Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Quảng Ngãi: Khơi dậy niềm đam mê văn hóa truyền thống cho lớp trẻ

Thành Nhân - 18:10, 30/07/2023

Quảng Ngãi có 5 huyện miền núi, gồm: Ba Tơ, Minh Long, Sơn Hà, Sơn Tây và Trà Bồng với 3 DTTS sinh sống gồm: Hrê, Co và Xơ Đăng (nhóm Ca Dong). Nơi đây có cả một kho tàng sử thi và rất nhiều loại hình văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS. Để duy trì và phát huy giá trị bản sắc văn hóa của đồng bào, tỉnh Quảng Ngãi đã xây dựng kế hoạch cụ thể, trong đó xác định rõ những việc cần làm trước mắt và lâu dài.

Những cô gái Hrê trong trang phục truyền thống của dân tộc. (Ảnh TD)
Những cô gái Hrê trong trang phục truyền thống của dân tộc. (Ảnh TD)

Khơi niềm đam mê văn hóa truyền thống

Trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào DTTS, những loại hình văn hóa phi vật thể luôn là sợi dây gắn kết cộng đồng. Tuy nhiên, do sự tác động của cuộc sống hiện đại, nhiều giá trị văn hóa bị mất đi hoặc có nguy cơ mai một. Do đó, khơi dậy tình yêu, đồng thời gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết.

Hiện nay, xã Ba Thành (huyện Ba Tơ) là nơi duy nhất có đồng bào Hrê giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Điều đáng mừng là nhiều bạn trẻ người Hrê ở Làng Teng có tình yêu với thổ cẩm ăn sâu trong máu thịt. Sau khi thổ cẩm làng Teng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, ngọn lửa tình yêu với thổ cẩm lại được thổi bùng lên trong thế hệ trẻ, mang đến luồng gió mới cho nghề truyền thống của cha ông.

Điển hình trong số những người trẻ “nặng lòng” với thổ cẩm là Phạm Thị Y Hòa. Theo học ngành Y nhưng sau đó, Y Hòa lại chuyển sang ngành Giáo dục mầm non. Tuy nhiên, Y Hòa lại không theo nghề giáo mà quay về quê để khởi nghiệp bằng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình.

Nhiều bạn trẻ người Hrê tại Làng Teng đam mê dệt thổ cẩm truyền thống là một tín hiệu đáng mừng.
Nhiều bạn trẻ người Hrê tại Làng Teng đam mê dệt thổ cẩm truyền thống là một tín hiệu đáng mừng.

“Mình khởi nghiệp với thổ cẩm là muốn lưu giữ những nét đẹp đặc trưng, truyền thống của người Hrê. Đích đến cuối cùng của mình là quyết tâm gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa của dân tộc mình, đưa sản phẩm dệt thổ cẩm truyền thống của người Hrê đến nhiều khách hàng trong và ngoài nước. Vì thế, có khách hàng mua sản phẩm nhưng lại yêu cầu biến tấu thêm họa tiết, mình đều từ chối. Bởi lẽ, hoa văn thổ cẩm của người Hrê có bản sắc văn hóa riêng, không thể tùy tiện thay đổi”, Y Hòa chia sẻ.

Tại huyện Trà Bồng, những năm gần đây, chính quyền luôn quan tâm đầu tư gìn giữ các di sản văn hóa truyền thống của đồng bào Co như các lễ hội, làn điệu dân ca, dân nhạc, dân vũ; nghệ thuật điêu khắc trên cây nêu, gurbla; bảo tồn những bài chiêng, điệu múa, các loại nhạc cụ mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào Co... Trong hành trình đó có sự đóng góp công sức không nhỏ của các nghệ nhân.

