Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nguồn lực đầu tư cho công tác di dân khỏi vùng nguy hiểm: Gỡ khó... nhưng vẫn không hết khó (Bài 2)

Thanh Hải - 17:18, 22/06/2022

Người dân bất an vì sống trong vùng nguy hiểm, nhưng thiếu kinh phí thực hiện các dự án để di dời. Khó khăn, bất cập ấy, đã đẩy nhiều địa phương đến cảnh “giật gấu vá vai” nhưng vẫn không thể giải quyết dứt điểm.

 Khởi công xây nhà vượt lũ và sinh hoạt cộng đồng thôn Ngô Bắc, xã Sơn Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình)
Khởi công xây nhà vượt lũ và sinh hoạt cộng đồng thôn Ngô Bắc, xã Sơn Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình)

“Nhỏ giọt”… kinh phí

Hàng năm, ngân sách Trung ương (NSTW) đã trích một khoản nhất định từ nguồn dự phòng để hỗ trợ cho các địa phương, với mục tiêu phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai. Đó là nguồn lực vô cùng cần thiết để các địa phương có phương án bố trí dân cư khỏi vùng nguy hiểm, cứu trợ người dân, hỗ trợ địa phương kịp thời khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, so với thiệt hại thực tế thì, kinh phí khắc phục hậu quả thiên tai mới dừng lại ở mức hỗ trợ.

Năm 2017 có thể xem là thảm họa, khi mà thiên tai diễn ra ở hầu hết các miền trên cả nước. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), thiệt hại do thiên tai gây ra cho nền kinh tế nước ta trong năm 2017, lên tới gần 60.000 tỷ đồng, gấp 1,5 lần so với năm 2016. Miền Trung vẫn là khu vực chịu nhiều thiệt hại nhất; trong đó, Quảng Bình gần 8.000 tỷ đồng, Hà Tĩnh 7.500 tỷ đồng…

Và, để khắc phục hậu quả thiên tai, ngoài các gói cứu trợ khẩn cấp cho người dân (lương thực, cây con giống…), NSTW đã bố trí nguồn lực hỗ trợ các địa phương khôi phục hạ tầng, nhưng kinh phí không nhiều. Cụ thể, tỉnh Quảng Bình được NSTW hỗ trợ 70 tỷ đồng; tỉnh Hà Tĩnh được hỗ trợ 135 tỷ đồng…

Nguồn ngân sách hỗ trợ để khắc phục hậu quả thiên tai còn quá ít, chỉ tính riêng 11 tháng năm 2020, thiệt hại do thiên tai ước tính trên 30.000 tỷ đồng. Chính phủ đã hỗ trợ khẩn cấp 1.250 tỷ đồng cho 9 tỉnh miền Trung. Nếu dành cả con số này để hỗ trợ cho bất kì 1 tình nào thì cũng không thấm vào đâu. Tuy nhiên, 1.250 tỷ đồng lại chia cho 9 tỉnh vùng miền Trung bị thiệt hại, thì khác nào “muối bỏ biển”.

Nhà tránh lũ ở Quảng Trị đã phát huy hiệu quả
Nhà tránh lũ ở Quảng Trị đã phát huy hiệu quả

Thực tế hiện nay, các cấp đang dùng một số nguồn kinh phí để cung cấp tài chính cho công tác ứng phó và phục hồi sau thiên tai, bao gồm nguồn dự phòng NSTW và các địa phương, các khoản phân bổ ngân sách cụ thể, nguồn dự trữ Nhà nước bằng vật chất, quỹ dự trữ tài chính, quỹ phòng chống thiên tai, các công cụ chuyển giao rủi ro như bảo hiểm và viện trợ của các nhà tài trợ.

Tuy nhiên, Quỹ phòng chống thiên tai được thành lập ở cấp tỉnh còn nhiều hạn chế, khiến cho các quỹ này không thể vận hành một cách đầy đủ.

Bên cạnh đó, các địa phương đang tập trung cho các dự án bố trí dân cư tập trung (có mức đầu tư lớn, chủ yếu là nguồn đầu tư phát triển); trong khi mô hình di dân xen ghép phù hợp với điều kiện, khả năng ở địa phương (địa hình, đất đai, phong tục tập quán, ngân sách...), hay bố trí ổn định tại chỗ (chủ yếu vốn sự nghiệp) ít được quan tâm.

