Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giữ gìn thổ cẩm Tây Nguyên

Thùy Dung - 16:29, 23/02/2022

Trang phục thổ cẩm của các đồng bào DTTS Tây Nguyên nói chung và Gia Rai, Ba Na nói riêng thể hiện chiều sâu lịch sử, bản sắc văn hóa tộc người và các giá trị thẩm mỹ, tín ngưỡng, tâm linh. Thời gian qua, nhằm giữ gìn và bảo tồn nghề dệt truyền thống, các cấp, chính quyền tỉnh Gia Lai và những nghệ nhân dệt đã đưa ra nhiều giải pháp, xây dựng nhiều mô hình để bảo tồn văn hóa Tây Nguyên.

Bà Rơ Châm Mir và Rơ Châm Mlonh ở làng Kép 2, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh, Gia Lai miệt mài bên khung dệt.
Bà Rơ Châm Mir và Rơ Châm Mlonh ở làng Kép 2, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh, Gia Lai miệt mài bên khung dệt.

Dệt thổ cẩm - nghề chính của phụ nữ thời xưa

Gắn bó với khung dệt đã hàng chục mùa lúa rẫy, đôi mắt bà Rơ Châm Mlonh, dân tộc Gia Rai ở làng Kép (xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh, Gia Lai) đã không còn tinh anh như trước. Khi bắt đầu vào công việc, bà phải nhờ đến chiếc kính để nhìn cho rõ các đường nét thổ cẩm. Bà Mlonh cho biết: Ngày trước, ở làng mình, trai gái lớn lên đều được cha mẹ dạy cho các nghề truyền thống. Đàn ông thì gánh vác việc nặng hơn như lên rừng lấy gỗ, tre nứa về tạc tượng, đan lát. Đàn bà thì hằng ngày gắn bó với khung dệt để làm quần áo phục vụ cho cả gia đình. Năm 15, 16 tuổi, mình đã biết dệt những bộ quần áo người Gia Rai thường mặc. Đến nay, mình không còn nhớ đã làm được bao nhiêu bộ.

“Thuở xa xưa, khi chưa có các sợi chỉ, sợi len bán sẵn, người Gia Rai thường lên rừng hái cây bông hoặc tự trồng bông để có nguyên liệu dệt. Qua nhiều công đoạn mới có sợi để dệt thành tấm vải. Sau này, người Gia Rai sáng tạo ra các đường nét thổ cẩm thì phải nhuộm màu. Màu nhuộm cũng được lấy từ tự nhiên như lá cây chàm (nhuộm đen), vỏ cây tơ nung (nhuộm đỏ), củ nghệ già (nhuộm vàng),…”, bà Mlonh cho biết.

Tiếp lời bà Mlonh, bà Rơ Châm Mir cùng làng cũng cho biết: “Việc dệt thổ cẩm truyền thống hiện nay còn rất ít. Hầu hết người làng đều dùng các nguyên liệu có sẵn như cuộn chỉ, cuộn len, vừa dễ chọn màu, lại tiện lợi, nhanh chóng. Tuy nhiên, người làng vẫn chuộng trang phục làm từ các nguyên liệu truyền thống hơn vì rất quý. Cây bông 1 năm chỉ cho thu hoạch một lần, bộ trang phục làm ra cũng bền và chất lượng hơn”.

Bằng đôi tay khéo léo và sự sáng tạo, người phụ nữ Tây Nguyên đã dệt nên những bộ trang phục truyền thống mang đặc trưng văn hóa tộc người.
Bằng đôi tay khéo léo và sự sáng tạo, người phụ nữ Tây Nguyên đã dệt nên những bộ trang phục truyền thống mang đặc trưng văn hóa tộc người.

