sắc văn hóa của các dân tộc đang có nguy cơ mai một vì hiện nay còn khá ít không gian để văn hóa cồng chiêng tồn tại, đó chính là mối quan hệ giữa cộng đồng làng - con người - thiên nhiên đã trở thành đơn điệu, không còn gắn kết như xưa, lễ hội có khi chỉ là miễn cưỡng, không còn sức mê hoặc, thăng hoa bởi mất đi tính thiêng của không gian văn hóa.

Và sự thất truyền các bài nhạc chiêng cổ, việc vắng bóng các nghệ nhân, già làng - kho tàng “văn hóa sống” ở miền núi làm tăng thêm sự lo âu trước những mất mát di sản văn hóa truyền thống của các DTTS miền núi Quảng Nam.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch nơi rẻo cao Kỳ Sơn

Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch nơi rẻo cao Kỳ Sơn

Lên Kỳ Sơn – huyện rẻo cao xứ Nghệ, đã không ít du khách từng cảm thấy mình “lạc lối”. Cũng bởi, nơi ấy không chỉ có “cổng trời” Mường Lống bảng lảng sương bay, tháp cổ Yên Hòa huyền bí, đỉnh Puxailaileng trên dãy Trường Sơn…; mà còn là những lễ hội Pu nhạ thầu, chọi bò, hoa mận, chợ phiên… thấp thoáng sau những cánh rừng pơ mu, sa mu tuyệt đẹp. Càng cuốn hút và hấp dẫn hơn khi đó là bản sắc văn hóa độc đáo lâu đời của cộng đồng các DTTS Mông, Thái, Khơ mú nơi đây.
Tin nổi bật trang chủ
Ngoại hạng Anh: Aston Villa mất quyền tự quyết trong top 4 sau thất bại trước Brighton

Ngoại hạng Anh: Aston Villa mất quyền tự quyết trong top 4 sau thất bại trước Brighton

Thể thao - Hoàng Minh - 1 giờ trước
Vòng 36 Ngoại hạng Anh, Aston Villa đã gây bất ngờ khi để thua đội bóng đã hết mục tiêu tại mùa giải năm nay Brighton với tỷ số 0-1. Kết quả này khiến cuộc đua Top 4 Ngoại hạng Anh trở lên nóng hơn bao giờ hết.
Lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Gầu Tào

Media - PV - 3 giờ trước
Lễ hội Gầu Tào là một trong những sinh hoạt văn hóa cổ truyền, được lưu giữ, bảo tồn và phát huy trong đời sống tinh thần của đồng bào Mông vùng Tây Bắc. Hiện nay, ở nhiều địa phương như Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, Lao Châu, Sơn La... đồng bào Mông đã duy trì việc tổ chức Lễ hội Gầu Tào vào dịp đầu Xuân mới và trở thành điểm nhấn du lịch với du khách trong và ngoài nước.
Ngoại hạng Anh: Liverpool níu giữ đua vô địch sau chiến thắng trước Tottenham

Ngoại hạng Anh: Liverpool níu giữ đua vô địch sau chiến thắng trước Tottenham

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 4 giờ trước
Vòng 36 Ngoại hạng Anh, Liverpool tiếp đón Tottenham trên sân nhà Anfield. Hai đội đã cống hiến cho người hâm mộ một trận đấu kịch tính với cơn mưa bàn thắng.
Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 7 giờ trước
Cách TP.Kon Tum khoảng 60 km về hướng bắc, làng Đăk Chờ (xã Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô, Kon Tum) nằm lọt thỏm giữa bốn bề núi rừng hùng vĩ. Sâu trong khu rừng tại huyện Đăk Tô (Kon Tum) có một cây Sao cát hàng trăm năm tuổi đang được lực lượng chức năng luân phiên bảo vệ. Và câu chuyện giữ rừng của họ cũng đầy cam go, nguy hiểm.
SHB giành cú đúp giải thưởng tại Digital CX Awards 2024

SHB giành cú đúp giải thưởng tại Digital CX Awards 2024

Kinh tế - Vũ Mừng - 7 giờ trước
SHB giành cú đúp giải thưởng “Trải nghiệm trên nền tảng số nổi bật nhất – hạng mục Nền tảng quản lý dòng tiền” và “Áp dụng công nghệ tốt nhất cho trải nghiệm số” tại Lễ trao giải Digital CX Awards 2024.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 18): “Báo động tình trạng tự ý dùng thuốc, dược liệu không rõ nguồn gốc để trị bệnh”

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 18): “Báo động tình trạng tự ý dùng thuốc, dược liệu không rõ nguồn gốc để trị bệnh”

Việt Nam có nguồn dược liệu dồi dào, nhiều bài thuốc gia truyền, nhiều người lựa chọn sử dụng thuốc Nam vì quan niệm những loại thuốc này lành tính. Tuy nhiên, thói quen tự dùng thuốc, dược liệu của người dân đã dẫn đến hậu quả tổn hại nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về “Báo động tình trạng tự ý dùng thuốc, dược liệu không rõ nguồn gốc để trị bệnh”.
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Sự kiện - Bình luận - Tào Đạt - 7 giờ trước
Chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược đông xuân (1953 - 1954) của quân và dân ta. Trải qua "56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non" (thơ Tố Hữu), quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên phủ, giành thắng lợi hoàn toàn. Chiến thắng này đã trở thành tiếng sấm rền vang làm rung chuyển thế giới, xé toạc đám mây đen của chủ nghĩa thực dân - đế quốc, mang đến nguồn cổ vũ to lớn cho các dân tộc bị áp bức đứng lên giành độc lập.
Cao Bằng: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô

Cao Bằng: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô

Sắc màu 54 - Minh Anh - 7 giờ trước
Ngày 4/5, UBND huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô lần thứ 2 năm 2024, tại xã Đức Hạnh.
Bình Thuận: Truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS

Bình Thuận: Truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 7 giờ trước
Triển khai Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận tổ chức lớp truyền dạy nghề đan lát cho 20 học viên là hội viên phụ nữ, nông dân dân tộc Cơ Ho trên địa bàn xã tại Đông Tiến, huyện Hàm Thuận Bắc.
Phiên họp toàn thể lần thứ 9 của Hội đồng Dân tộc, đã thẩm tra và cho ý kiến nhiều nội dung liên quan đến vùng DTTS

Phiên họp toàn thể lần thứ 9 của Hội đồng Dân tộc, đã thẩm tra và cho ý kiến nhiều nội dung liên quan đến vùng DTTS

Tin tức - Như Tâm - 7 giờ trước
Ngày 4/5, tại Tp. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Hội đồng Dân tộc (HĐDT) của Quốc hội tiếp tục phiên họp toàn thể lần thứ 9 với nhiều nội dung như: thẩm tra Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn, Thẩm tra Luật Phòng chống mua bán người (sửa đổi); Thẩm tra Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Thẩm tra Luật Địa chất và khoáng sản; cho ý kiến Kế hoạch, đề cương giám sát chuyên đề của HĐDT về: “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác cán bộ đối với đội ngũ cán bộ DTTS, giai đoạn 2016 - 2023”; đồng thời, cung cấp thông tin về việc lập Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Thông tin về Nghị quyết 969 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn việc tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp của HĐDT, Ủy ban của Quốc hội.
Cảnh báo mưa dông, lốc, mưa đá và gió giật mạnh khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

Cảnh báo mưa dông, lốc, mưa đá và gió giật mạnh khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

Môi trường sống - T.Hợp - 7 giờ trước
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 06/5, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 90mm.