Huyện Kì Sơn (Nghệ An) xây dựng nhà dã chiến di dời dân khỏi vùng nguy hiểm
Huyện Kì Sơn (Nghệ An) xây dựng nhà dã chiến di dời dân khỏi vùng nguy hiểm

Từ những bất cập trên, đã dẫn đến việc sắp xếp, ổn định dân cư vùng nguy hiểm trên phạm vi cả nước trong thời gian qua, đã bộc lộ nhiều bất cập. Đó là: chưa sắp xếp được thứ tự ưu tiên để bố trí vốn dứt điểm cho các dự án cấp bách; một số dự án phải điều chỉnh lại quy mô, số hộ thực hiện. 

Nguồn vốn bố trí cho các dự án, chủ yếu là nguồn vốn Trung ương hỗ trợ hàng năm; công tác huy động vốn đầu tư của các tổ chức khác trên địa bàn khó thực hiện, nên chưa đáp ứng được tiến độ đề ra của dự án. Chính quyền nhiều địa phương cũng chưa bố trí, lồng ghép được các nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác để hỗ trợ cho các hộ sau bố trí dân cư, nhất là việc tạo sinh kế.

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về công tác PCTT và TKCN năm 2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, Trưởng ban Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai đánh giá, công tác hỗ trợ, triển khai khắc phục hậu quả thiên tai còn bất cập, thủ tục rườm rà gây chậm trễ, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra. Một số địa phương sau khi nhận được hỗ trợ, nhưng triển khai chậm dẫn tới phải kéo dài thời gian, không phù hợp với tính chất hỗ trợ khắc phục khẩn cấp hậu quả thiên tai; việc đầu tư khắc phục hậu quả thiên tai không dứt điểm, làm giảm hiệu quả.

Nhiều hộ dân tại thị trấn Mường Xén, huyện Kì Sơn (Nghệ An) bất an vì vết nứt lớn ở ngọn núi sau nhà nhưng chưa biết xử lí thế nào
Nhiều hộ dân tại thị trấn Mường Xén, huyện Kì Sơn (Nghệ An) bất an vì vết nứt lớn ở ngọn núi sau nhà nhưng chưa biết xử lí thế nào

Gỡ khó... nhưng vẫn không hết khó

Kinh phí là vấn đề được nói đến nhiều nhất, nhưng lại là vấn đề không được giải quyết triệt để nhất. 

Lâu nay, NSTW bố trí cho công tác di dân khỏi vùng nguy hiểm rất hạn hẹp. Chưa thấm vào đâu so với nhu cầu thực tế của mỗi địa phương. Nhìn từ hàng loạt dự án di dân khẩn cấp vùng Trung Bộ mà Báo Dân tộc và Phát triển đã đăng tải cách đây không lâu, đủ để minh chứng cho điều này. Nhiều dự án đã thi công hàng chục thập kỉ vẫn chưa xong, người dân thì chưa thể đến ở, các hạng mục đã được đầu tư thì đang ngày càng xuống cấp nghiêm trọng.

Trong khi đó, nguồn lực xã hội hóa lại gần như đang “bỏ trống”, thậm chí đã huy động nhưng không đáng là bao nhiêu.

Thực tế cho thấy, chúng ta mới chỉ xã hội hóa, huy động các nguồn lực hợp pháp khi đã xảy ra thảm họa thiên tai bằng sự ủng hộ tiền, hiện vật… của người dân cả nước và một số tổ chức ở nước ngoài. Cái chúng ta cần hiện nay, là nguồn lực xã hội hóa ấy, cần được vận động, sử dụng nhiều hơn cho “yếu tố cốt lõi” là "phòng hơn chống", lại chưa hiệu quả.

