Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Sản xuất nông nghiệp và tín ngưỡng của người La Chí

PV - 15:12, 26/07/2021

Người La Chí có lịch sử sinh sống lâu đời ở Hà Giang. Do cư trú trên địa bàn có địa hình phức tạp, hầu hết là khu vực núi cao, độ dốc lớn, cách xa trung tâm nên hoạt động sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu kinh tế của người La Chí. Họ giỏi nghề khai khẩn và làm ruộng bậc thang, trồng lúa nước. Cũng từ phương thức canh tác ấy đã hình thành những phong tục, tập quán, tín ngưỡng liên quan đến nông nghiệp trong đời sống văn hóa tinh thần của người La Chí với các nghi lễ mang tính đặc trưng độc đáo.

Người La Chí xã Bản Phùng (Hoàng Su Phì, Hà Giang) canh tác lúa kết hợp nuôi cá Chép ruộng
Người La Chí xã Bản Phùng (Hoàng Su Phì, Hà Giang) canh tác lúa kết hợp nuôi cá Chép ruộng

Người La Chí là một trong những tộc người có truyền thống lâu đời và nhiều kinh nghiệm về canh tác nông nghiệp, nhất là trồng lúa nước. Qua tìm hiểu quá trình hình thành ruộng bậc thang trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang và tại các hộ người La Chí cho thấy, cách đây trên dưới 300 năm, người La Chí đã biết khai phá và canh tác lúa nước trên những thửa ruộng bậc thang tại 2 huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần (Hà Giang) - sớm hơn khoảng 100 năm so với các dân tộc khác cùng địa bàn cư trú. 

Trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp của người La Chí thì cây lúa nước là loại cây trồng chủ yếu, chiếm tỷ lệ trên 70% trong tổng số các sản phẩm nông nghiệp, đồng thời là nguồn lương thực chính phục vụ nhu cầu đời sống hàng ngày.

Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên với độ rủi ro cao. Vì vậy, họ có nhiều tín ngưỡng và nghi lễ độc đáo liên quan đến lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nhằm cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu. Qua tìm hiểu, trong một năm, người La Chí thường tổ chức 4 nghi lễ liên quan đến chu kỳ mùa vụ.

Đầu tiên là Lễ mở kho xin giống, được tổ chức vào tháng 4 âm lịch hàng năm. Người La Chí quan niệm rằng, sau khi mùa vụ thu hoạch xong họ sẽ làm lễ gửi hồn của cây lúa và các loại hoa màu để Hoàng Vần Thùng giữ hộ cho đến vụ gieo cấy năm sau. Đây là một khoảng thời gian dài nhàn rỗi, hồn của cây lúa thường ngủ quên chưa tỉnh giấc. Do vậy, gia đình phải làm Lễ mở kho xin giống, giúp cho cây trồng phát triển tươi tốt, gia đình có vụ mùa bội thu và chỉ sau khi tổ chức xong lễ này thì các gia đình mới được cấy lúa vụ mới.

Sau khi làm Lễ mở kho xin giống, tùy theo mỗi gia đình mà họ lựa chọn ngày gieo cấy khác nhau và tránh trùng với ngày giỗ của ông, bà, cha, mẹ đã khuất. Khi chọn được ngày phù hợp thì thông báo cho họ hàng, làng xóm đến giúp theo hình thức đổi công. Sau khi cấy xong toàn bộ các thửa ruộng thì các gia đình tổ chức Lễ cúng vụ cấy. Lễ cúng này nhằm cầu mong cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt.

Theo quan niệm của người La Chí, trước khi gặt, bao giờ các gia đình cũng phải tổ chức Lễ cúng mừng cơm mới, sau đó mới được gặt. Bà con làm Lễ mừng cơm mới để cúng báo tổ tiên, tạ ơn trời đất, thần linh đã phù hộ một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, giúp bản làng có một vụ mùa bội thu. Lễ cúng này được tổ chức vào đầu tháng 9 âm lịch, trước khi tổ chức thu hoạch lúa. Các lễ vật gồm: Rượu hoẵng, thịt chim, cá Chép ruộng. 

Trong quan niệm người La Chí, chỉ sau khi cúng cơm mới thì các gia đình mới được đem thóc mới thu hoạch vào nhà và ăn cơm nấu từ gạo mới. Đồng thời trước khi cúng cơm mới thì không được đốt rơm rạ vì khi đó hồn lúa vẫn còn ở trên cây rơm, cây rạ, nếu đốt thì năm sau sẽ bị mất mùa.

