Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thái Nguyên: Phục dựng, bảo tồn nhiều di sản văn hóa của đồng bào DTTS

Nguyễn Đình Hưng - 06:47, 14/03/2024

Triển khai Dự án 6 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: 2021-2025, thời gian qua, ngành Văn hóa tỉnh Thái Nguyên đã làm tốt công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh.

Đồng bào Mông tham gia trò chơi đánh yến trong Lễ hội Gầu Tào ở xã Phú Đô, huyện Phú Lương
Đồng bào Mông tham gia trò chơi đánh yến trong Lễ hội Gầu Tào ở xã Phú Đô, huyện Phú Lương

Một số di sản văn hóa đã được ngành Văn hóa sưu tầm, phục dựng, tiêu biểu như: Bảo tồn, phục dựng, phát huy Lễ hội Gầu Tào của dân tộc Mông huyện Phú Lương; Di sản hát ru của người Nùng Phàn Slình ở xóm La Đùm, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ; Nghi lễ Cầu an của người Tày ở xã Nghinh Tường, huyện Võ Nhai; Lễ tơ hồng của người Dao Lô Gang ở xóm Na Bả, xã Phương Giao, huyện Võ Nhai…

Đối với đồng bào Mông tại huyện Phú Lương, Lễ hội Gầu tào là lễ hội truyền thống tiêu biểu nhất được tổ chức vào đầu năm. Địa bàn được chọn tổ chức phục dựng tại xóm Na Sàng, xã Phú Đô, huyện Phú Lương. Đây là dịp để những người con dân tộc Mông của quê hương có dịp về hội tụ với gia đình, bản làng để dự hội, vui chơi. Địa điểm tổ chức Lễ hội Gầu Tào là một khu đất tương đối bằng phẳng, xung quanh được bao bọc bởi các dãy núi đá.

Thi đẩy gậy trong Lễ hội Gầu Tào
Thi đẩy gậy trong Lễ hội Gầu Tào

Phần lễ gồm nghi thức rước lễ từ gia chủ đến cây nêu. Lễ vật gồm 1 thủ lợn, 1 bát gạo và quả trứng, 3 chén rượu. Dẫn đầu đoàn rước lễ là Người uy tín trong cộng đồng, tiếp đến 1 người bê lễ và Nhân dân. Tại cây nêu sẽ diễn ra nghi thức cúng trang trọng để báo cáo với các vị thần về lý do tổ chức, bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn trời đất, cầu mong sơn thần, thổ địa phù hộ, độ trì ban cho bà con một năm mới khỏe mạnh, nhà nhà yên vui, mùa màng bội thu, ngô lúa đầy sàn, gia súc, gia cầm sinh sôi, phát triển.

Sau phần lễ là phần hội với các trò chơi dân gian như: Ném còn, đánh pao, đánh quay, kéo co, đẩy gậy, thi ẩm thực của các xóm trên địa bàn xã và các tiết mục văn nghệ thổi khèn của người Mông.

Di sản hát ru của người Nùng Phàn Slình ở xóm La Đùm, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ đang được bảo tồn, phát huy
Di sản hát ru của người Nùng Phàn Slình ở xóm La Đùm, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ đang được bảo tồn, phát huy

Di sản Hát ru con là một trong những làn điệu dân ca trong kho tàng văn hóa của người Nùng của người Nùng Phàn Slình ở xóm La Đùm, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ. Lời ru được hát theo thể thơ năm chữ, cấu trúc âm ngữ như đồng dao. Những câu hát ru ngọt ngào được những người mẹ Nùng ru con có vần điệu như những vần thơ nhẹ nhàng, nhí nhảnh vui tươi, chứa nhiều giá trị giáo dục, nhân sinh sâu sắc.

Đối với Nghi lễ Cầu an (còn gọi là lễ Kỳ yên) thường được người Tày ở xã Nghinh Tường, huyện Võ Nhai tổ chức vào đầu năm. Người Tày quan niệm, khi làm lễ này sẽ được các đấng siêu nhiên, được những Pụt Luông (Phật lớn) và Đẳm (tổ tiên) phù trợ không ốm đau, bệnh tật, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.

Một nghi thức trong Nghi lễ Cầu an của người Tày ở xã Nghinh Tường, huyện Võ Nhai
Một nghi thức trong Nghi lễ Cầu an của người Tày ở xã Nghinh Tường, huyện Võ Nhai

 Trong thực hành Nghi lễ Cầu an của người Tày ở xã Nghinh Tường hiện nay, tùy hoàn cảnh và điều kiện kinh tế, mâm lễ có thể đơn giản hơn xưa, nhưng lễ vật không thể thiếu được là bánh dày và trầu cau. Bánh dày phải giã ngay từ lúc nóng, bánh mới dẻo, thơm. Lễ vật trầu, cau là biểu tượng văn hóa. Cây cau vươn cao biểu tượng của trời (dương). Vôi chất đá biểu tượng của đất (âm). Dây trầu mọc từ đất, quấn quýt thân cây cau, biểu tượng cho sự trung gian. Cộng đồng người Tày nơi đây dâng lên thần linh miếng trầu như một dạng thức mang đậm màu sắc văn hóa dân tộc.

