Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Vải dệt thổ cẩm làng Hà Văn Trên đã có thương hiệu

Thành Nhân - 09:56, 14/03/2022

Làng Hà Văn Trên, xã Canh Thuận, huyện Vân Canh (Bình Định) hiện có khoảng 100 người gắn bó với nghề dệt thổ cẩm. Việc công nhận nhãn hiệu sẽ giúp cho nghề dệt ở làng Hà Văn Trên ngày càng phát triển; đồng thời là cơ hội tôn vinh, quảng bá, phát huy giá trị truyền thống, thổ cẩm Hà Văn Trên trên thị trường trong và ngoài nước, thúc đẩy phát triển làng nghề, thu hút khách du lịch đến tham quan, tăng thêm thu nhập cho người dân.

Nghệ nhân Đinh Thị Xuân đang dệt thổ cẩm
Nghệ nhân Đinh Thị Xuân đang dệt thổ cẩm

Những người tâm huyết giữ nghề

Có thể khẳng định, nghề dệt thổ cẩm ở làng Hà Văn Trên vẫn được bảo tồn và phát triển như ngày nay, là nhờ những người có tâm huyết với nghề, một lòng muốn gìn giữ nghề truyền thống của cha ông. Đơn cử như bà Đinh Thị Lên (62 tuổi), là người lớn tuổi nhất ở làng còn gắn bó với nghề truyền thống này.

Chiếc khung cửi dệt thổ cẩm của bà Lên được đặt bên cửa sổ của ngôi nhà sàn. Sau khi mắc len vào khung cửi, bà miệt mài dệt và cho “ra lò” những sản phẩm đẹp, chất lượng. Bà Lên cho biết: Ngoại và mẹ là người chỉ dạy nghề dệt thổ cẩm cho bà từ khi 15 tuổi. Đến năm 20 tuổi, bà tự tay đan, dệt hoàn chỉnh từng chiếc áo, chiếc chăn mặc, váy, khăn, khố… Bà rất vui vì trong làng vẫn còn nhiều người biết dệt thổ cẩm, đặc biệt là lớp trẻ.

Không chỉ giỏi nghề, bà Lên còn truyền dạy cho 3 người con gái của mình. Đến nay, các chị Đinh Thị Xuân (42 tuổi), Đinh Thị Thoại (37 tuổi) và La Thị Ngọc Ánh (24 tuổi) đã thạo nghề, và tự tay dệt ra những bộ áo (nam, nữ), váy, chăn (cõng trẻ con, đắp), khăn (quấn cổ, đội đầu), túi đựng trầu cau, túi xách…

Điều dễ thấy trên từng tấm vải thổ cẩm của người Ba Na ở làng Hà Văn Trên, là các gam màu xanh, đỏ, đen, cam, trắng trên từng sản phẩm với họa tiết, hoa văn ngày một tinh xảo. Đáng quý nhất, theo bà Lên, tất cả những gì ông bà xưa truyền dạy đều được giữ gìn trọn vẹn đến hôm nay.

Chị Đinh Thị Lượt ở làng Hà Văn Trên cầm trên tay bộ áo, váy thổ cẩm do chị dệt nên, tự hào khoe: “Vào dịp lễ, Tết, hội thi, hội diễn được thấy các mí, các yá, các chàng trai, cô gái trẻ xúng xính trong bộ đồ thổ cẩm, đeo vòng bạc điệu đà, uyển chuyển trong vòng xoang Ba Na là mình thấy ưng cái bụng”.

Chị Đinh Thị Xuân Bông, Chủ tịch Hội LHPN xã Canh Thuận cũng là một nghệ nhân dệt thổ cẩm của làng Hà Văn Trên
Chị Đinh Thị Xuân Bông, Chủ tịch Hội LHPN xã Canh Thuận cũng là nghệ nhân dệt thổ cẩm của làng Hà Văn Trên

Chị Đinh Thị Xuân Bông, Chủ tịch Hội LHPN xã Canh Thuận cho biết, nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na làng Hà Văn Trên, đã có từ lâu đời và được truyền dạy qua nhiều thế hệ sinh sống trong cộng đồng. Nghề dệt thổ cẩm không chỉ giúp giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Ba Na, mà còn tạo sản phẩm hàng hóa, góp phần xóa đói - giảm nghèo cho bà con.

“Thời gian qua, các cấp, các ngành của tỉnh, huyện đã quan tâm, khuyến khích phụ nữ Ba Na phát huy nghề dệt thổ cẩm. Trong những ngày hội VH&TT các dân tộc miền núi của huyện, của tỉnh đều đưa nội dung thi tài dệt vải, khuyến khích thanh niên tham gia. Nhờ đó, nghề dệt thổ cẩm vẫn lưu truyền, phát triển đến hôm nay”, Chị Bông cho biết thêm.