Nhiều khu tái định cư đã được xây dựng sau trận sạt lở núi kinh hoàng vào cuối năm 2020 tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam
Nhiều khu tái định cư đã được xây dựng sau trận sạt lở núi kinh hoàng vào cuối năm 2020 tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam


Bí thư đảng ủy xã Hướng Việt, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) Hồ Văn Vọng chia sẻ: Nhớ lại thảm họa thiên tai năm 2020 ở địa phương thật khủng khiếp. Chỉ phút chốc, chúng tôi thành xã 6 không. Đến nay địa phương và người dân vẫn chưa thể khắc phục hết được khó khăn để ổn định và phát triển. "Chúng tôi mong muốn các cấp dành quan tâm, ưu tiên đầu tư nguồn lực để Hướng Việt sắp xếp lại dân cư, đầu tư các công trình phòng chống thiên tai", ông Vọng mong mỏi.

Để từng bước “gỡ khó” về nguồn lực, nhiều địa phương đã có những giải pháp hợp lí hơn trên cơ sở tình hình thực tế. Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Chủ tịch UBND huyện Bố Trạch (Quảng Bình) cho biết: Quá trình triển khai các dự án di dân khẩn cấp, chúng tôi đã lập kế hoạch và ưu tiên hạng mục nào trước, hạng mục nào sau. Huyện cũng đã lồng ghép nhiều chương trình, nguồn vốn để triển khai xây dựng cơ sở vật chất để di dời tập trung, xây dựng nhà tránh lũ, tái định cư. 

"Cả hệ thống chính trị đã vào cuộc và đã xã hội hóa một số nhà chống lũ cho đồng bảo ở Hưng Trạch, Phúc Trạch… nhưng thực tế thì vẫn chưa thấm vào đâu, hàng nghìn hộ dân vẫn sống trong cảnh bất an mỗi khi mùa mưa bão đến", Chủ tịch huyện Bố Trạch chia sẻ.

Trước thực tế khó khăn về nguồn lực, tại Hội nghị toàn quốc về công tác PCTT và TKCN năm 2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương cần quan tâm đầu tư cho phòng, chống thiên tai. Ưu tiên bố trí kinh phí để kịp thời khắc phục sự cố, nâng cấp đê điều, hồ đập, phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển, đầu tư trang thiết bị chuyên dùng tìm kiếm cứu nạn; hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão lụt...

Ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng là rất sát với nhu cầu cấp bách của thực tế, nhưng khi áp dụng vào thực tế, các địa phương cũng đang phải “liệu cơm gắp mắm” cho phù hợp. Và như thế, việc ưu tiên nguồn kinh phí, tổ chức thực hiện các dự án theo tính chất và mức độ nguy hiểm… còn tùy thuộc vào kinh phí từng địa phương, tùy thuộc vào năng lực và nhận thức của lãnh đạo cơ sở.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Nhiều ý kiến tâm huyết góp phần nâng cao vai trò, vị trí của MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029

Nhiều ý kiến tâm huyết góp phần nâng cao vai trò, vị trí của MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tin tức - Văn Hoa - Hương Diệp - 5 giờ trước
Ngày 15/5, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tổ chức Hội nghị xin ý kiến góp ý dự thảo văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Đắk Lắk: Xử lý nhóm đối tượng chế tạo, mua bán vũ khí trái phép qua mạng xã hội

Đắk Lắk: Xử lý nhóm đối tượng chế tạo, mua bán vũ khí trái phép qua mạng xã hội

Pháp luật - Lê Hường - 5 giờ trước
Ngày 15/5, Công an Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa phát hiện xử lý nhóm đối tượng chế tạo, mua bán súng và các vũ khí, công cụ hỗ trợ trái phép qua mạng xã hội.
Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức hội thảo về thực hiện Nghị quyết số 06 tại Bắc Sơn

Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức hội thảo về thực hiện Nghị quyết số 06 tại Bắc Sơn

Chính sách dân tộc - Minh Anh - 5 giờ trước
Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam vừa tổ chức Hội thảo Đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII và Đánh giá 10 năm thực hiện Nghị quyết số 06/NQ-BCH, ngày 19/02/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Hội LHPN Việt Nam, khóa XI về "Tăng cường công tác vận động phụ nữ DTTS, phụ nữ có đạo trong tình hình hiện nay”; Triển khai nghị quyết Đại hội Đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, kết quả đóng góp trong việc phát triển kinh tế, xã hội của địa phương; thực hiện Dự án 8 thực hiện bình đẳng giới trong Chương trình MTQG DTTS và miền núi năm 2024 trên địa bàn xã Nhất Hòa, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
Bình Gia (Lạng Sơn): Ra mắt Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian dân tộc Tày, Nùng