Công cụ dệt vải của người Ba Na, Gia Rai được làm bằng khung gỗ, tre với nhiều bộ phận rời nhau, có thể di chuyển và điều chỉnh được kích thước của khung dệt. Những bộ trang phục của người Gia Rai, Ba Na thường thấy gắn liền với đời sống thường ngày của họ như váy, áo, khố, tấm địu con, tấm choàng, dây buộc đầu, vòng đội đầu,… Màu sắc thường là màu đen, đỏ, vàng, có trang trí thêm sợi kim tuyến. Hoa văn trang trí thường là hình cây dương xỉ, nhà rông, múa xoang, cây nêu, rau dớn, mặt trời, ghè rượu hoặc hình tam giác, đa giác, zích zắc,…

Nỗ lực bảo tồn nghề truyền thống

Hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại, nghề dệt thổ cẩm không còn là công việc chính trong mỗi nếp nhà. Phần đa người phụ nữ chỉ ngồi dệt sau khi gác xong chuyện nương rẫy, con cái, nhà cửa và họ chỉ dệt vào ban đêm hoặc cuối tuần. Mỗi tấm vải sau khi dệt xong được định giá từ 1.200.000 đồng trở lên, tùy vào kích cỡ. Tuy nhiên, nghề dệt thổ cẩm cũng đang đứng trước nguy cơ mai một vì rất ít người học dệt, đặc biệt là thế hệ trẻ. Vì vậy, các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh Gia Lai cũng đưa ra nhiều giải pháp nhằm nhân rộng và giữ gìn nghề truyền thống của các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Bà Rơ Châm H’Ken, Chủ nhiệm Câu lạc bộ dệt thổ cẩm xã Ia Ka (huyện Chư Păh) cho biết: Để giúp chị em trong làng giữ gìn nghề dệt truyền thống, từ 2010, xã đã thành lập CLB dệt thổ cẩm Ia Ka, đến nay đã thu hút được hơn 70 chị em tham gia học dệt. Hiện nay, cùng với sự phát triển của du lịch tỉnh nhà, địa phương cũng tổ chức nhiều hội thi trình diễn trang phục truyền thống, theo đó chị em cũng quan tâm, chú trọng hơn đến nghề dệt thổ cẩm của dân tộc.

Dệt thổ cẩm đòi hỏi sự kiên trì và khéo léo
Dệt thổ cẩm đòi hỏi sự kiên trì và khéo léo

Theo Thạc sỹ Hoàng Thanh Hương, Phó Giám đốc Trung tâm thông tin công tác tuyên giáo, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai, tác giả của công trình nghiên cứu, sưu tầm và bảo tồn giá trị trang phục truyền thống trên địa bàn tỉnh Gia Lai thì, cần phải có những phương hướng, giải pháp để xây dựng và phát triển nghề dệt thổ cẩm trong thời gian tới. Từ đó giúp người Ba Na, Gia Rai gìn giữ được những vốn quý của dân tộc.

“Có 2 phương pháp là bảo tồn tĩnh và bảo tồn động. Bảo tồn tĩnh là lưu trữ, trưng bày trong bảo tàng và bảo tồn động là duy trì nghề dệt gắn bó với đời sống hằng ngày. Ngoài ra, cần có sự lồng ghép văn hóa Tây Nguyên như dệt thổ cẩm, đan lát, tạc tượng vào các hoạt động văn hóa, du lịch. Đồng thời xây dựng được lực lượng nghệ nhân, thu hút được các lớp trẻ kế cận nghề và cần phải tìm đầu ra cho các sản phẩm từ nghề truyền thống. Từ đó giúp bà con có thêm động lực để giữ gìn văn hóa, nghề truyền thống của mình”.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Đổi thay ở Ea Kmút