Trao giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể “Vải dệt thổ cảm làng Hà Văn Trên” cho Hội LHPN xã Canh Thuận
Trao giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể “Vải dệt thổ cảm làng Hà Văn Trên” cho Hội LHPN xã Canh Thuận

Hành trình xây dựng “thương hiệu”

Nhằm giúp cho vải dệt thổ cẩm của làng Hà Văn Trên có thương hiệu, năm 2020, UBND tỉnh Bình Định, đã đồng ý cho Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Canh Thuận được sử dụng địa danh “Hà Văn Trên - Canh Thuận - Vân Canh - Bình Ðịnh” đăng ký nhãn hiệu tập thể “Vải thổ cẩm Hà Văn Trên”. Huyện Vân Canh cũng đã phối hợp với Sở KH&CN tỉnh Bình Định lập hồ sơ, đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) xem xét, chứng nhận nhãn hiệu.

Theo ông Nguyễn Xuân Việt, Phó Chủ tịch UBND huyện Vân Canh, nghề dệt thổ cẩm tuy chưa đem lại nguồn thu nhập lớn cho phụ nữ ở làng Hà Văn Trên, nhưng tình yêu văn hóa truyền thống của họ, đang tạo ra sức lan tỏa đến thế hệ trẻ trong việc bảo tồn, gìn giữ nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc mình. Đây là lý do để địa phương xúc tiến, xây dựng nhãn hiệu tập thể cho dệt thổ cẩm Hà Văn Trên.

Những hộ sản xuất tiêu biểu cũng được trao giấy chứng nhận nhẫn hiệu tập thể
Những hộ sản xuất tiêu biểu cũng được trao giấy chứng nhận nhẫn hiệu tập thể

Mới đây, UBND huyện Vân Canh đã tổ chức Lễ công bố Quyết định công nhận nhãn hiệu tập thể “Vải dệt thổ cẩm làng Hà Văn Trên”. Tại buổi lễ, lãnh đạo UBND huyện Vân Canh và Sở KH&CN đã công bố và trao quyết định công nhận nhãn hiệu tập thể “Vải dệt thổ cẩm làng Hà Văn Trên” cho Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Canh Thuận, chủ sở hữu nhãn hiệu; đồng thời, trao giấy chứng nhận cho 10 hộ sản xuất kinh doanh tiêu biểu “Vải dệt thổ cẩm làng Hà Văn Trên”.

Việc “Vải dệt thổ cẩm làng Hà Văn Trên” được Cục Sở hữu trí tuệ xem xét, chứng nhận, mang lại nhiều giá trị trong việc bảo hộ thương hiệu, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm và hướng tới mục tiêu chia sẻ lợi ích cộng đồng. Sản phẩm làm ra đảm bảo về nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng sản phẩm, từ đó, giá trị sản phẩm được nâng lên, thị trường tiêu thụ rộng hơn, góp phần nâng cao, cải thiện đời sống kinh tế cho bà con.

Theo ông Nguyễn Xuân Việt, sau khi được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận, huyện sẽ hướng dẫn bà con cách thức quản lý nhãn hiệu tập thể, xây dựng làng Hà Văn Trên trở thành một điểm văn hóa, du lịch cộng đồng, tạo điều kiện cho người dân có thêm cơ hội quảng bá, bảo tồn và phát huy sản phẩm truyền thống của dân tộc mình.

 Huyện cũng lên kế hoạch phát triển làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống tại làng Hà Văn Trên; mở các lớp đào tạo nghề dệt vải thổ cẩm; đồng thời xây dựng Đề án bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các DTTS gắn với phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đặt tên âm và lên đèn – Nghi thức quan trọng trong lễ Cấp sắc của người Dao

Đặt tên âm và lên đèn – Nghi thức quan trọng trong lễ Cấp sắc của người Dao

Lễ Cấp sắc là nghi lễ thể hiện nhân sinh quan, tín ngưỡng, văn hóa của người Dao. Trong đó, “đặt tên âm và lên đèn” là một trong những nghi thức rất quan trọng, khi đó người thụ lễ được đặt pháp danh (tên âm). Sau khi trải qua nghi lễ này, người đàn ông Dao được công nhận là con cháu Bàn Vương, được trao quyền làm thầy, được cấp âm binh và được thờ cúng tổ tiên.
Tin nổi bật trang chủ
Đổi thay ở Lân Quan

