Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Thiên tai không chờ kinh phí: Những gì đã làm vẫn như "muối bỏ biển" (Bài 3)

Thanh Nguyễn - 08:20, 08/11/2023

Dẫu các điểm sạt lở, ngập lũ nhiều, nhu cầu người dân được di dời đến nơi an toàn là rất lớn… nhưng do thiếu kinh phí nên địa phương cũng đành “bó tay”. Thực hiện Chương trình MTQG 1719, đã có nhiều dự án được khởi động và triển khai, nhưng vẫn là như “muối bỏ biển”.

Người dân vùng sạt lở bản Hòa Sơn xã Tà Cạ huyện Kỳ Sơn rất mong sớm được di dời tái định cư
Người dân vùng sạt lở bản Hòa Sơn, xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn rất mong sớm được di dời tái định cư

Cần đẩy nhanh thực hiện bố trí dân cư

Đã hơn 1 năm sau trận lũ quét, sạt lở đất kinh hoàng nhưng nhiều hộ dân vùng ảnh hưởng ở xã Tà Cạ (Kỳ Sơn) vẫn chưa thể di dời tái định cư. Còn nhớ, sau khi lũ quét xảy ra, chính quyền huyện Kỳ Sơn đã có văn bản đề nghị, UBND tỉnh sớm bố trí tái định cư cho người dân để đảm bảo an toàn. Trên cơ sở đề nghị của tỉnh, khu vực định cư mới đã được quy hoạch, nguồn vốn thực hiện cũng đã được bố trí…; tuy nhiên do còn gặp một số vướng mắc về thủ tục đầu tư nên đến nay, dự án này vẫn chưa thể triển khai khiến người dân vùng sạt lở Tà Cạ như ngồi trên lửa.

Thực hiện Chương trình MTQG 1719, đã có 4 dự án được phê duyệt quy hoạch, với tổng mức đầu tư khoảng 60 tỷ đồng tại Kỳ Sơn, Quế Phong, Tương Dương để sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết. Theo đó, huyện Kỳ Sơn được phê duyệt 2 dự án bố trí, sắp xếp, ổn định dân cư bản Xốp Tụ, xã Mỹ Lý và bản Nam Tiến 2, xã Bảo Nam; huyện Tương Dương được phê duyệt dự án tái định cư Khe Hộc bản Huồi Pủng xã Hữu Khuông; huyện Quế Phong được phê duyệt cơ sở hạ tầng định canh, định cư bản Long Thắng xã Hạnh Dịch.

 Tuy nhiên, cả 4 dự án mang tính cấp thiết cho người dân thường xuyên chịu cảnh thiên tai có nguồn vốn rõ ràng, phân kỳ giai đoạn đầu tư cụ thể… vẫn chưa thể thực hiện do còn nhiều vướng mắc trong các thủ tục đầu tư xây dựng.

Lực lượng chức năng huyện Quế Phong xuống cơ sở nắm tình hình đồng thời chỉ đạo nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai
Lực lượng chức năng huyện Quế Phong xuống cơ sở nắm tình hình, đồng thời chỉ đạo Nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai

Thực ra, vấn đề quy hoạch dân cư thích ứng với thiên tai cũng rất được tỉnh Nghệ An quan tâm. Bằng chứng là từ ngày 21/1/2020, UBND tỉnh đã có Quyết định 214 phê duyệt quy hoạch vùng dân cư và tổ chức sản xuất thích ứng với thiên tai trên địa bàn đến năm 2030. 

Việc quy hoạch này dựa trên quan điểm phù hợp với chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai, quy hoạch tỉnh; đảm bảo an toàn dân sinh, ổn định sản xuất phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng miền, địa phương. Trong đó, ưu tiên các vùng có nguy cơ cao về thiên tai, vùng đặc biệt khó khăn. Ưu tiên bố trí theo hình thức xen ghép, ổn định tại chỗ, trong trường hợp không thể bố trí được mới bố trí, sắp xếp đến thôn, bản khác.

Mục tiêu của chương trình này, là đến năm 2030, cơ bản hoàn thành việc bố trí dân cư và tổ chức sản xuất thích ứng với thiên tai trên địa bàn toàn tỉnh, ổn định cho Nhân dân vùng tái định cư, nâng cao đời sống, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai. Cụ thể, đến năm 2030 sẽ bố trí, sắp xếp ổn định cho 8.938 hộ, 38.405 nhân khẩu. 

