Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thành phố Điện Biên Phủ: Nông dân xã vùng ven tìm hướng thoát nghèo

Giang Thanh - 06:11, 10/11/2023

Từ thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, chúng tôi di chuyển khoảng hơn 20km là đến xã Nà Tấu. Đây là một trong 4 xã vùng ngoài của thành phố Điện Biên Phủ vẫn còn hộ nghèo. Theo kết quả thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021- 2025, tính đến hết quý 3 của năm 2023, xã Nà Tấu vẫn còn 27 hộ nghèo. Nhưng theo rà soát mới nhất, tính đến cuối năm 2023, toàn xã đã có 22 hộ vươn lên thoát nghèo, chỉ còn lại 5 hộ nghèo.

Một góc xã Nà Tấu tươi đẹp. Ảnh: Tư Trịnh
Một góc xã Nà Tấu tươi đẹp. Ảnh: Tư Trịnh

Trao đổi với chúng tôi, ông Lò Văn Cường, Phó Chủ tịch UBND xã Nà Tấu phấn khởi chia sẻ: Đảng bộ xã đã chỉ đạo quyết liệt thực hiện Nghị quyết 17-NQ/TU ngày 10/12/2021 của Tỉnh ủy về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi gắn với thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững và an sinh xã hội tỉnh Điện Biên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, xã Nà Tấu được hưởng các chính sách và giảm nghèo và an sinh xã hội như: Chính sách hỗ trợ giáo dục đào tạo, Chính sách y tế, Chính sách hỗ trợ hộ nghèo tiền điện; lồng ghép 3 chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) gồm: Chương trình giảm nghèo bền vững; Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và Chương trình xây dựng nông thôn mới để triển khai có hiệu quả công tác giảm nghèo. Bên cạnh đó, hộ nghèo còn được hỗ trợ làm nhà. Năm 2023, toàn xã Nà Tấu đã có 33 hộ được hỗ trợ làm nhà, trong đó có 27 hộ là hộ nghèo. Đây là Đề án nhân văn, hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Tại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 17-NQ/TU ngày 10/12/2021 của Tỉnh ủy Điện Biên, ông Mai Hoàng Hà, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Điện Biên cho biết, hiện nay tỉnh Điện Biên đang triển khai 221 dự án các mô hình giảm nghèo do cộng đồng đề xuất; tập trung triển khai các mô hình chăn nuôi trâu, bò, lợn, dê; hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, công cụ sản xuất theo chuỗi liên kết và hỗ trợ sản xuất cộng đồng kết hợp mở lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, kỹ thuật trồng chăm sóc cây trồng. Kết quả giải ngân đến hết tháng 10 năm 2023 là 22.874 triệu đồng đạt 19,05% kế hoạch vốn giao.

Nà Tấu là một trong các xã điển hình của thành phố Điện Biên Phủ tích cực trong phát triển các mô hình chăn nuôi, trồng trọt, đạt được nhiều thành quả. Anh Lò Văn Pâng là một cá nhân tiêu biểu với việc phát triển đa dạng các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh như: chế biến miến dong, trồng cây mắc ca, cà phê, nuôi dê, nuôi cá, cung ứng phân bón, giống cây trồng… cho thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm. Bên cạnh đó, anh Pâng còn vận hành HTX Hồng Phước, giúp tạo công ăn việc làm ổn định cho khoảng 100 lao động, trong đó cả không ít hộ nghèo và hộ cận nghèo tại xã Nà Tấu.

 Ông Lò Văn Dên (đội mũ) ở bản Co Cượm, xã Pá Khoang mua được đàn bò sinh sản nhờ vay vốn theo chính sách. (Ảnh Tư Trịnh)
Ông Lò Văn Dên (đội mũ) ở bản Co Cượm, xã Pá Khoang mua được đàn bò sinh sản nhờ vay vốn theo chính sách. (Ảnh Tư Trịnh)

Phó Chủ tịch UBND xã - Lò Văn Cường thông tin thêm: Xã Nà Tấu tạo mọi điều kiện cho bà con phát triển nghề truyền thống. Năm 2022, nghề mây tre đan ở bản Nà Tấu 1 của xã đã được công nhận đủ tiêu chuẩn làng nghề truyền thống. Theo đó, người dân trong xã đã phát huy nghề truyền thống để có thêm thu nhập, góp phần giảm nghèo.

Ông Lò Văn Inh là một nghệ nhân nổi tiếng trong nghề đan lát ở bản Nà Tấu 1. Dù năm nay đã hơn 80 tuổi nhưng mỗi tháng, ông vẫn làm được khoảng 30 - 40 chiếc ghế mây và nhiều loại sản phẩm khác. Mỗi chiếc bán được khoảng 100 nghìn đồng, mang lại nguồn thu kha khá cho gia đình. Ông còn hướng dẫn người dân trong bản làm các sản phầm bằng mây tre đan như: bàn, ghế, cóng khẩu, ếp khẩu, đó, nơm, giỏ, rổ, rá, nong, nia, mẹt...

Do đặc thù nghề mây tre đan có thể làm tranh thủ vào những lúc nông nhàn, người già và trẻ em đều có thể tham gia để tạo thu nhập nên nhiều hộ gia đình đã đăng ký tham gia làm nghề. Ở bản Nà Tấu 1, 2, 3 có 18 hộ gia đình đăng kí tham gia sản xuất tập trung trong mô hình HTX Mây tre đan Nà Tấu. Mỗi năm, HTX cung cấp ra thị trường trong nước và quốc tế hàng nghìn sản phẩm với mẫu mã và chất lượng ngày càng được nâng cao. Ông Lò Văn Cương, Giám đốc HTX Mây tre đan Nà Tấu trở thành tấm gương tiêu biểu để người dân địa phương học tập, noi theo, tạo ra thu nhập, vươn lên làm giàu.

2. Gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm mây tre đan của xã Nà Tấu tại Hội chợ xúc tiến thương mại
Gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm mây tre đan của xã Nà Tấu tại Hội chợ xúc tiến thương mại

Bên cạnh đó, nông dân xã Nà Tấu còn tích cực tham gia phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”; thực hiện duy trì, nhân rộng các nhóm nông dân cùng sở thích để hỗ trợ nhau về giống, kinh nghiệm sản xuất. Bà con được hướng dẫn thực hiện các mô hình “Hướng dẫn người nghèo cách làm ăn”, “Mô hình xóa đói giảm nghèo đặc thù”. Đồng thời được hỗ trợ về vốn, giống vật nuôi, vật tư nông nghiệp; được tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, dạy nghề ngắn hạn; được hỗ trợ quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nông sản... Từ đó giúp các nông hộ mở rộng quy mô sản xuất, thay đổi phương thức sản xuất và cơ cấu cây trồng, vật nuôi, góp phần thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững.

Đến xã Mường Phăng hỏi mua dâu tây, ở đây ai cũng biết và chỉ tới vườn dâu của anh Hoàng Dán. Từ tư duy dám nghĩ dám làm, anh Hoàn Dán đã mua giống dâu tây lên trồng ở vùng có nhiệt độ cao như Điện Biên. Nhờ biết cách ứng dụng khoa học kĩ thuật, trang trại 2ha dâu tây của anh Dán đã cung cấp quả dâu tây cho toàn thị trường thành phố Điện Biên Phủ và vùng lân cận. Từ thu hoạch dâu tây, mỗi năm, gia đình anh Hoàng Dán có thu nhập khoảng 300 - 400 triệu đồng.

Người dân tham gia chăm sóc, thu hoạch dâu tây tại xã Mường Phăng
Người dân chăm sóc, thu hoạch dâu tây tại xã Mường Phăng

Anh Hoàng Dán cho biết, trồng dâu tây cho thu nhập cao gấp khoảng 3 lần so với trồng lúa trước đây. Anh cũng hỗ trợ cho một số hộ dân trong xã trồng, thu hoạch dâu tây, cho thu nhập khoảng 6 triệu đồng/tháng. Hiện, anh đang mạnh dạn trồng thử nghiệm khoảng 2000m2 nho hạ đen từ giữa năm 2023. Nếu thành công, đây sẽ là cây trồng được anh mở rộng phát triển trong những năm tới.

Bằng nhiều nỗ lực xoá đói, giảm nghèo, ngày càng có nhiều hộ đồng bào DTTS tại 4 xã vùng ven của thành phố Điện Biên Phủ vươn lên thoát nghèo, góp phần vào thành quả giảm nghèo của thành phố và toàn tỉnh. Đến thời điểm hiện tại, thành phố Điện Biên Phủ là đơn vị có tỉ lệ hộ nghèo thấp nhất tỉnh Điện Biên. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Thời gian qua, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) đã triển khai nhiều mô hình sinh kế mới như nuôi hưu lấy nhung, chuỗi liên kết sản xuất chè, chuỗi sản xuất về chăn nuôi heo, bò… Những mô hình này không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.
Tin nổi bật trang chủ
Hành trình vun đắp khối đại đoàn kết dân tộc

Hành trình vun đắp khối đại đoàn kết dân tộc

78 năm qua, từ Nha Dân tộc thiểu số đến Ủy ban Dân tộc – Cơ quan công tác dân tộc đã làm tốt sứ mệnh tham mưu, xây dựng để Nhà nước ban hành hệ thống chính sách phát triển vùng DTTS và miền núi. Việc triển khai hiệu quả chính sách dân tộc đã tạo cơ hội phát triển bình đẳng giữa các dân tộc, qua đó không ngừng củng cố niềm tin của đồng bào với Đảng, Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.
Tân HLV trưởng Đội tuyển Quốc gia và Đội tuyển U23 Việt Nam là ai?

