Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tăng cường chính sách chăm sóc sức khỏe Nhân dân vùng đồng bào DTTS Gia Lai: Ngăn chặn hiểm họa khi sinh con tại nhà (Bài 1)

Hòa Bình - 16:24, 29/11/2023

Hiện nay, tình trạng phụ nữ đồng bào DTTS ở vùng sâu, vùng xa tại tỉnh Gia Lai sinh đẻ tại nhà vẫn còn tồn tại. Và chỉ khi gặp biến chứng, họ mới chọn cách đến bệnh viện. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong mẹ, tử vong sơ sinh cao ở vùng đồng bào DTTS.

Khi phụ nữ mang thai có dấu hiệu chuyển dạ cần được đưa ngay đến ngay cơ sở y tế để sinh đẻ đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con
Khi phụ nữ mang thai có dấu hiệu chuyển dạ cần được đưa ngay đến ngay cơ sở y tế để sinh đẻ đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con

Chỉ đến bệnh viện khi gặp biến chứng

Xã Đê Ar có 4.800 khẩu/ 7 thôn, làng, với hơn 95% là đồng bào Ba Na sinh sống. Đây cũng là một trong những địa phương ghi nhận nhiều ca tử vong trẻ sơ sinh do sinh tại nhà. Từ năm 2022 đến nay, xã này đã có 4 ca tử vong chu sinh (hiện tượng tử vong thai nhi và sơ sinh từ trước, trong và sau đẻ 7 ngày có tuổi thai từ tuần 22, chiều dài từ 25 cm và cân nặng từ 500 gram khi đẻ trở lên).

Bà Lê Thị Nguyệt, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Đê Ar cho biết: Người dân còn có thói quen sinh đẻ thuận tự nhiên và thường chọn sinh con tại nhà chứ ít khi đến cơ sở y tế. Cả xã chỉ có 2 cô đỡ. Năm 2022, xã có 104 phụ nữ sinh con, thì có gần 90% chọn sinh con tại nhà; chỉ có 46 người khám thai đúng định kỳ và 43 người có nhân viên y tế đến đỡ đẻ tại nhà. 4 ca tử vong chu sinh đều do nguyên nhân mang thai ngôi ngược, ngạt sau đẻ tại nhà. Có trường hợp thai phụ khám thai thường xuyên, siêu âm và bác sĩ đã cảnh báo nguy hiểm nếu sinh con tại nhà. Tuy nhiên, sản phụ không nghe lời khuyên nên dẫn đến vụ việc đau lòng.

Cô đỡ H’Nhach (xã Đê Ar, huyện Mang Yang) đã giúp đỡ nhiều sản phụ sinh con an toàn tại nhà
Cô đỡ H’Nhach (xã Đê Ar, huyện Mang Yang) đã giúp đỡ nhiều sản phụ sinh con an toàn tại nhà

Đứa bé thường xuyên bị đau yếu, khóc ngặt nghèo do sinh con tại nhà, là trường hợp của chị Đinh Phốt (xã Ayun, huyện Chư Sê). Cũng chính vì phong tục, ngoài chồng mình ra, thì không ai được động chạm vào phần tế nhị của cơ thể, đã khiến chị rất ái ngại trong việc khám thai cũng như đến bệnh viện sinh con. Do đó, các chuẩn đoán về tai biến sản khoa khi mang thai và sinh nở gần như không thể thực hiện được.

 “Đứa con đầu tiên mình chưa biết nhiều về kiến thức chăm sóc thai kỳ, sinh con an toàn nên cũng không đi thăm khám gì. Đến ngày sinh con, mình ngại gặp bác sĩ, gia đình mình cũng khó khăn nên mình chọn cách sinh con tại nhà. Giờ đứa nhỏ cũng hay ốm lắm, nuôi rất vất vả”, chị Phốt chia sẻ.

Theo ông Lê Đức Thọ, Phó Trưởng khoa Khoa sản, Bệnh viện đa khoa Gia Lai cho biết, phần lớn phụ nữ DTTS chỉ đến bệnh viện đẻ khi có biến chứng. Ông cho biết: "Tỷ lệ phụ nữ DTTS đi khám thai rất thấp. Họ chỉ đến bệnh viện khi họ có vấn đề. Tương tự tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai của đồng bào DTTS cũng rất thấp, vì thế họ có rất nhiều con, sức khoẻ không đảm bảo".

Rào cản trong chăm sóc sức khoẻ phụ nữ DTTS

Trong năm 2022, toàn tỉnh Gia Lai ghi nhận 5 ca tử vong mẹ do sinh con tại nhà. Việc không đi khám thai, sinh đẻ tại nhà là nguyên nhân dẫn đến tử vong mẹ, tử vong sơ sinh cao ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS.