Đổi thay ở Ea Kmút

Xã hội - Lê Hồng - 7 giờ trước
Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo sát sao của Huyện ủy, HĐND - UBND, các cấp, ngành, cùng sự đoàn kết, nỗ lực của toàn thể hệ thống chính trị và Nhân dân trong toàn xã Ea Kmút, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, các chỉ tiêu kế hoạch, nhiệm vụ đề ra được hoàn thành, đời sống Nhân dân ngày càng được nâng cao. Xã Ea Kmút (huyện Ea Kar, tỉnh Đăk Lăk) đã đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới và vinh dự đón Bằng công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới.
Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Pháp luật - Minh Nhật - 7 giờ trước
Ngày 10/5, Ban chỉ đạo 138 tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định đưa thị trấn Mađaguôi (huyện Đạ Huoai) và thị trấn Di Linh (huyện Di Linh) ra khỏi danh sách xã, phường, thị trấn trọng điểm phức tạp về trật tự, an toàn xã hội. Đây là 2 địa bàn được lựa chọn để chuyển hóa địa bàn trong năm 2023.
Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 7 giờ trước
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), các địa phương trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã và đang tích cực triển khai với nhiều giải pháp đồng bộ. Chương trình đã huy động sự vào cuộc, tạo sự thống nhất, đồng thuận của cả hệ thống chính trị và người dân.
Thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ DTTS tỉnh Quảng Bình

Thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ DTTS tỉnh Quảng Bình

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 7 giờ trước
Ngày 10/5, Ban Quản lý dự án Pháp ngữ (Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Quảng Bình) và Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Quảng Bình tổ chức hội thảo giới thiệu dự án “Cải thiện khả năng tiếp cận đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và trao quyền kinh tế, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ, nữ học sinh người DTTS Bru Vân Kiều xã Lâm Thủy, Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình”.
Quảng Nam: Đề nghị các địa phương phối hợp cung cấp thông tin về tình hình phát triển sâm Ngọc Linh

Quảng Nam: Đề nghị các địa phương phối hợp cung cấp thông tin về tình hình phát triển sâm Ngọc Linh

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 8 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản đề nghị các tỉnh, thành phố như: Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai, Kon Tum và Đà Nẵng phối hợp cung cấp thông tin về tình hình phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu để xây dựng trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.
Tin trong ngày - 10/5/2024

Tin trong ngày - 10/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 10/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”. Lào Cai siết chặt dịch vụ cho người nước ngoài thuê xe máy ở Sa Pa. Người gìn giữ và trao truyền nghệ thuật trình diễn múa Trống Đu của dân tộc Mường. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền

Bình Định: Hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền

Thể thao - PV - 8 giờ trước
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn vừa ký văn bản giao Sở Văn hoá và Thể thao (VH&TT) chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Tài chính, các ngành liên quan thống nhất đề xuất quy định nội dung và mức chi hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Đắk Lắk: Trao 9 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Đắk Lắk: Trao 9 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Xã hội - Lê Hường - 8 giờ trước
Ngày 10/5, Công an thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk phối hợp với UBND thị xã tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao nhà ở cho hộ nghèo, khó khăn về nhà ở, gia đình chính sách, đồng bào DTTS trên địa bàn thị xã.
Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Tin tức - Nguyệt Anh - 20:39, 10/05/2024
Cầu truyền hình "Làng Sen nuôi chí lớn" là chương trình nghệ thuật đặc biệt nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024) đã giúp thế hệ hôm nay và mai sau cảm nhận rõ nét, chân thực hơn về thời thơ ấu, những mảnh đất gắn bó với Bác cũng như sự hình thành nên bậc vĩ nhân, Danh nhân văn hóa thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh vô vàn kính yêu của dân tộc ta.
Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Sắc màu 54 - Ngọc Ánh - 20:31, 10/05/2024
Thông tin từ Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV sẽ diễn ra từ ngày 14-16/5/2024 tại Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc huyện A Lưới (thị trấn A Lưới, huyện A Lưới).
Vụ bánh mì chảo Cột Điện Quán ở Thái Bình: Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

Vụ bánh mì chảo Cột Điện Quán ở Thái Bình: Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

Xã hội - Minh Nhật - 20:30, 10/05/2024
Ban Quản trị chuỗi Bánh mì chảo Cột điện Quán thông báo đã đình chỉ vĩnh viễn hoạt động của cơ sở Cột Điện Quán ở Thái Bình, vì không tuân thủ các nội quy và yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.