Tân HLV trưởng Đội tuyển Quốc gia và Đội tuyển U23 Việt Nam là ai?

Thể thao - Minh Thu - 2 giờ trước
Ngày 3/5, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) và ông Kim Sang-sik (Quốc tịch Hàn Quốc) đã đạt được sự đồng thuận và thống nhất đối với các nội dung liên quan đến vị trí Huấn luyện viên (HLV) trưởng Đội tuyển Nam và Đội tuyển U23 Quốc gia Việt Nam. Theo đó, hai bên thống nhất bản hợp đồng có thời hạn 2 năm (từ 1/5/2024 - 31/3/2026).
Bộ Y tế làm việc với Đồng Nai sau vụ gần 500 người nghi ngộ độc bánh mì

Bộ Y tế làm việc với Đồng Nai sau vụ gần 500 người nghi ngộ độc bánh mì

Thời sự - Minh Thu - 2 giờ trước
Ngày 3/5, Đoàn công tác của Bộ Y tế do ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm dẫn đầu đã làm việc với Sở Y tế Đồng Nai nhằm nắm tình hình, hỗ trợ tỉnh xử lý vụ ngộ độc sau ăn bánh mì của tiệm bánh Cô Băng (do bà Nguyễn Thị Khánh Băng làm chủ) tại địa chỉ khu phố 2, phường Xuân Bình, TP. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.
Mưa đá gây thiệt hại hơn 1 tỷ đồng tại Sơn La

Mưa đá gây thiệt hại hơn 1 tỷ đồng tại Sơn La

Tin tức - Minh Thu - 2 giờ trước
Thông tin từ ông Lò Văn Đoàn, Phó Chủ tịch UBND xã Chiềng Chăn, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La ngày 3/5 cho biết, tối và đêm 2/5, trên địa bàn đã xuất hiện giông kèm mưa đá.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý tình trạng thao túng tổ chức tín dụng

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý tình trạng thao túng tổ chức tín dụng

Thời sự - Minh Nhật (T/h) - 7 giờ trước
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ.
Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Tin tức - PV - 8 giờ trước
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị để thống nhất sử dụng một tài khoản duy nhất là VNeID trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến từ ngày 1/7/2024.
Tin trong ngày - 2/5/2023

Tin trong ngày - 2/5/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 2/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đề phòng mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất và nắng nóng. Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc . Cơn sốt tìm xác ve sầu lan rộng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

Du lịch - Tào Đạt - 11 giờ trước
“Theo dấu chân Người” là chủ đề của chuỗi các hoạt động tháng 5/2024, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Trong đó, có nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức như “Bài ca dâng Bác”, “Tây Nguyên với Bác Hồ - Bác Hồ với Tây Nguyên”, tái hiện lễ mừng chiến thắng của dân tộc Gia Rai, tỉnh Gia Lai…
Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Media - Ngọc Chí - 11 giờ trước
Những năm qua, Ngành GD&ĐT tỉnh Kon Tum đã quan tâm thực hiện tốt công tác bán trú cho học sinh vùng đồng bào DTTS. Nhờ đó, học sinh có điều kiện thuận lợi để đến trường học tập, nuôi dưỡng ước mơ cho tương lai. Đặc biệt, chất lượng học sinh DTTS trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao.
Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Media - Ngọc Thu - 11 giờ trước
Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III vừa diễn ra tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, Tp. Pleiku với nhiều hoạt động đặc sắc. Đây là sự kiện thường niên do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị đặc sắc của văn hóa các dân tộc, tạo cơ hội để người dân thắt chặt tinh thần đoàn kết, phát huy giá trị văn hóa trong đời sống.
Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 12 giờ trước
Không chỉ trắng tay, nhiều gia đình trên địa bàn vùng đồng bào DTTS ở một số tỉnh Tây nguyên, trong đó có các hộ ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông còn bị ly tán vì tin theo lời xúi giục, lừa phỉnh, bán hết đất đai, nhà cửa, đi theo ảo vọng việc nhẹ lương cao ở nước ngoài.
Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 12 giờ trước
Thời gian qua, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) đã triển khai nhiều mô hình sinh kế mới như nuôi hưu lấy nhung, chuỗi liên kết sản xuất chè, chuỗi sản xuất về chăn nuôi heo, bò… Những mô hình này không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.