Là một cô đỡ thôn bản của xã Đê Ar, trong năm 2022, Hnhach đã đỡ được cho 24 ca đẻ tại nhà. Hnhach kể: Phần lớn người dân tộc Ba Na không muốn sinh con ở bệnh viện. Họ cảm thấy xấu hổ khi sinh trước người lạ, bởi ngoài chồng mình ra thì không ai được động chạm vào phần tế nhị. Phong tục của người Ba Na là phụ nữ sinh con tại nhà và ở một cái chòi bên ngoài. Hơn nữa, đi bệnh viện xa lắm, họ không có tiền mua xăng để đi lại và trang trải cho các dịch vụ chăm sóc.

Hnhack là một trong số ít cô đỡ thôn bản và nhân viên y tế ở Gia Lai được tham dự tập huấn nâng cao năng lực về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và kế hoạch hóa gia đình cũng như nâng cao kỹ năng truyền thông thay đổi hành vi. Tuy nhiên, Hnhack khẳng định rằng, để thay đổi được những thói quen, tập quán sinh đẻ tại nhà của đồng bào dân tộc ít người, hoạt động truyền thông cần phải được thiết kế để thay đổi hành vi không chỉ những người phụ nữ đang mang thai mà còn cả người thân, chính quyền thôn, xã và những người có ảnh hưởng trong thôn như già làng, Người có uy tín.

Cuộc sống của người dân ở nhiều buôn làng Gia Lai còn khó khăn, tập quán văn hóa... khiến tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe vùng đồng bào DTTS còn hạn chế
Cuộc sống của người dân ở nhiều buôn làng Gia Lai còn khó khăn, một số tập quán lạc hậu vẫn còn tồn tại, khiến việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe vùng đồng bào DTTS còn hạn chế

Tại những nơi vùng sâu, vùng DTTS, hiểm nguy của việc sinh con tại nhà luôn hiện hữu. Nhưng để thay đổi được thói quen này thì không hề dễ dàng. Cùng với đó, điều kiện kinh tế xã hội chưa phát triển, tập quán văn hóa cộng với điều kiện hạ tầng kém... là những nguyên nhân dẫn đến việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe vùng đồng bào DTTS còn hạn chế.

Vì vậy, muốn thay đổi thói quen, nhận thức của người dân trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và vấn đề sinh đẻ tại nhà rất cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Công tác tuyên truyền, vận động người dân sinh con tại cơ sở y tế phải thực hiện thường xuyên, liên tục, bằng nhiều hình thức.

 Bên cạnh đó, cần thực hiện các chính sách chăm sóc sức khỏe Nhân dân vùng đồng bào DTTS, trong đó đào tạo thêm cô đỡ, cung cấp các gói đỡ đẻ sạch, hỗ trợ kinh phí cho các bà mẹ đi khám thai, sinh đẻ tại cơ sở y tế. Những trường hợp nguy cơ thì áp dụng biện pháp phù hợp đưa đến cơ sở y tế để sinh nhằm tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Tổ chức điều tra tài nguyên du lịch nhằm phát triển sản phẩm, điểm du lịch trên phạm vi cả nước

Tổ chức điều tra tài nguyên du lịch nhằm phát triển sản phẩm, điểm du lịch trên phạm vi cả nước

Tin tức - Minh Nhật - 2 giờ trước
Tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa sẽ là hai đối tượng điều tra nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu phát triển sản phẩm du lịch, các khu, điểm du lịch trên phạm vi cả nước...
Cơ quan điều tra vào cuộc vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Cơ quan điều tra vào cuộc vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Tin tức - Minh Thu - 2 giờ trước
Thông tin từ UBND TP. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai cho biết, liên quan vụ ngộ độc sau khi ăn bánh mì Cô Băng (phường Xuân Bình, TP. Long Khánh) khiến 568 người nhập viện, UBND TP Long Khánh đã chuyển cơ quan điều tra xác minh làm rõ.
Bình Định: Những “cây cao bóng cả” tuyên truyền phòng, chống tảo hôn

Bình Định: Những “cây cao bóng cả” tuyên truyền phòng, chống tảo hôn

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 6 giờ trước
Những Người có uy tín có tiếng nói rất quan trọng trong đời sống của đồng bào DTTS, họ được xem là những “cây cao bóng cả” của thôn làng. Vì thế, trong những năm qua, các ngành chức năng tỉnh Bình Định đã phối hợp với những Người có uy tín thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động để người dân nhận thức được những hệ lụy của tảo hôn, từ đó thay đổi nếp nghĩ và nói không với tảo hôn.
Thanh Hóa: Thanh niên vùng DTTS và miền núi hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp, làm chủ cuộc sống