Trong đó, có 99 hộ, 394 nhân khẩu thuộc đối tượng là hộ gia đình, cá nhân bị mất đất ở, đất sản xuất do sạt lở đất, lũ quét, lũ ống, sụt lún đất, ngập lụt, lốc xoáy; 8.415 hộ, 36.585 nhân khẩu thuộc đối tượng là hộ gia đình, cá nhân sinh sống ở vùng có nguy cơ bị sạt lở, lũ quét, lũ ống, sụt lún đất, ngập lụt, lốc xoáy…

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An và huyện Tương Dương trong chuyến khảo sát xây dựng dự án khu tái định cư Khe Hộc, bản Huồi Pủng, xã Hữu Khuông
Lãnh đạo tỉnh Nghệ An và huyện Tương Dương trong chuyến khảo sát xây dựng dự án khu tái định cư Khe Hộc, bản Huồi Pủng, xã Hữu Khuông

Đây là kế hoạch không thể vui hơn đối với người dân vùng ảnh hưởng của thiên tai. Nhưng, nói gì thì nói, dù đã có kế hoạch cụ thể nhưng do khó khăn về vốn, mặt bằng… thành ra những kế hoạch này cũng dễ dàng có nguy cơ “đổ bể” nếu các cấp chính quyền không thực sự quyết tâm.

Khó khăn đâu chỉ là ngân sách

Mặc dù Quyết định 214 ngày 21/1/2020 của tỉnh Nghệ An đã được ban hành, nhưng để bố trí, sắp xếp ổn định cho 8.938 hộ, 38.405 nhân khẩu tại các vùng bị thiên tai là điều không dễ dàng.

Trong giai đoạn 2013-2020, toàn tỉnh đã bố trí được hơn 1.000 hộ đến nơi ở mới. Giai đoạn 2021-2025, UBND tỉnh cũng đã dành trên 100 tỷ đồng từ nguồn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 để hỗ trợ một số dự án di dân tập trung.

 Hiện tại, do nhu cầu bố trí ổn định dân cư trên toàn tỉnh là rất lớn, vì vậy, trong quá trình thực hiện vừa phải cân đối ngân sách, vừa dựa vào điều kiện thực tế, lồng ghép nhiều nguồn vốn, chương trình để thực hiện một cách phù hợp… thành ra không dễ dàng triển khai.

So với vùng miền núi, vùng đồng bằng thuận lợi hơn trong việc xây dựng các công trình ứng phó với thiên tai - Trong ảnh là nhà cộng đồng tránh lũ ở xã Hưng Nhân huyện Hưng Nguyên
So với vùng DTTS và miền núi, thì vùng đồng bằng rất thuận lợi trong việc xây dựng các công trình ứng phó với thiên tai (Trong ảnh là nhà cộng đồng tránh lũ ở xã Hưng Nhân, huyện Hưng Nguyên)

Ông Lê Văn Lương, Chi cục trưởng Chi cục phát triển nông thôn Nghệ An cho biết: Lựa chọn vùng đất để tái định cư cho người dân nhưng vừa đảm bảo chỗ ở an toàn trước thiên tai, bão lũ, vừa đảm bảo có đất để đảm bảo sản xuất, ổn định cuộc sống không phải là dễ. Điều này là do mặt bằng để bố trí dân cư ở các huyện miền núi hết sức khó khăn; quá trình thực hiện các dự án bố trí dân cư cũng mất nhiều thời gian, vì liên quan tới tâm tư, nguyện vọng của người dân. Chưa kể, việc bố trí các địa điểm tái định cư cũng phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch để đảm bảo người dân đến nơi ở mới đảm bảo an toàn, có đời sống, sản xuất ổn định lâu dài…

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đang có 373 vị trí đã xảy ra và có nguy cơ cao xảy ra sụt lún, sạt lở đất đá, ảnh hưởng đến nhà cửa, tài sản, hạ tầng cơ sở cũng như gây tâm lý bất an cho 9.881 hộ dân đang sinh sống trong khu vực. Và phải cần 2.147 tỷ đồng để khắc phục. 

Nhiều điểm sạt lở cần nguồn vốn khắc phục lớn - Trong ảnh là điểm sạt lở nhà dân gần sông ở thị xã Hoàng Mai năm 2022
Nhiều điểm sạt lở cần nguồn vốn khắc phục lớn (Trong ảnh là điểm sạt lở nhà dân sống gần sông ở thị xã Hoàng Mai năm 2022)

Từ đầu năm 2023 đến nay, UBND tỉnh đã trích ngân sách và tạm ứng từ nguồn dự phòng ngân sách tỉnh với kinh phí 128,586 tỷ đồng. Trong đó hỗ trợ khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai năm 2021 là 0,68 tỷ đồng, năm 2022 là 25,099 tỷ đồng; hỗ trợ duy tu, bảo dưỡng và xử lý cấp bách sự cố đê điều thuộc hệ thống đê điều do địa phương quản lý: 17 tỷ đồng; hỗ trợ các địa phương, đơn vị mua sắm các loại trang thiết bị phục vụ PCTT-TKCN năm 2023: 1,34 tỷ đồng; hỗ trợ sửa chữa các công trình trọng yếu trước mùa mưa bão là 30,5 tỷ đồng; tạm ứng ngân sách tỉnh 53,962 tỷ đồng để cấp tạm ứng cho các huyện, thành phố, thị xã để thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp khôi phục vùng sản xuất bị thiệt hại thiên tai năm 2022.