Đã từ rất lâu, ngôi nhà của Nghệ nhân Ưu tú Hồ Văn Biên ở thôn Bắc 2, xã Trà Sơn trở thành lớp học đánh chiêng, hát xà ru, a giới... của bao chàng trai, cô gái người Co. Không chỉ dạy thực hành, các nghệ nhân còn lồng ghép những câu chuyện thú vị để lớp trẻ am hiểu sâu sắc hơn về những giá trị đặc biệt trong văn hóa truyền thống của dân tộc. Như đấu chiêng của người Co thể hiện cả trí lực và thể lực của người tham gia. Bởi thế, thường chỉ có những trai làng khỏe mạnh, tài trí nhanh nhẹn mới được già làng chọn vào đội tham gia. Muốn lớp trẻ theo học và đam mê thì mình phải đánh thức tình yêu văn hóa truyền thống vốn luôn tiềm ẩn trong mỗi người, từ khi họ mới sinh ra.

Luồng gió mới từ Chương trình MTQG 1719

Mối lo ngại lớn nhất hiện nay là nhiều giá trị văn hóa truyền thống quý báu đang dần bị mai một hoặc biến đổi. Đơn cử như Không gian văn hóa cồng chiêng đang mất dần đi sự linh thiêng vốn có và dần bị thu hẹp lại. Nhà nghiên cứu văn hóa Cao Văn Chư, nguyên Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL Quảng Ngãi cho biết, theo thống kê năm 2007, huyện Ba Tơ có hơn 2.000 hộ gia đình có chiêng trong tổng số hơn 10,4 nghìn hộ dân (chiếm 1/5 dân số địa phương) và có gần 2.300 bộ chiêng, thì đến năm 2020, huyện chỉ còn 902 hộ gia đình có chiêng, với 890 bộ chiêng.

Cần duy trì và gìn giữ sự linh thiêng cho không gian văn hóa cồng chiêng của đồng bào DTTS ở miền núi Quảng Ngãi.
Cần duy trì và gìn giữ sự linh thiêng cho không gian văn hóa cồng chiêng của đồng bào DTTS ở miền núi Quảng Ngãi.

Còn tại huyện Sơn Tây cũng như vậy. Nếu như năm 2007, toàn huyện có 442 hộ có chiêng trong tổng số 3.990 hộ dân, với 575 bộ chiêng thì nay chỉ còn khoảng 300 bộ chiêng... Số người biết đánh chiêng và chỉnh chiêng đang giảm dần theo thời gian, do quá trình trao truyền bị đứt quãng khi các nghệ nhân qua đời. Trang phục của đồng bào DTTS được xem là di sản văn hóa dễ bảo tồn, sở hữu và sử dụng thông dụng hơn cồng chiêng nhưng cũng dần bị mai một…

Đứng trước thực trạng trên, các cấp, các ngành tỉnh Quảng Ngãi đã có những giải pháp, hoạt động thiết thực nhằm bảo tồn, gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào. Đặc biệt, Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) giai đoạn 2021 – 2030) đang tập trung cho công tác bảo tồn và phát triển văn hóa DTTS. Để triển khai Dự án 6, Sở VH-TT&DL Quảng Ngãi đã điều tra, khảo sát địa điểm thực hiện 2 nội dung đầu tư công đối với Dự án Đầu tư, bảo tồn Làng Văn hóa truyền thống dân tộc Co tại huyện Trà Bồng; Dự án tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp Di tích Quốc gia đặc biệt về cuộc khởi nghĩa Ba Tơ. Các huyện đã tổ chức được 8 lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể. Xây dựng 3 câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại huyện Trà Bồng và Sơn Tây…

Ông Bùi Văn Tiến, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL Quảng Ngãi chia sẻ: Chúng tôi đang tiếp tục lồng ghép, huy động các nguồn lực để chăm lo, phát triển đời sống cho các nghệ nhân; quan tâm đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ, công chức làm công tác văn hóa ở cơ sở; tiếp tục kiểm kê, có phương án gìn giữ những giá trị văn hóa đặc sắc, tiêu biểu của các dân tộc…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế được hình thành từ sự kết tinh giữa âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình Huế đến nay đã hơn 300 năm. Ca Huế đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015 và đang được tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, thời gian qua, do thiếu sự giám sát dẫn đến tình trạng Ca Huế trên sông Hương khá lộn xộn, cần phải chấn chỉnh lại.
Cẩn trọng khi tham gia hội, nhóm trên mạng xã hội

