Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tục ở rể của người Thái - Xưa và nay

Văn Hoa - 17:57, 29/09/2021

Người Thái có tục ở rể, đây là khoảng thời gian thử thách tình yêu của chàng trai với cô gái, vừa là thời gian trả công ơn sinh thành của chàng rể đối với gia đình vợ. Tuy nhiên trong thời đại mới, tập quán ở rể đã có nhiều thay đổi, cởi mở hơn, thậm chí có vùng không còn duy trì.

Tục lệ ở rể của người Thái là một tập tục tốt đẹp, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc
Tục lệ ở rể của người Thái là một tập tục tốt đẹp, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc

Tập tục tốt đẹp và nhân văn

Người Thái quan niệm rằng, cha mẹ và gia đình đã có công sinh thành, nuôi dạy cô gái trưởng thành, thì trước khi đón cô gái về nhà làm vợ, chàng rể phải trả công cho cha mẹ vợ bằng cách ở rể. Thời gian ở rể trong bao lâu là do sự thỏa thuận của hai bên gia đình, nhưng cũng nằm trong quy ước của từng vùng. 

Ở rể được chia làm 2 phần: Ở rể thực và quy ra tiền. Số tiền cũng phù hợp với quy ước chung của vùng. Ví dụ, thời gian ở rể được thỏa thuận là 3 năm, trong đó ở rể thực là 1 năm, còn 2 năm trả bằng tiền, mỗi năm là 500.000 đồng, tổng tiền là 1 triệu đồng.

Ông Ca Chung, Nhà nghiên cứu văn hóa Thái (Sơn La) cho biết, người Thái còn có tục ở rể trước khi cưới, được gọi là "khươi quản". Thời gian này, chàng trai và cô gái chưa phải là vợ chồng. Chàng trai chỉ được ngủ ở gian khách, tức là "hỏng quản" nên mới gọi là "khươi quản". Còn cô gái vẫn có quyền tiếp các chàng trai khác, khi họ đến tán tỉnh.

"Khươi quản" là hình thức "ở rể dự bị" để thử thách, nhưng nó sẽ được tính vào thời gian ở rể. Nên trong khi chờ đợi ngày trở thành vợ chồng chính thức, các chàng trai thường đi "khươi quản" để sớm được đón vợ về, đồng thời có thời gian để tìm hiểu thêm về người vợ tương lai của mình.

Theo Nghệ nhân ưu tú Lò Văn Biến (Nghĩa Lộ, Yên Bái), đây là tập tục đẹp trong văn hóa dân tộc Thái, vừa thể hiện công ơn sinh thành, dưỡng dục dành cho bố mẹ vợ, vừa để thử thách xem con rể có biết làm ăn hay không. Khi thách cưới (thực chất là thả lãi), thách 1 con trâu, nhưng sau nhiều năm ở rể, có khi chàng rể còn dắt được cả đàn trâu về nhà; hoặc thách cả tấn thóc, sau thời gian ở rể có khi có mấy tấn thóc đem về. Tập tục ở rể đẹp là thế, không phải để bóc lột sức lao động của chàng rể.

Như vậy, ngoài ý nghĩa thể hiện tình yêu của chàng trai với cô gái, thể hiện sự biết ơn đối với bố mẹ vợ, ở rể cũng là khoảng thời gian lao động dành dụm của cải riêng cho đôi vợ chồng trẻ. "Ở rể" hay "ở rể dự bị" là tập quán tốt đẹp và nhân văn của người Thái, rất đáng được trân trọng.

Với thiết chế văn hóa mới, tục ở rể của người Thái thay đổi, để phù hợp hơn với thời đại
Với thiết chế văn hóa mới, tục ở rể của người Thái thay đổi, để phù hợp hơn với thời đại

Thay đổi để phù hợp với cuộc sống mới

Ngày nay, người Thái đã vượt ra khỏi làng bản để đi học, lao động ở khắp mọi nơi, với nhiều ngành nghề mới, phương thức sản xuất mới. Đặc biệt, nhiều người làm công nhân ở các nhà máy, xí nghiệp với điều kiện thời gian khắt khe. Hơn nữa, sự giao lưu văn hóa giữa các vùng miền, dân tộc, trong đó có nhiều chàng rể là người dân tộc khác kết duyên với các cô gái Thái…

 Trước những điều kiện mới, buộc tập quán ở rể cũng phải thay đổi cho phù hợp hơn. Ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa vẫn còn tục ở rể, nhưng thời gian ngắn và trả bằng tiền nhiều hơn.

Anh Hà Văn Trung (SN 1987), ở Tân Uyên (Lai Châu) hiện là Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Biểu diễn nghệ thuật, kiêm Phó Trưởng Khoa Văn hóa - Nghệ thuật (Trường Cao đẳng Lào Cai) cho biết, thời bố mẹ anh tục ở rể rất dài. Nhưng đến lượt anh (anh lấy vợ người Tày ở Văn Bàn, Lào Cai), vẫn có tục ở rể, nhưng anh không phải ở rể nữa. 

Tuy nhiên, anh vẫn gửi tiền cho bố mẹ vợ theo tục lệ. Nhà anh gửi tiền cho nhà vợ 25 triệu đồng, nhưng bố mẹ vợ không nhận hết, chỉ lấy 10 triệu đồng. Tương tự, lứa bạn của anh cũng không ai ở rể, nhưng một số tục lệ bắt buộc vẫn phải giữ. Bây giờ chỉ có trong những bản vùng sâu thì vẫn giữ tục ở rể, nhưng rất ít.

“Thời bây giờ tục lệ đơn giản hơn, thường thì quy ra tiền, khoảng 20 - 30 triệu đồng và nhà trai sẽ sang nhà gái lo việc cưới. Nếu chàng rể không phải người Thái, thì cũng không yêu cầu gì, tiền thì chắc vẫn yêu cầu có, nhưng trên cơ sở thống nhất giữa hai gia đình”, anh Hà Văn Trung chia sẻ.

Còn theo Nhà nghiên cứu văn hóa Thái Ca Chung, ở TP. Sơn La, hiện tiền ở rể không đáng kể, chỉ khoảng đôi triệu, còn cưới mới là nhiều. Cách tổ chức một đám cưới cũng tương tự như người Kinh, tổ chức tại hội trường hay làm nhà bạt tại nhà mình. Số mâm cỗ từ 30 - 80 mâm tùy từng gia đình. Nhưng sẽ có vài mâm ở nhà để "xứ lam" (mối lái) làm thủ tục cùng một số đại diện gia đình hai bên.

Ông Ca Chung cũng cho biết thêm, rể là người dân tộc khác thì không phải ở rể, vì hầu hết là những người đang công tác. Cũng có nơi thì trả bằng tiền, nhưng không bắt buộc, chỉ do họ tự tìm hiểu tục lệ nên tự nguyện trả cho đúng thủ tục.

“Người Thái ở Nghĩa Lộ (Yên Bái) đã bỏ tục này từ những năm 1961, sau đợt “Vận động hợp tác hóa nông nghiệp, phát triển sản xuất kết hợp cải cách dân chủ ở miền núi”. Để ghi nhận công ơn của bố mẹ vợ, chàng rể thường sẽ biếu bố mẹ vợ mấy trăm nghìn đồng, hoặc mua vòng tay, quần áo cho mẹ vợ và quần áo cho bố vợ. Không còn thách cưới, thậm chí nhiều gia đình nhà gái có điều kiện còn cho không, hoặc cho thêm của cải cho chàng rể”, Nghệ nhân ưu tú Lò Văn Biến thông tin.

Tuy nhiên theo Nghệ nhân ưu tú Lò Văn Biến, việc bỏ tục này, đồng nghĩa với việc có một phần bản sắc văn hóa đẹp trong ngày cưới mất đi, đó là khi không còn phần hát, tâm sự của các ông tơ, bà mối trong phần đón dâu, mừng dâu mới. Thay vào đó, là sự dẫn dắt của MC (người dẫn chương trình) và những điệu nhảy, hát hiện đại. Đấy cũng là nguyên nhân nhiều người già không còn thích đến đám cưới nữa.

Có thể thấy rằng, dù ở rể dài hay ngắn, hoặc không ở rể, nhưng với người Thái, con rể và con dâu đều có trách nhiệm ứng xử tốt với cha mẹ hai bên. Trong đó, con dâu cũng giống như các dân tộc khác, còn con rể thì có trách nhiệm cao hơn (điểm này khác với dân tộc khác).

 Người Thái thường rất tôn trọng bên ngoại (gọi là "lũng tà"). Họ cho rằng, bên ngoại là người trao giống cho mình. Các lời chúc tụng của bên ngoại được cho là rất thiêng, "chúc sao được vậy".

Có thể nói, tục ở rể của người Thái là một tập tục tốt đẹp, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Song, sự chuyển biến trong tập tục này, không phải là đánh mất bản sắc văn hóa, mà thể hiện sự thích ứng linh hoạt, để phù hợp hơn với đời sống văn hóa mới. Đây là điều đáng mừng, đáng trân trọng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Nam: UBND tỉnh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Quảng Nam: UBND tỉnh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Kinh tế - T.Nhân - H.Trường - 47 phút trước
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.
20.000 bác sĩ trẻ tham gia Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

20.000 bác sĩ trẻ tham gia Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

Tin tức - Văn Hoa - Hải Đăng - 1 giờ trước
Ngày 18/5, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam phối hợp công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam tổ chức lễ ra quân Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2024, với chủ đề "Thầy thuốc trẻ tình nguyện vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn".
Rộn ràng Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024

Rộn ràng Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Ngày 18/5, tại xã Hải Sơn, Tp Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra khai mạc Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024. Lễ hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh qua tập tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội”

Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh qua tập tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội”

Tin tức - Thanh Nguyên - 1 giờ trước
Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ vừa ra mắt tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội” – tập 3 trong bộ tiểu thuyết sử thi 5 tập “Nước non vạn dặm” của ông nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024).
Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng việc Trung ương thống nhất rất cao giới thiệu: Đồng chí Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch nước và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội.
Tin trong ngày - 17/5/2024

Tin trong ngày - 17/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Linh hồn của cách mạng Việt Nam. Tránh bị lừa đảo tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Australia. Cao Bằng phát động cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lần thứ nhất. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Chiều 18/5, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư phụ trách Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội đồng chủ trì Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

Thời sự - PV - 12:45, 18/05/2024
Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), sáng 18/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Pháp luật - T.Nhân-H.Trường - 09:21, 18/05/2024
Ngày 17/5, thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Quảng Nam) cho biết đang tiếp tục xác minh, xử lý một vụ vận chuyển lâm sản trái phép có trị giá ước tính hơn 3 tỷ đồng.
Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 09:19, 18/05/2024
Tối 17/5, UBND huyện Hoài Ân (Bình Định) tổ chức lễ khai mạc Ngày hội Nông sản lần II năm 2024. Đây là hoạt động nhằm tôn vinh thành quả lao động của bà con nông dân trong vùng, đồng thời quảng bá hình ảnh “thủ phủ trái cây” của Bình Định đến với đông đảo bạn bè trong và ngoài nước.
Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Phóng sự - Thanh Hải - 09:16, 18/05/2024
Trăn trở, đau đáu với những giá trị, bản sắc văn hoá của dân tộc trước nguy cơ mai một, biến mất… những người có trách nhiệm đã đánh cược với thời gian, chỉ để níu giữ di sản cho hậu thế.