Bình Gia (Lạng Sơn): Ra mắt Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian dân tộc Tày, Nùng

Tin tức - Thúy Hồng - 5 giờ trước
Ban Tổ chức xây dựng mô hình Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian thuộc Chương trình MTQG 1719 năm 2024 tỉnh Lạng Sơn vừa tổ chức chương trình báo cáo kết quả xây dựng mô hình và Lễ ra mắt Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian dân tộc Tày, Nùng các thôn thuộc xã Hưng Đạo, huyện Bình Gia.
Tin trong ngày - 15/5/2024

Tin trong ngày - 15/5/2024

Media - BDT - 20:00, 15/05/2024
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 15/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Triển lãm ảnh với chủ đề “Cuộc sống đời thường của Bác Hồ”. Tăng diện tích trồng dược liệu quý tại vùng đồng bào DTTS và miền núi. Người cha nuôi của 200 trẻ em khó khăn. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tin trong ngày - 15/5/2024

Tin trong ngày - 15/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 15/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Triển lãm ảnh với chủ đề “Cuộc sống đời thường của Bác Hồ”. Tăng diện tích trồng dược liệu quý tại vùng đồng bào DTTS và miền núi. Người cha nuôi của 200 trẻ em khó khăn. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cây thông chữa bệnh gì?

Cây thông chữa bệnh gì?

Vườn thuốc quanh ta - Như Ý - 19:03, 15/05/2024
Cây thông còn có tên gọi khác là thông, thông nhựa, thông hai lá... Trong Đông y, tất cả các bộ phận của cây thông đều có thể được dùng làm thuốc chữa bệnh cho con người. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây thông mời các bạn tham khảo.
“Tỉnh Bắc Kạn đã cụ thể hóa các Nghị quyết của Chính phủ thành kế hoạch, chương trình phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương”

“Tỉnh Bắc Kạn đã cụ thể hóa các Nghị quyết của Chính phủ thành kế hoạch, chương trình phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương”

Tin tức - Thanh Huyền - 19:01, 15/05/2024
Đó là phát biểu của đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thành viên Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 tại buổi làm việc với UBND tỉnh Bắc Kạn về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính, thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, ngày 15/5 tại tỉnh Bắc Kạn.
Thoái hóa khớp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thoái hóa khớp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Media - BDT - 16:00, 15/05/2024
Thoái hóa khớp là quá trình lão hóa của khớp theo độ tuổi, tình trạng sụn khớp - bộ phận có chức năng bảo vệ và giảm ma sát trong khớp bắt đầu bị bào mòn, phá vỡ cấu trúc. Vì thoái hóa khớp là quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, nên khó tránh khỏi. Tuy nhiên chúng ta có thể làm chậm quá trình thoái hóa đó.
Đắk Lắk: Quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản Mo Mường

Đắk Lắk: Quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản Mo Mường

Sắc màu 54 - Hoàng Thùy - 11:56, 15/05/2024
UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Quyết định số 1466/QĐ-UBND ngày 13/5/2024 về việc giao thực hiện quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Mo Mường.
Vụ hàng trăm công nhân ở Vĩnh Phúc bị ngộ độc: Đình chỉ bếp ăn, điều tra nguyên nhân

Vụ hàng trăm công nhân ở Vĩnh Phúc bị ngộ độc: Đình chỉ bếp ăn, điều tra nguyên nhân

Pháp luật - Minh Nhật - 11:53, 15/05/2024
Ngoài việc đình chỉ bếp ăn gây ngộ độc cho hàng trăm công nhân ở Vĩnh Phúc, Bộ Y tế đề nghị tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ việc theo quy định, truy xuất nguồn gốc thực phẩm, lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm để xét nghiệm tìm nguyên nhân.