Đổi thay ở Lân Quan

Từng là một xóm vùng sâu đầy gian khó của người Mông, hôm nay Lân Quan, xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) đã có nhiều đổi thay. Phấn khởi hơn, là sự thay đổi tư duy nhận thức của đồng bào Mông trong việc nắm bắt cơ hội, khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống gia đình, thôn xóm ngày càng phát triển
Khám phá Háng Pò

Khám phá Háng Pò

Media - BDT - 11 giờ trước
Vào đầu tháng 4 âm lịch hằng năm, người dân lại nô nức đi trảy hội Háng Pò tại xã Thiện Thuật, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Đến đây, du khách sẽ có dịp được hòa mình vào những làn điệu dân ca cổ truyền như hát sli, hát quan lang mượt mà đằm thắm của đồng bào dân tộc Tày, Nùng. Bên cạnh đó còn có các hoạt động múa sư tử, lày cỏ, trưng bày các sản vật của địa phương, được thưởng thức những món ẩm thực độc đáo… mang đậm sắc màu văn hóa của đồng bào các dân tộc Xứ Lạng.
Tin trong ngày - 16/5/2024

Tin trong ngày - 16/5/2024

Media - BDT - 11 giờ trước
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 16/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Thúc đẩy số hóa ngành nông nghiệp qua Zalo. Xây dựng Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại vùng đồng bào DTTS. Người dân đổ xô đi uống ''nước thần chữa bách bệnh''. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kon Tum: Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Sa Thầy lần thứ IV

Kon Tum: Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Sa Thầy lần thứ IV

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 23:37, 16/05/2024
Chiều 16/5, huyện Sa Thầy (Kon Tum) tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024. Đây là huyện được Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh chọn là Đại hội điểm.
Người bị bệnh sán lá gan cần lưu ý những gì?

Người bị bệnh sán lá gan cần lưu ý những gì?

Sức khỏe - Như Ý - 23:35, 16/05/2024
Sán lá gan là loại ký sinh trùng có thể lây nhiễm sang người và gây bệnh gan, ống mật. Bệnh sán lá gan có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Do đó, bạn cần hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh, con đường lây lan của bệnh để có biện pháp phòng tránh kịp thời và bảo vệ lá gan khỏe mạnh.
Bắt giữ chủ thầu xây dựng trả công người lao động bằng ma túy

Bắt giữ chủ thầu xây dựng trả công người lao động bằng ma túy

Pháp luật - Minh Nhật - 23:32, 16/05/2024
Công an huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng đã bắt giữ nhiều ổ nhóm sử dụng, mua bán ma túy tại các địa bàn có khu công nghiệp, dự án tập trung đông người lao động ngoại tỉnh, trong đó, bắt 2 đối tượng là chủ thầu và quản lý công trình xây dựng có hành vi chia nhỏ ma túy Heroin để trả công cho công nhân.
Tin trong ngày - 15/5/2024

Tin trong ngày - 15/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 15/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Triển lãm ảnh với chủ đề “Cuộc sống đời thường của Bác Hồ”. Tăng diện tích trồng dược liệu quý tại vùng đồng bào DTTS và miền núi. Người cha nuôi của 200 trẻ em khó khăn. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khai mạc Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024

Khai mạc Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024

Tin tức - Nguyệt Anh - 23:30, 16/05/2024
Tối 16/5, tại Quảng trường Văn Miếu, TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp diễn ra Lễ khai mạc Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với chủ đề "Rạng ngời sắc sen".
Đồng chí Lê Minh Hưng giữ chức vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

Đồng chí Lê Minh Hưng giữ chức vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

Thời sự - PV - 23:28, 16/05/2024
Bộ Chính trị báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc Bộ Chính trị đã quyết định phân công đồng chí Lê Minh Hưng, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng giữ chức vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
Đồng chí Trương Thị Mai thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Đồng chí Trương Thị Mai thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thời sự - BĐT - 23:22, 16/05/2024
Tại Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét cho thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác đối với đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII.
Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thời sự - PV - 23:20, 16/05/2024
Ngày 16/5, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII khai mạc Hội nghị lần thứ chín. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu khai mạc Hội nghị. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
Hội nghị Trung ương 9: Có ý nghĩa rất quan trọng trong chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Hội nghị Trung ương 9: Có ý nghĩa rất quan trọng trong chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Thời sự - PV - 19:08, 16/05/2024
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, nội dung chương trình Hội nghị Trung ương lần này tuy không nhiều đầu việc, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng và chỉ đạo chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng.