Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Thu hoạch năng trên những cánh đồng nứt nẻ

Thảo Linh - 15:08, 21/02/2024

Mặc cho cái nóng khá gắt khi mặt trời đứng bóng, từng nhóm nông dân từ 3 - 5 người vẫn chăm chỉ, hì hục đào bới trên những thửa ruộng nứt nẻ. Từng nhát cuốc chắc nịch bổ xuống ruộng. Đôi tay thoăn thoắt bẻ từng thớ đất khô khốc để nhặt sản phẩm. Ông Dương Văn Thắng, Phó Chủ tịch UBND xã P’Róh (huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng) giải thích “bà con đồng bào dân tộc thiểu số đang thu hoạch củ năng đó”.

Gia đình bà Ma Thao đang thu hoạch củ năng.
Gia đình bà Ma Thao đang thu hoạch củ năng.

Sau những ngày vui Xuân, đón Tết Nguyên đán, bà con nông dân các dân tộc Chu Ru, Cơ Ho tranh thủ thời gian thu hoạch củ năng trên những thửa ruộng khô rang nứt nẻ. Mặc dù thời tiết khá oi bức, nhưng gia đình bà Ma Thao (dân tộc Chu Ru, thôn P’Róh Ngó, xã P’Róh) vẫn tranh thủ thời gian để thu hoạch xong vụ củ năng.

 Bà Ma Thao giải thích: “Nếu ruộng có nước thì thu hoạch thuận lợi hơn, còn ruộng khô như thế này, thu hoạch củ năng vất vả hơn, lại tốn nhiều công lao động. Bình quân mỗi ngày, một người thu hoạch được từ 40 đến 50 kg củ năng. So với các vụ mùa trước, thì vụ củ năng năm nay được mùa, năng suất cao hơn. Giá củ năng trên thị trường cũng ổn định nên gia đình mình phấn khởi lắm!”

Củ năng còn gọi là củ năn, mã thầy. Củ năng có thể dùng để nấu chè, chế biến trong bữa ăn, mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng. Ngoài ra loại củ này còn có tác dụng đối với sức khỏe như ổn định đường huyết, cầm máu, kháng khuẩn, giải độc.

Bà Ma Thao cho biết thêm, trước đây, toàn bộ diện tích trồng củ năng này, là trồng lúa nước mỗi năm 2 vụ. Năm nào được mùa thì thu về khoảng 1,4 tấn/sào, quy ra tiền khoảng 10 triệu đồng. Năm mất mùa, sâu bệnh, hạn hán thì không được là bao. Được cán bộ khuyến nông tư vấn, gia đình bà Ma Thao mạnh dạn chuyển đổi toàn bộ diện tích trồng lúa 7 sào sang trồng củ năng. 

Từ khi xuống giống cho đến lúc thu hoạch củ năng khoảng 6 tháng, giá bán hiện tại 8 ngàn đồng/kg. Nhờ trồng và chăm sóc đúng quy trình theo hướng hữu cơ sinh học nên năng suất ruộng năng của gia đình bà Ma Thao đạt trên 4 tấn củ năng/sào. Như vậy, vụ mùa năm nay, gia đình bà Ma Thao thu về khoảng 28 tấn củ năng, quy ra tiền đạt trên 200 triệu đồng, hiệu quả kinh tế cao gấp 3 lần so với trồng lúa nước trước đây. Từ khi chuyển sang trồng củ năng, đời sống kinh tế của gia đình bà Ma Thao được nâng lên rõ rệt.

Dưới những thửa ruộng nứt nẻ là sản phẩm củ năng mang lại no ấm cho nông dân vùng đồng bào DTTS.
Dưới những thửa ruộng nứt nẻ là sản phẩm củ năng mang lại no ấm cho nông dân vùng đồng bào DTTS.

Không riêng gia đình bà Ma Thao mà hầu hết bà con người Chu Ru, Cơ Ho nơi đây đã mạnh dạn chuyển đổi ruộng lúa sang trồng củ năng được gần 10 năm nay. Nhờ điều kiện khí hậu và thổ nhượng thích hợp, vốn đầu tư ban đầu như giống, phân bón thấp, đỡ tốn công chăm sóc, lại phù hợp với điều kiện canh tác của bà con nông dân nên diện tích trồng củ năng ngày càng được mở rộng.

 Những năm 2014, 2015, toàn huyện Đơn Dương chỉ có khoảng vài chục ha diện tích trồng củ năng, đến nay đã phát triển được gần 300 ha, chủ yếu tập trung ở xã P’Róh. Hiện tại, đầu ra của củ năng khá thuận lợi, thương lái vào tận ruộng thu mua, hoặc nông dân sau khi thu hoạch nhập cho các vựa thu mua trên địa bàn. Thị trường tiêu thụ củ năng chủ yếu là TP. Hồ Chí Minh, TP. Hà Nội và các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Khánh Hòa.

Bà Ma Thao cho biết, thu hoạch củ năng dưới chân ruộng nứt nẻ rất vất vả nhưng vụ năng năm nay cho nhiều củ nên gia đình bà có thu nhập cao hơn trồng lúa.
Bà Ma Thao cho biết, thu hoạch củ năng dưới chân ruộng nứt nẻ rất vất vả nhưng vụ năng năm nay cho nhiều củ nên gia đình bà có thu nhập cao hơn trồng lúa.

Để nâng cao năng suất và chất lượng củ năng, xã P’Róh đã thành lập một hợp tác xã và một tổ hợp tác trồng củ năng theo hướng hữu cơ. Thông qua đó, hướng dẫn người dân tận dụng nguồn phân chuồng sẵn có, những phụ phẩm nông nghiệp ủ làm phân bón cho ruộng năng. Cách làm này, ngoài đảm bảo môi trường, lại tăng chất dinh dưỡng, tạo độ tơi xốp cho đất, giảm sâu bệnh, nên các ruộng năng phát triển tốt, sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng.

Ông Dương Văn Thắng, Phó Chủ tịch UBND xã P’Róh cho biết: “Có thể nói, nhờ trồng củ năng mà đời sống kinh tế của bà con đồng bào Chu Ru, Cơ Ho trên địa bàn xã được nâng lên rõ rệt. Chúng tôi đang khuyến khích tất cả các nông hộ trồng củ năng theo hướng hữu cơ sinh học, nhằm đưa đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng tốt nhất và đảm bảo môi trường trong sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, sẽ thành lập các chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo ổn định đầu ra, giúp nông dân trồng củ năng yên tâm canh tác”.

Sản phẩm củ năng
Sản phẩm củ năng

Nhờ sản xuất theo hướng hữu cơ sinh học mà sản phẩm củ năng tươi của xã P’Róh đã được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Tuy nhiên hiện nay, địa phương này chưa có cơ sở chế biến các sản phẩm từ củ năng. Sau khi thu hoạch, bà con vẫn bán củ năng tươi nên hiệu quả kinh tế chưa đạt được như kỳ vọng.

Trước thực trạng đó, ngành nông nghiệp huyện Đơn Dương đang phối hợp với các đơn vị liên quan, tập huấn cho bà con nông dân kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, tham gia hội chợ, kết nối tìm kiếm thị trường mới. Đồng thời, khuyến khích bà con người DTTS liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, mời gọi các doanh nghiệp đầu tư và chế biết các sản phẩm từ củ năng, tạo điều kiện thuận lợi để sản phẩm củ năng P’Róh đến với người tiêu dùng một cách nhanh nhất. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Và rừng sẽ thêm xanh...

Và rừng sẽ thêm xanh...

Đổ dốc Bù Sen, những cánh rừng bát ngát của xã Diên Lãm (Quỳ Châu, Nghệ An) đã ở phía xa xa. Núi với rừng, cứ thế tiếp diễn, xanh ngắt, tưởng như mênh mông đến vô cùng. Hỏi ra mới hay, đó là những cánh rừng được cộng đồng người Thái ở bản Hốc đang ngày đêm gìn giữ bằng hương ước nghiêm ngặt.
Khám phá Tour du lịch đêm mới lạ tại Vườn quốc gia Cúc Phương

Khám phá Tour du lịch đêm mới lạ tại Vườn quốc gia Cúc Phương

Du lịch - Minh Nhật - 1 giờ trước
Tin vui cho những ai yêu thích thiên nhiên và khám phá, Vườn Quốc Gia Cúc Phương chính thức mở "Tour tham quan bằng xe điện xem đom đóm và động vật hoang dã ban đêm". Đây là cơ hội để du khách hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ, tận hưởng bầu không khí trong lành và trải nghiệm những điều kỳ thú mà màn đêm Cúc Phương mang lại.
Hà Tĩnh: Giải cứu thành công 2 nạn nhân bị dụ dỗ ra nước ngoài với chiêu bài “việc nhẹ, lương cao”

Hà Tĩnh: Giải cứu thành công 2 nạn nhân bị dụ dỗ ra nước ngoài với chiêu bài “việc nhẹ, lương cao”

