Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thanh Hóa: Xây dựng thương hiệu và tìm đầu ra cho nông sản miền núi

Quỳnh Trâm - 14:33, 04/03/2024

Những năm qua, các huyện miền núi Thanh Hóa đã và đang nỗ lực xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc trưng của địa phương, đồng thời nỗ lực tìm thị trường đầu ra cho nông sản. Giải pháp này nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của các vùng miền, tạo ra những sản phẩm chất lượng cao đưa ra thị trường, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho bà con vùng DTTS miền núi.

Nỗ lực xây dựng thương hiệu

Thông qua chương trình mỗi xã một sản phẩm, ở khu vực miền núi Thanh Hóa hiện nay có gần 100 sản phẩm được công nhận OCOP, đây là minh chứng cho nỗ lực của người dân và chính quyền các địa phương. 

Các huyện miền núi Thanh Hóa đã và đang nỗ lực xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc trưng của địa phương
Các huyện miền núi Thanh Hóa đã và đang nỗ lực xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc trưng của địa phương

Là một trong những đơn vị đầu tiên của huyện Quan Hóa đăng ký tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm, năm 2020, Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Mường Ca Da, thành viên của Tổ Hợp tác bánh nhãn truyền thống Hồi Xuân, đã có sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao là bánh nhãn Mường Ca Da.

Đây là một trong những món ẩm thực truyền thống được người dân huyện Quan Hóa duy trì hơn 50 năm qua. Trước đây chủ yếu người dân sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, thị trường tiêu thụ còn bó hẹp trong khu vực nội tỉnh. Từ khi được công nhận là sản phẩm OCOP, ngoài việc chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới mẫu mã, bao bì, tập trung quảng bá, giới thiệu sản phẩm, bánh nhãn Mường Ca Da đã tạo được uy tín và thương hiệu của mình. Hiện nay, bánh nhãn Mường Ca Da đã mở rộng thị trường tiêu thụ tới nhiều tỉnh thành trong cả nước.

Hiệu quả ban đầu từ tham gia Chương trình OCOP, tạo động lực để các địa phương của huyện Quan Hóa tiếp tục đặng ký và xây dựng sản phẩm đạt chuẩn OCOP. Trong những năm tiếp theo, huyện có thêm nhiều sản phẩm được công nhận OCOP gồm: măng khô, thịt bò sấy, chè tán ma, măng chua Piềng Cú.

Để tiếp tục phát triển các sản phẩm OCOP, huyện Quan Hóa đã chỉ đạo các phòng ban chuyên môn rà soát lại tiềm năng, lợi thế ở mỗi địa phương; tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân mạnh dạn phát triển các sản phẩm chất lượng cao của thôn, bản, hướng đến xây dựng sản phẩm OCOP. 

Việc khuyến khích các hộ dân, doanh nghiệp đầu tư phát triển nhiều sản phẩm OCOP không chỉ góp phần khai thác thế mạnh của mỗi vùng, làm phong phú nguồn hàng hóa bản địa, mà còn là hướng đi mới trong việc tạo sinh kế bền vững cho bà con vùng cao.

Quan Hóa vận động người dân mạnh dạn phát triển các sản phẩm chất lượng cao của thôn, bản, hướng đến xây dựng sản phẩm OCOP
Quan Hóa vận động người dân mạnh dạn phát triển các sản phẩm chất lượng cao của thôn, bản, hướng đến xây dựng sản phẩm OCOP

Cũng là một trong những huyện miền núi đi đầu trong thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm, trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Như Xuân đã không ngừng tuyên truyền, hỗ trợ người dân tích cực khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để đăng ký thực hiện Chương trình.

Từ diện tích đất vườn đồi sẵn có, cùng thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp, nhiều hộ dân và các hợp tác xã lựa chọn đầu tư phát triển mô hình trồng cây ăn quả, nuôi ong.Từ đây, các hợp tác xã đã xây dựng những sản phẩm OCOP như: mật ong Hoa rừng Đức Lương, hay sản phẩm mật ong lên men...

 Bên cạnh đó, các sản phẩm từ các làng nghề truyền thống trước kia tưởng chừng đã mai một, nay nhờ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, đã được khôi phục và phát triển trở lại. Các làng nghề đi vào hoạt động, không chỉ góp phần gìn giữ nghề truyền thống của cha ông, mà còn tạo ra được những sản phẩm đặc trưng của mỗi địa phương, mỗi dân tộc trên vùng đất Như Xuân. Qua đó, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động địa phương.

Trong các sản phẩm OCOP của huyện Như Xuân, thì  "Cam đường canh Như Xuân" và Cam xã Đoài Như Xuân", được xem là cây giảm nghèo, làm giàu của người dân địa phương. Hiện toàn xã Xuân Hòa, huyện Như Xuân có gần 200 ha đất nông nghiệp trồng cây ăn quả có múi theo tiêu chuẩn VietGAP, đáp ứng đủ tiêu chí xếp hạng sản phẩm OCOP.

Cam đường canh Như Xuân và cam xã Đoài Như Xuân khi tham gia sản phẩm OCOP được xem là cây giảm nghèo, làm giàu của người dân địa phương
Cam đường canh Như Xuân và cam xã Đoài Như Xuân khi tham gia sản phẩm OCOP được xem là cây giảm nghèo, làm giàu của người dân địa phương

Đưa sản phẩm ra thị trường

Câu chuyện tìm đầu ra cho các sản phẩm OCOP hiện nay cũng đang được các ngành chức năng tỉnh Thanh Hóa hết sức quan tâm. Tỉnh Thanh Hóa đã tích cực tổ chức các chương trình hội trợ kết nối cung cầu, giới thiệu quảng bá các sản phẩm OCOP, đặc biệt là nông sản miền núi đến với khách hàng. Từ đó, mở ra nhiều cơ hội tìm kiếm thị trường cho các sản phẩm.

