Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Vài cảm nhận về đời sống văn hóa của người Chăm Hroi

L.Phương - 21:08, 05/11/2023

Người Chăm Hroi là một nhánh của dân tộc Chăm, sinh sống chủ yếu ở huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định và huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh tỉnh Phú Yên. Nếu như người Chăm Hroi ở huyện Đồng Xuân, Vân Canh có sự đan xen văn hóa với người Ba Na, thì người Chăm Hroi ở huyện Sơn Hòa, Sông Hinh có sự đan xen, giao thoa văn hóa đậm nét với người Ê Đê. Dấu ấn dễ nhận thấy nhất đó là trang phục, nhà ở, diễn tấu cồng chiêng… Chính sự giao thoa này đã tạo nên một nét văn hóa riêng của người Chăm Hroi.


Trang phục truyền thống của các cô gái Chăm Hroi
Trang phục truyền thống của các cô gái Chăm Hroi

Người Chăm Hroi định cư ở các huyện miền núi của 2 tỉnh Phú Yên và Bình Định với dân số trên 30.000 người. Họ có một di sản văn hóa riêng phong phú, đa dạng và duy trì nhiều phong tục, tập quán của dân tộc mình trong nếp sống hàng ngày. Nét riêng đầu tiên phải kể đến đó là trang phục truyền thống. Bởi người Chăm Hroi theo mẫu hệ nên trang phục truyền thống của người phụ nữ là nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc của dân tộc. Bộ trang phục truyền thống hoàn chỉnh của phụ nữ Chăm gồm áo, chân váy bsimbay và khăn co đội đầu.

Áo của các cô gái Chăm Hroi mặc trong lễ hội chỉ là tấm vải thô, trắng trơn, dài ngang gối, không trang trí hoa văn, cổ tròn, tay dài, có hoặc không có khuy cài cúc theo kiểu chui đầu. Cùng với đó là dây thắt lưng bắt chéo qua vai được trang trí nhiều họa tiết hoa văn đặc sắc, màu chủ đạo luôn là đỏ tươi và vàng óng. Để tạo nét duyên, phụ nữ Chăm thường chọn khăn đội đầu để tô thêm sắc thái hài hòa.

Còn đàn ông Chăm thường mặc quần màu trắng, kết hợp với áo gom màu đen, tay ngắn, xẻ nách hai bên, có hoặc không có cúc, cột hai dây màu đỏ trước và sau ngực. Từ đường chỉ đỏ cột vào những sợi dây cườm màu xanh, đỏ, trắng thả xuống gấu áo và mỗi dây cột một đồng xu.

Theo bà Kpắ Hờ Khiêm, Chủ tịch Hội LHPN xã Cà Lúi, huyện Sơn Hòa (Phú Yên), ngày xưa, người Chăm Hroi tự trồng bông, kéo sợi dệt vải để dùng. Khung dệt kéo sợi rất thô sơ, họ kéo sợi từ 15-30 ngày mới được một chuỗi sau đó mới bắt đầu dệt.

Một nét văn hóa độc đáo nữa là các tập tục, lễ nghi của người Chăm Hroi. Họ tin rằng, con người cũng như vạn vật đều có linh hồn và có Yàng ngự trị. Mặc dù vậy, họ có sự giới hạn trong việc cầu cúng, chỉ cúng kính tạ ơn những vị thần giữ sự bình yên cho gia đình và cộng đồng như: thần mưa, thần gió, thần đất đai, thần sông suối, thần rừng núi.

Trong đời sống, người Chăm Hroi có nhiều nghi lễ độc đáo (trong ảnh: Già làng Lê Văn Ru đang tiến hành nghi lễ mừng nhà rông mới)
Trong đời sống, người Chăm Hroi có nhiều nghi lễ độc đáo (trong ảnh: Già làng Lê Văn Ru đang tiến hành nghi lễ mừng nhà rông mới)

Ông Ma Màng ở xã Phước Tân (huyện Sơn Hòa) cho hay: “Người Chăm có tập tục đâm trâu xoay cột trả nợ thần linh, vì gia chủ có khấn vái cầu xin yàng phù hộ không bệnh đau, tai qua nạn khỏi, làm ăn thịnh vượng, dòng tộc thương yêu đùm bọc lẫn nhau… Lễ vật tế thần linh gồm 1 con trâu đực, heo, gà và rượu chóe”. Khi gia đình hoặc làng buôn tổ chức lễ đâm trâu, người dân nơi cư trú và dân làng lân cận đến chia sẻ tâm nguyện của gia chủ.