Xã hội - Thế Mạnh - Thanh Nguyên - 1 giờ trước
Ngày 9/5, tại Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo (Hà Tĩnh), BĐBP Hà Tĩnh phối hợp với Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh tại Hà Nội giải cứu thành công 2 nạn nhân là công dân Việt Nam bị lừa bán ra nước ngoài, với chiêu bài “việc nhẹ, lương cao” và đưa các nạn nhân về đến Việt Nam an toàn.
Lào Cai: Siết chặt dịch vụ cho người nước ngoài thuê xe máy ở Sa Pa

Lào Cai: Siết chặt dịch vụ cho người nước ngoài thuê xe máy ở Sa Pa

Du lịch - Minh Nhật (t/h) - 1 giờ trước
Hình ảnh những du khách nước ngoài thuê xe máy trải nghiệm du lịch Sa Pa không còn xa lạ, nhưng vẫn còn những người đi xe không đúng quy định Việt Nam, dẫn tới nguy cơ mất an toàn giao thông.
Nhiều ảnh đẹp Việt Nam chụp từ trên cao lọt Top 100 giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế 35Awards

Nhiều ảnh đẹp Việt Nam chụp từ trên cao lọt Top 100 giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế 35Awards

Sắc màu 54 - Thanh Thuận - 1 giờ trước
Vượt qua hơn 124.000 người tham gia từ 174 quốc gia, với hơn 470.000 bức ảnh được gửi dự thi, một số tác giả Việt Nam đã xuất sắc lọt Top 100 giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế 35Awards hạng mục Aerial Photography (ảnh chụp từ trên cao).
Hà Giang: Cây đa trăm tuổi ở Km 0 bật gốc, nhiều người dân và du khách tiếc nuối

Hà Giang: Cây đa trăm tuổi ở Km 0 bật gốc, nhiều người dân và du khách tiếc nuối

Tin tức - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Sáng 9/5, cây đa hơn 100 năm tuổi, cao hơn 20 mét nằm trên tuyến Quốc lộ 2 (cạnh Km 0 Hà Giang) qua địa bàn thành phố Hà Giang bất ngờ bật gốc, ngã ra đường, khiến người dân và khách du lịch tiếc nuối.
Tin trong ngày - 8/5/2024

Tin trong ngày - 8/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hơn 10 triệu người Việt Nam mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Gần 8.000 hộ gia đình ở miền núi Quảng Nam sẽ được tái định cư vào cuối năm 2025. R'Cơm Bus đam mê giữ gìn văn hóa dân tộc. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lộc Ninh (Bình Phước): Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024

Lộc Ninh (Bình Phước): Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 1 giờ trước
Sáng 9/5, huyện Lộc Ninh long trọng tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024. Đây là huyện được chọn tổ chức đại hội điểm của tỉnh Bình Phước.
Chư Pưh (Gia Lai): Bồi dưỡng kiến thức, cung cấp thông tin cho lực lượng cốt cán

Chư Pưh (Gia Lai): Bồi dưỡng kiến thức, cung cấp thông tin cho lực lượng cốt cán

Chính sách dân tộc - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Trong 2 ngày (9 - 10/5), UBND huyện Chư Pưh, Phòng Dân tộc huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tập huấn, phổ biến, cung cấp thông tin cho lực lượng cốt cán. Tham gia lớp tập huấn, có 150 học viên là già làng, trưởng thôn, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS.
Bình Định: Phấn đấu mỗi năm giảm 2% - 3% số cặp tảo hôn

Bình Định: Phấn đấu mỗi năm giảm 2% - 3% số cặp tảo hôn

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 1 giờ trước
Nhằm chuyển đổi nhận thức, hành vi trong hôn nhân của người dân, góp phần giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Bình Định đang đẩy mạnh triển khai Kế hoạch thực hiện Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9: Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024.
HLV Mai Đức Chung trở lại dẫn dắt Đội tuyển nữ Việt Nam

HLV Mai Đức Chung trở lại dẫn dắt Đội tuyển nữ Việt Nam

Thể thao - Hoàng Minh - 1 giờ trước
Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) vừa công bố bản hợp đồng dẫn dắt Đội tuyển Bóng đá nữ Việt Nam kéo dài 2 năm với Huấn luyện viên (HLV) Mai Đức Chung.
Bình Định: Người dân miền núi mong muốn được cấp quyền sử dụng đất nương rẫy

Bình Định: Người dân miền núi mong muốn được cấp quyền sử dụng đất nương rẫy

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 1 giờ trước
Ông Lê Kim Toàn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định, đã có buổi tiếp xúc cử tri tại xã Vĩnh Sơn, huyện miền núi Vĩnh Thạnh trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.