Đối với Lễ Tơ hồng của người Dao Lô Gang ở xóm Na Bả, xã Phương Giao, huyện Võ Nhai cũng là một trong những phong tục tốt đẹp của nhân dân nơi đây. Theo quan niệm xưa, việc cặp đôi trai, gái được nên vợ nên chồng là do ông Tơ, bà Nguyệt se duyên mà thành. Vì vậy, khi cả hai đã thực hiện các nghi thức ăn hỏi, cưới xin, thành vợ thành chồng, thì nhớ ơn người se duyên, làm một lễ nhỏ để khấn ông Tơ, bà Nguyệt phù hộ cho vợ chồng sống hạnh phúc, gia đình no ấm.

Cảnh rước dâu về nhà chồng trong Lễ Tơ hồng người Dao ở xóm Na Bả, xã Phương Giao, huyện Võ Nhai.
Cảnh rước dâu về nhà chồng trong Lễ Tơ hồng người Dao ở xóm Na Bả, xã Phương Giao, huyện Võ Nhai.

Thông qua Lễ Tơ hồng, người Dao Lô Gang muốn gửi gắm những giá trị tín ngưỡng, nhân văn sâu sắc, giáo dục con người làm điều thiện, biết yêu thương, chăm sóc lẫn nhau, tránh điều tà ác. Di sản lễ tơ hồng của người Dao lo gang diễn ra đã được ghi hình, quay phim, tư liệu hóa đưa vào hồ sơ theo quy định.

Trong năm 2004 này, ngành Văn hóa tỉnh Thái Nguyên sẽ tiếp tục triển khai, bảo tồn, phát huy các các di sản văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS như mục tiêu của Dự án 6 Chương trình MTQG 1719 giai đoạn 2021-2030 đã đề ra. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Tin nổi bật trang chủ
Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Du lịch - Trần Mạnh Tuấn - 08:50, 28/04/2024
Sau gần một thế kỷ giải phóng, xây dựng và phát triển, từ mảnh đất được coi là “địa ngục trần gian” của thế kỷ XX, Côn Đảo đã trở thành “thiên đường du lịch” giàu có, là điểm đến linh thiêng của khách thập phương trên toàn thế giới.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 08:43, 28/04/2024
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Giáo dục - Hờ Bá Hùa - 08:38, 28/04/2024
Gần 26 năm gắn bó với học sinh các DTTS ở xứ Nghệ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò miền núi vượt khó vươn lên, chinh phục ước mơ, tự tin bay ra “biển lớn”. Đồng thời, cô đóng góp quan trọng đưa trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, không chỉ của tỉnh Nghệ An mà của cả hệ thống các trường Dân tộc nội trú trong toàn quốc.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 08:25, 28/04/2024
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Thời sự - PV - 21:15, 27/04/2024
Ngày 27/4, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đã tiếp xúc cử tri tại huyện Thoại Sơn và thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Môi trường sống - Minh Nhật - 17:13, 27/04/2024
Trong kỳ nghỉ lễ 5 ngày tới đây, nắng nóng gay gắt diễn ra trên khắp cả nước ta, có những nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt. đây là lần đầu tiên trong 10 năm qua mà cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng trong kỳ nghỉ lễ như vậy.
U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 17:07, 27/04/2024
Trong trận tứ kết giải U23 châu Á, đương kim vô địch Saudi Arabia đã thất bại trước Uzbekistan với tỉ số 2-0, qua đó chính thức mất đi cơ hội bảo vệ chức vô địch của mình.
Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Tin tức - Vũ Mừng - 16:55, 27/04/2024
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang xác nhận thông tin về việc 2 cán bộ kiểm lâm đã tử nạn khi làm nhiệm vụ.
U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 16:45, 27/04/2024
Trong trận Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Việt Nam đã để thua đáng tiếc trước U23 Iraq với tỉ số tối thiểu 1-0 và bị loại khỏi giải đấu năm nay.
Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Trang địa phương - Hoàng Thùy - 16:25, 27/04/2024
Ngày 27/4, lãnh đạo UBND xã Ea Kly (huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) cho biết: Trận mưa đá chiều 26/4 làm thiệt hại 260ha diện tích lúa đang chín, chuẩn bị thu hoạch, trong đó 190ha lúa bị thiệt hại 100%. Ngoài ra, còn các cây trồng khác trên địa bàn xã Ea Kly cũng bị ảnh hưởng, chưa xác định được diện tích.