Do điều kiện ngân sách của địa phương còn khó khăn, để kịp thời xử lý các điểm sạt lở đảm bảo an toàn cho người dân, hạ tầng cơ sở bị ảnh hưởng do thiên tai, sạt lở gây ra; UBND tỉnh Nghệ An đã đề nghị, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai và các Bộ ngành trung ương xem xét, hỗ trợ cho tỉnh 660 tỷ đồng để xử lý các điểm sạt lở.

Khi mà cái quan trọng nhất là ngân sách còn thiếu, thì người dân vùng chịu ảnh hưởng của thiên tai vẫn đang phải tiếp tục điệp khúc “chờ” như những năm vừa qua.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Và rừng sẽ thêm xanh...

Và rừng sẽ thêm xanh...

Đổ dốc Bù Sen, những cánh rừng bát ngát của xã Diên Lãm (Quỳ Châu, Nghệ An) đã ở phía xa xa. Núi với rừng, cứ thế tiếp diễn, xanh ngắt, tưởng như mênh mông đến vô cùng. Hỏi ra mới hay, đó là những cánh rừng được cộng đồng người Thái ở bản Hốc đang ngày đêm gìn giữ bằng hương ước nghiêm ngặt.
Ở nơi “bới cát lấy tiền”

Ở nơi “bới cát lấy tiền”

Kinh tế - Thảo Linh - 33 phút trước
Ở vùng đất pha cát - xã Ka Đơn, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng có đủ các loại rau thương phẩm được trồng, chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, sinh trưởng và phát triển tốt. Vụ này nối tiếp vụ kia đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho đồng bào DTTS.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng

Thời sự - PV - 8 giờ trước
Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng (Hội đồng) chủ trì Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng để công bố Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 14/NQ-CP của Chính phủ; rà soát cơ chế chính sách đặc thù phát triển vùng; kế hoạch điều phối vùng và đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Hồng.
Cẩn trọng khi tham gia hội, nhóm trên mạng xã hội

Cẩn trọng khi tham gia hội, nhóm trên mạng xã hội

Xã hội - Minh Nhật - 11 giờ trước
Mạng xã hội chưa bao giờ phát triển như hiện nay, cả về mức độ phổ biến và những tính năng kỹ thuật. Từ nhiều năm qua, nhiều hội, nhóm công khai có, kín có được thành lập trên mạng, thu hút rất nhiều thành viên (có những nhóm tới hàng trăm ngàn hội viên) lan truyền những nội dung phản cảm tiêu cực, kích động, thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Ẩm thực - Minh Nhật - 11 giờ trước
Món bánh trứng kiến thu hút không ít người dân thành phố bởi nó lạ từ cái tên cho đến hương vị, và là loại bánh được nhiều người tìm kiếm, đặt mua trên các shop bán hàng online thời gian gần đây.
PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

Xã hội - Ngọc Chí - 11 giờ trước
Điện lực Tu Mơ Rông phối hợp cùng Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) vừa tổ chức chương trình Bữa ăn yêu thương tại thôn Ba Tu 3, xã Ngọc Yêu, huyện Tu Mơ Rông.
Tin trong ngày - 8/5/2024

Tin trong ngày - 8/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hơn 10 triệu người Việt Nam mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Gần 8.000 hộ gia đình ở miền núi Quảng Nam sẽ được tái định cư vào cuối năm 2025. R'Cơm Bus đam mê giữ gìn văn hóa dân tộc. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Công tác Dân tộc - Hoàng Quý - 11 giờ trước
Ngày 8/5, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4, triển khai công tác tháng 5/2024. Tham dự cuộc họp có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr, Y Thông, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo các vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi

Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi "Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển"

Giáo dục - Minh Nhật - 11 giờ trước
Em Vừ Thanh Trúc Vy - dân tộc Mông, học sinh lớp lớp 7 đến từ huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, đã vượt qua hàng nghìn thí sinh, xuất sắc giành giải Nhất phần thi viết, vẽ “Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển" với tác phẩm công phu, trình bày trong 80 trang giấy.
BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

Thời sự - PV - 11 giờ trước
Trong những ngày đầu tháng 5 lịch sử, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân, hướng về Điện Biên, trong đó nổi bật là đồng hành cùng Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ 2024 - Cúp Báo Quân đội Nhân dân”- gây quỹ xây trường học cho vùng sâu; Trình chiếu 3D mapping bức tranh Panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.
Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 11 giờ trước
Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế được hình thành từ sự kết tinh giữa âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình Huế đến nay đã hơn 300 năm. Ca Huế đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015 và đang được tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, thời gian qua, do thiếu sự giám sát dẫn đến tình trạng Ca Huế trên sông Hương khá lộn xộn, cần phải chấn chỉnh lại.
Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 11 giờ trước
Những bản đúc nổi trên 9 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế vừa được UNESCO vinh danh là Di sản tư liệu thế giới.