Thanh Hóa: Thanh niên vùng DTTS và miền núi hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp, làm chủ cuộc sống

Khởi nghiệp - Quỳnh Trâm - 6 giờ trước
Từ phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp, những năm qua, ở các huyện miền núi Thanh Hóa xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương thanh niên dám nghĩ, dám làm với nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả, giúp tạo việc làm và tăng thu nhập ở vùng DTTS. Đặc biệt, thông qua những tấm gương này đã thôi thúc nhiều đoàn viên, thanh niên ở vùng nông thôn, vùng DTTS, miền núi vượt qua chính mình, hiện thực hóa các ý tưởng khởi nghiệp để làm chủ cuộc sống.
Pháo hoa thắp sáng trời Điện Biên chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Pháo hoa thắp sáng trời Điện Biên chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - Tào Đạt - 6 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ, người dân tỉnh Điện Biên và du khách đã được thưởng thức "bữa tiệc" pháo hoa nhiều sắc màu bên bờ sông Nậm Rốm.
Tin trong ngày - 6/5/2024

Tin trong ngày - 6/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 6/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cầu truyền hình đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Bình Thuận truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS. Người có uy tín ở Pu Hao góp sức bảo vệ biên giới bình yên. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Cần làm rõ những khuất tất trong việc thu, chi quỹ sai quy định tại Đội bóng ném nữ

Bình Định: Cần làm rõ những khuất tất trong việc thu, chi quỹ sai quy định tại Đội bóng ném nữ

Pháp luật - Tiếng Dân - 6 giờ trước
Thời gian gần đây, dư luận tại tỉnh Bình Định đang rất quan tâm đến “lùm xùm” xung quanh vụ việc thu, chi quỹ sai quy định tại Đội Bóng ném nữ Bình Định. Đặc biệt, một số phụ huynh tố Huấn luyện viên (HLV) Đội Bóng ném nữ ở Bình Định “cắt xén” tiền ăn hàng tháng, tiền thưởng 50% của vận động viên (VĐV), thu quỹ hàng tháng không đúng quy định, đặt ra các quy định khắt khe để phạt VĐV… Đáng nói, quỹ lại do vợ của HLV này quản lý.
Vị Khê – Ngôi làng “kỳ hoa, dị thảo”

Vị Khê – Ngôi làng “kỳ hoa, dị thảo”

Photo - Vũ Mừng - 6 giờ trước
Từ lâu thôn Vị Khê, xã Điền Xá, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định đã nổi tiếng khắp cả nước với nghề trồng hoa cây cảnh. Không ít du khách mới đặt chân tới đây lần đầu, đã phải gật gù đồng ý, Vị Khê là mảnh đất của những “kỳ hoa, dị thảo”…
Khát vọng đổi thay ở Lập Thắng

Khát vọng đổi thay ở Lập Thắng

Phóng sự - Vũ Mừng - 6 giờ trước
Ánh nắng đầu ngày vừa ló rạng, từng đợt mây hồng đang kết chặt trên đỉnh đồi Hích như chầm chậm tản ra, rồi như sà xuống con ngõ nhỏ dẫn vào Lập Thắng. Và khi những thanh âm rộn ràng của cồng chiêng đã vang vọng bên tai, những sắc phục thổ cẩm rực rỡ của các mẹ, các chị đã hiện đầy trong mắt lữ khách, thì thử hỏi có ai mà không rạo rực...
“Dưới lá cờ Quyết thắng” - Bản anh hùng ca của quân và dân ta về Chiến dịch Điện Biên Phủ

“Dưới lá cờ Quyết thắng” - Bản anh hùng ca của quân và dân ta về Chiến dịch Điện Biên Phủ

Tin tức - Tào Đạt - 6 giờ trước
Chương trình cầu truyền hình “Dưới lá cờ Quyết thắng” là sự kiện đặc biệt, là lời tri ân sâu sắc đối với thế hệ cha ông đã hy sinh xương máu vì độc lập tự do của Tổ quốc.
Những người trẻ giữ gìn văn hóa dân tộc theo cách của mình

Những người trẻ giữ gìn văn hóa dân tộc theo cách của mình

Sắc màu 54 - Tiêu Dao - 6 giờ trước
Dù mới ở tuổi đôi mươi, nhưng những người trẻ này đã có tình yêu đặc biệt với văn hóa dân tộc mình. Họ tận dụng mạng xã hội để quảng bá văn hóa dân tộc, giữ gìn nét đẹp của dân tộc và từ đó giúp nhiều người khác hiểu và trân quý văn hóa của đồng bào DTTS trong “vườn hoa 54 dân tộc anh em”.