Cẩn trọng khi tham gia hội, nhóm trên mạng xã hội

Xã hội - Minh Nhật - 8 giờ trước
Mạng xã hội chưa bao giờ phát triển như hiện nay, cả về mức độ phổ biến và những tính năng kỹ thuật. Từ nhiều năm qua, nhiều hội, nhóm công khai có, kín có được thành lập trên mạng, thu hút rất nhiều thành viên (có những nhóm tới hàng trăm ngàn hội viên) lan truyền những nội dung phản cảm tiêu cực, kích động, thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Ẩm thực - Minh Nhật - 8 giờ trước
Món bánh trứng kiến thu hút không ít người dân thành phố bởi nó lạ từ cái tên cho đến hương vị, và là loại bánh được nhiều người tìm kiếm, đặt mua trên các shop bán hàng online thời gian gần đây.
PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

Xã hội - Ngọc Chí - 8 giờ trước
Điện lực Tu Mơ Rông phối hợp cùng Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) vừa tổ chức chương trình Bữa ăn yêu thương tại thôn Ba Tu 3, xã Ngọc Yêu, huyện Tu Mơ Rông.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Công tác Dân tộc - Hoàng Quý - 8 giờ trước
Ngày 8/5, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4, triển khai công tác tháng 5/2024. Tham dự cuộc họp có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr, Y Thông, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo các vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi

Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi "Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển"

Giáo dục - Minh Nhật - 8 giờ trước
Em Vừ Thanh Trúc Vy - dân tộc Mông, học sinh lớp lớp 7 đến từ huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, đã vượt qua hàng nghìn thí sinh, xuất sắc giành giải Nhất phần thi viết, vẽ “Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển" với tác phẩm công phu, trình bày trong 80 trang giấy.
Tin trong ngày - 8/5/2024

Tin trong ngày - 8/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hơn 10 triệu người Việt Nam mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Gần 8.000 hộ gia đình ở miền núi Quảng Nam sẽ được tái định cư vào cuối năm 2025. R'Cơm Bus đam mê giữ gìn văn hóa dân tộc. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

Thời sự - PV - 8 giờ trước
Trong những ngày đầu tháng 5 lịch sử, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân, hướng về Điện Biên, trong đó nổi bật là đồng hành cùng Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ 2024 - Cúp Báo Quân đội Nhân dân”- gây quỹ xây trường học cho vùng sâu; Trình chiếu 3D mapping bức tranh Panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.
Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 8 giờ trước
Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế được hình thành từ sự kết tinh giữa âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình Huế đến nay đã hơn 300 năm. Ca Huế đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015 và đang được tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, thời gian qua, do thiếu sự giám sát dẫn đến tình trạng Ca Huế trên sông Hương khá lộn xộn, cần phải chấn chỉnh lại.
Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 8 giờ trước
Những bản đúc nổi trên 9 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế vừa được UNESCO vinh danh là Di sản tư liệu thế giới.
Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Trang địa phương - Mỹ Dung - 8 giờ trước
Ngày 8/5, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Ô Quốc Quyền và Đoàn công tác của Đại sứ quán nhân dịp đoàn có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Bắc Giang.
Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Xã hội - Khánh Ngân - 8 giờ trước
Trung tá Hồ Lê Luận - Chính trị viên Đồn Biên phòng Hướng Lập, Bộ đội Biên phòng Quảng Trị cho biết: Đơn vị vừa cử cán bộ, chiến sĩ xuống địa bàn để hỗ trợ đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa vụ Đông xuân 2023 - 2024.