Theo Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa, mục tiêu của Chương trình OCOP nhằm giúp các doanh nghiệp, cơ sở, hộ gia đình có cơ hội liên kết từ khâu sản xuất đến tiêu thụ, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất, tăng giá trị. 

Để nâng cao giá trị sản phẩm OCOP, Thanh Hóa đã đẩy mạnh áp dụng công nghệ, chuyển đổi số trong quá trình triển khai Chương trình. Trong đó, hiệu quả nhất chính là khâu đưa sản phẩm OCOP ra thị trường tiêu thụ trên các sàn thương mại điện tử.

Để nâng cao giá trị sản phẩm OCOP, hiệu quả nhất chính là khâu đưa sản phẩm OCOP ra thị trường tiêu thụ trên các sàn thương mại điện tử và tham gia trưng bày sản phẩm.
Để nâng cao giá trị sản phẩm OCOP, hiệu quả nhất chính là khâu đưa sản phẩm OCOP ra thị trường tiêu thụ trên các sàn thương mại điện tử và tham gia trưng bày sản phẩm.

Để hỗ trợ các chủ thể đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm qua sàn thương mại điện tử và nền tảng số, các sở, ban, ngành của tỉnh đã và đang tiếp tục cập nhật, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm tiềm năng, có lợi thế của các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh trên chuyên trang thông tin điện tử giới thiệu nông sản Thanh Hóa "Đồng hành cùng người Việt nâng tầm nông sản Việt" tại địa chỉ: chuyendoiso.thanhhoa.gov.vn.

Đặc biệt, ngành Nông nghiệp tỉnh đã đẩy mạnh phối hợp với các ngành như Công thương, Thông tin và Truyền thông để đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số, đưa các sản phẩm OCOP lên các sàn giao dịch thương mại điện tử. Cùng với đó, tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại và đặc biệt là các chủ thể OCOP cài đặt, sử dụng phần mềm nhằm chuẩn hóa quy trình sản xuất, giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, minh bạch thông tin, mã hóa, dán tem QR truy xuất nguồn gốc, thúc đẩy tiêu thụ, nâng cao giá trị nông sản.

Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP được triển khai, đã mang đến "làn gió mới" thúc đẩy sản xuất nông lâm nghiệp ở nhiều vùng miền, khu vực phát triển theo hướng hiệu quả, bền vững. Nét nổi bật là, việc lựa chọn các sản phẩm tham gia chương trình OCOP đều bám sát nhu cầu của thị trường và tiềm năng, thế mạnh sẵn có của mỗi địa phương. Nhiều sản phẩm đặc sản, đặc trưng của vùng miền trước kia chủ yếu chỉ sản xuất theo phương thức nhỏ lẻ, ít được quan tâm xây dựng thương hiệu. Khi tham gia chương trình OCOP, người dân đã có sự đổi mới trong tư duy, chuyển từ sản xuất quy mô nhỏ sang phát triển tập trung, quy mô lớn, biết áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng, xây dựng thành sản phẩm hàng hóa.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, Công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.
Tin nổi bật trang chủ
Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Du lịch - Trần Mạnh Tuấn - 08:50, 28/04/2024
Sau gần một thế kỷ giải phóng, xây dựng và phát triển, từ mảnh đất được coi là “địa ngục trần gian” của thế kỷ XX, Côn Đảo đã trở thành “thiên đường du lịch” giàu có, là điểm đến linh thiêng của khách thập phương trên toàn thế giới.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 08:43, 28/04/2024
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Giáo dục - Hờ Bá Hùa - 08:38, 28/04/2024
Gần 26 năm gắn bó với học sinh các DTTS ở xứ Nghệ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò miền núi vượt khó vươn lên, chinh phục ước mơ, tự tin bay ra “biển lớn”. Đồng thời, cô đóng góp quan trọng đưa trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, không chỉ của tỉnh Nghệ An mà của cả hệ thống các trường Dân tộc nội trú trong toàn quốc.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 08:25, 28/04/2024
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Thời sự - PV - 21:15, 27/04/2024
Ngày 27/4, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đã tiếp xúc cử tri tại huyện Thoại Sơn và thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Môi trường sống - Minh Nhật - 17:13, 27/04/2024
Trong kỳ nghỉ lễ 5 ngày tới đây, nắng nóng gay gắt diễn ra trên khắp cả nước ta, có những nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt. đây là lần đầu tiên trong 10 năm qua mà cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng trong kỳ nghỉ lễ như vậy.
U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 17:07, 27/04/2024
Trong trận tứ kết giải U23 châu Á, đương kim vô địch Saudi Arabia đã thất bại trước Uzbekistan với tỉ số 2-0, qua đó chính thức mất đi cơ hội bảo vệ chức vô địch của mình.
Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Tin tức - Vũ Mừng - 16:55, 27/04/2024
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang xác nhận thông tin về việc 2 cán bộ kiểm lâm đã tử nạn khi làm nhiệm vụ.
U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 16:45, 27/04/2024
Trong trận Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Việt Nam đã để thua đáng tiếc trước U23 Iraq với tỉ số tối thiểu 1-0 và bị loại khỏi giải đấu năm nay.
Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Trang địa phương - Hoàng Thùy - 16:25, 27/04/2024
Ngày 27/4, lãnh đạo UBND xã Ea Kly (huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) cho biết: Trận mưa đá chiều 26/4 làm thiệt hại 260ha diện tích lúa đang chín, chuẩn bị thu hoạch, trong đó 190ha lúa bị thiệt hại 100%. Ngoài ra, còn các cây trồng khác trên địa bàn xã Ea Kly cũng bị ảnh hưởng, chưa xác định được diện tích.