Một nghi lễ rất quan trọng đối với người Chăm Hroi sống trên địa bàn tỉnh Bình Định là Lễ cầu mưa, thường được tổ chức vào ngày 16 - 20/2 (Âm lịch) hàng năm. Khi trời hạn hán kéo dài, nắng nóng, không có nước để tưới lúa, tưới cây, đồng bào Chăm Hroi sẽ làm lễ cầu mưa. Lễ cầu mưa có thể được tổ chức riêng ở trên rẫy theo từng hộ gia đình hoặc cả làng làm chung một lễ, dân làng cùng nhau chuẩn bị và đóng góp lễ vật để cúng. Tùy vào điều kiện của mỗi làng hay tình hình hạn hán kéo dài mà có thể lễ vật cúng là trâu hoặc heo, nhưng trên đài tế luôn luôn phải có đầy đủ một đôi gà trống, hai ché rượu, một vòng sáp ong, một chén gạo và trầu cau... để dâng lên các vị thần ban sức khoẻ (PoTang PôYa), thần mưa (PôNai), thần thuỷ lợi (PôYang).

Người Chăm Hroi cầu chỉ vừa đủ không bao giờ xin nhiều vì họ sợ lòng tham sẽ làm thần nổi giận không cho nữa. Già làng Lê Văn Ru, làng Hiệp Hội, huyện Vân Canh (Bình Định) cho biết: Trong buổi lễ thầy cúng khấn “Yàng ơi! Chỉ có Yàng mới cho người có nước để trồng cây lúa. Ơi Yàng! Yàng hãy mau mưa xuống - mưa hạt nhỏ cây bắp trổ, mưa hạt lớn lúa nẩy cây...”. Khi khấn xong thầy cúng dùng hai đồng tiền xu gieo quẻ, nếu hai đồng xu đều cùng sấp hoặc cùng ngửa tức là Yàng chưa đồng ý, cho đến khi gieo quẻ mà hai đồng tiền một sấp một ngửa thì thần mới đồng ý. Lúc đó Oi quai đứng trên đài sẽ tung gạo, phun mưa ra khắp 4 hướng, thể hiện như trời đã đồng ý ban mưa xuống.

Nghệ thuật trình diễn trống đôi của người Chăm Hroi
Nghệ thuật trình diễn trống đôi của người Chăm Hroi

Bên cạnh những giá trị văn hoá tinh thần, người Chăm Hroi còn lưu giữ những giá trị văn hóa vật chất rất đáng quan tâm. Những giá trị kiến trúc về nhà sàn, về nghề thủ công truyền thống (dệt, đan lát) và phương kế sinh nhai (sản xuất, săn bắn..) của đồng bào để thích ứng với môi trường nơi đây, chứa đựng những giá trị văn hóa được tích lũy qua bao đời nay.

Tuy nhiên, ngày nay đa phần thế hệ trẻ Chăm Hroi bị cuốn theo tốc độ của cuộc sống hiện đại, đang tự rời xa nguồn cội. Trẻ em Chăm Hroi không còn hát đồng dao Chăm nữa cả về thơ, tục ngữ, thành ngữ hay câu đố… ít khi được nhắc đến trong sinh hoạt cuộc sống đời thường. Con cháu bây giờ không biết hát, cũng không biết múa dù học hát dân ca, múa cồng chiêng không quá khó, nhưng ít người chịu học”, già Ru, trăn trở.

Còn ông Sô Minh Chiến, Bí thư Đảng ủy, kiêm Chủ tịch UBND xã Phước Tân, huyện Sơn Hòa (Phú Yên) chia sẻ: Đời sống xã hội ngày một phát triển, có sự giao thoa giữa vùng miền, người Chăm Hroi tiếp cận với đời sống văn hóa mới nên đã xóa bỏ những phong tục không còn phù hợp nữa. Điều lo ngại nhất hiện nay là những phong tục tốt đẹp cũng dần bị mai một. Bởi vậy, cần tăng cường các biện pháp gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc của người Chăm Hroi. 



Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Người có uy tín với chuyển đổi số

Người có uy tín với chuyển đổi số

Những năm qua, tỉnh Yên Bái luôn quan tâm, hỗ trợ để Người có uy tín tiếp cận công nghệ và chuyển đổi số. Từ đó, nâng cao khả năng khai thác các ứng dụng công nghệ vào thực tiễn cuộc sống, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động.
Tin nổi bật trang chủ
Người có uy tín với chuyển đổi số

Người có uy tín với chuyển đổi số

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 40 phút trước
Những năm qua, tỉnh Yên Bái luôn quan tâm, hỗ trợ để Người có uy tín tiếp cận công nghệ và chuyển đổi số. Từ đó, nâng cao khả năng khai thác các ứng dụng công nghệ vào thực tiễn cuộc sống, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động.
Ra mắt HLV trưởng Đội tuyển Bóng đá Việt Nam

Ra mắt HLV trưởng Đội tuyển Bóng đá Việt Nam

Thể thao - Minh Thu - 44 phút trước
Chiều 6/5, Huấn luyện viên (HLV) Kim Sang-sik tham dự buổi lễ ký hợp đồng và ra mắt truyền thông trên cương vị mới: HLV trưởng Đội tuyển Bóng đá nam Việt Nam.
Phấn đấu đưa Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung phát triển nhanh, bền vững đi đầu cả nước về kinh tế biển

Phấn đấu đưa Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung phát triển nhanh, bền vững đi đầu cả nước về kinh tế biển

Tin tức - T.Hợp - 2 giờ trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 376/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Thủ tướng phê duyệt quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Thủ tướng phê duyệt quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Văn bản chính sách mới - T.Hợp - 4 giờ trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 371/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, vùng Tây Nguyên quy hoạch bao gồm toàn bộ địa giới hành chính của 05 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.
Ngoại hạng Anh: Aston Villa mất quyền tự quyết trong top 4 sau thất bại trước Brighton

Ngoại hạng Anh: Aston Villa mất quyền tự quyết trong top 4 sau thất bại trước Brighton

Thể thao - Hoàng Minh - 4 giờ trước
Vòng 36 Ngoại hạng Anh, Aston Villa đã gây bất ngờ khi để thua đội bóng đã hết mục tiêu tại mùa giải năm nay Brighton với tỷ số 0-1. Kết quả này khiến cuộc đua Top 4 Ngoại hạng Anh trở lên nóng hơn bao giờ hết.
Lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Gầu Tào là một trong những sinh hoạt văn hóa cổ truyền, được lưu giữ, bảo tồn và phát huy trong đời sống tinh thần của đồng bào Mông vùng Tây Bắc. Hiện nay, ở nhiều địa phương như Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, Lao Châu, Sơn La... đồng bào Mông đã duy trì việc tổ chức Lễ hội Gầu Tào vào dịp đầu Xuân mới và trở thành điểm nhấn du lịch với du khách trong và ngoài nước.
Lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Gầu Tào

Media - PV - 6 giờ trước
Lễ hội Gầu Tào là một trong những sinh hoạt văn hóa cổ truyền, được lưu giữ, bảo tồn và phát huy trong đời sống tinh thần của đồng bào Mông vùng Tây Bắc. Hiện nay, ở nhiều địa phương như Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, Lao Châu, Sơn La... đồng bào Mông đã duy trì việc tổ chức Lễ hội Gầu Tào vào dịp đầu Xuân mới và trở thành điểm nhấn du lịch với du khách trong và ngoài nước.
Ngoại hạng Anh: Liverpool níu giữ đua vô địch sau chiến thắng trước Tottenham

Ngoại hạng Anh: Liverpool níu giữ đua vô địch sau chiến thắng trước Tottenham

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 7 giờ trước
Vòng 36 Ngoại hạng Anh, Liverpool tiếp đón Tottenham trên sân nhà Anfield. Hai đội đã cống hiến cho người hâm mộ một trận đấu kịch tính với cơn mưa bàn thắng.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thời sự - PV - 9 giờ trước
Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 6/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.
Một lần được “tình tự” tại chợ Khâu Vai

Một lần được “tình tự” tại chợ Khâu Vai

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 10 giờ trước
Khâu Vai không chỉ đẹp bỡi phong cảnh núi non hoang sơ, trùng điệp, kết với màu xanh óng ánh của lớp lớp những nương ngô ẩn hiện trong nền mây thấp, mà còn đẹp bởi ở đây có phiên chợ phong lưu.
Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 10 giờ trước
Cách TP.Kon Tum khoảng 60 km về hướng bắc, làng Đăk Chờ (xã Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô, Kon Tum) nằm lọt thỏm giữa bốn bề núi rừng hùng vĩ. Sâu trong khu rừng tại huyện Đăk Tô (Kon Tum) có một cây Sao cát hàng trăm năm tuổi đang được lực lượng chức năng luân phiên bảo vệ. Và câu chuyện giữ rừng của họ cũng đầy cam go, nguy hiểm.