Đến khoảng tháng 10 âm lịch hàng năm, bà con sẽ tổ chức Lễ đóng kho, sau khi đã thu hoạch xong lúa, ngô và các loại hoa màu khác, kết thúc một năm canh tác, sản xuất. Mục đích nhằm gửi phần hồn các loại giống cây trồng vào kho của Hoàng Vần Thùng để Hoàng Vần Thùng giữ hộ cho đến vụ gieo cấy năm sau.

Ngày nay, đồng bào La Chí ở các địa phương trong tỉnh vẫn duy trì và thực hành các nghi lễ tín ngưỡng liên quan đến nông nghiệp. Qua đó, góp phần dệt nên bản sắc văn hóa độc đáo, đồng thời tạo “sợi dây” gắn kết cộng đồng trong đồng bào dân tộc La Chí.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Thời gian qua, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) đã triển khai nhiều mô hình sinh kế mới như nuôi hưu lấy nhung, chuỗi liên kết sản xuất chè, chuỗi sản xuất về chăn nuôi heo, bò… Những mô hình này không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.
Lào Cai gặp mặt kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc

Lào Cai gặp mặt kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 2 phút trước
Chiều 3/5, Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai đã tổ chức gặp mặt Kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc (3/5/1946 - 3/5/2024). Dự buổi gặp mặt có lãnh đạo thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh, lãnh đạo các cơ quan đơn vị có mối quan hệ phối hợp, triển khai công tác dân tộc, chính sách dân tộc trong tỉnh.
Sóc Trăng: Xây dựng mô hình thí điểm “Làng nông nghiệp thuận thiên thích ứng với biến đổi khí hậu”

Sóc Trăng: Xây dựng mô hình thí điểm “Làng nông nghiệp thuận thiên thích ứng với biến đổi khí hậu”

Khoa học - Công nghệ - P.V - 4 phút trước
Xã Tân Hưng (huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng) là địa điểm được khảo sát và lựa chọn xây dựng thí điểm mô hình Làng nông nghiệp thuận thiên thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH), trong khuôn khổ Đề tài nghiên cứu “Phát triển mô hình làng nông nghiệp thuận thiên thích ứng với BĐKH vùng đồng bào DTTS và miền núi”, do Học viện Nông nghiệp Việt Nam chủ trì thực hiện, Ủy ban Dân tộc là cơ quan quản lý.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Thông dự Công bố Quyết định thanh tra về việc thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại tỉnh Đắk lắk

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Thông dự Công bố Quyết định thanh tra về việc thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại tỉnh Đắk lắk

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 11 phút trước
Ngày 3/5, Thanh tra Ủy ban Dân tộc đã công bố Quyết định 158/QĐ-TTg ngày 22/4/2024 về việc thanh tra thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), tại tỉnh Đắk Lắk.
Nhiều vấn đề liên quan đến chính sách dân tộc được cử tri kiến nghị với Đoàn đại biểu Quốc hội Lào Cai

Nhiều vấn đề liên quan đến chính sách dân tộc được cử tri kiến nghị với Đoàn đại biểu Quốc hội Lào Cai

Tin tức - Trọng Bảo - 15 phút trước
Ngày 3/5, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai đã có buổi tiếp xúc với cử tri trên địa bàn huyện Bát Xát.
Lạng Sơn: Tọa đàm Kỷ niệm 78 năm ngày thành lập Cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc và 20 năm Ngày thành lập Ban Dân tộc tỉnh

Lạng Sơn: Tọa đàm Kỷ niệm 78 năm ngày thành lập Cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc và 20 năm Ngày thành lập Ban Dân tộc tỉnh

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 17 phút trước
Chiều 3/5, Ban Dân Tộc tỉnh Lạng Sơn tổ chức chương trình Tọa đàm Kỷ niệm 78 năm ngày thành lập Cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc (3/5/1946 - 3/5/2023) và 20 năm Ngày thành lập Ban Dân tộc tỉnh Lạng Sơn (2/8/2004 - 2/8/2024).
Tin trong ngày - 2/5/2023

Tin trong ngày - 2/5/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 2/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đề phòng mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất và nắng nóng. Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc . Cơn sốt tìm xác ve sầu lan rộng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Bình: Peace Trees VietNam tài trợ xây dựng điểm trường bản K-ing

Quảng Bình: Peace Trees VietNam tài trợ xây dựng điểm trường bản K-ing

Tin tức - Khánh Ngân - 31 phút trước
Sáng 4/5, ông Nguyễn Bắc Việt - Chủ tịch UBND huyện Minh Hóa (Quảng Bình) cho biết: UBND tỉnh vừa có quyết định phê duyệt khoản viện trợ dự án xây dựng điểm trường mẫu giáo K-ing, xã Trọng Hóa.
Người có uy tín với sự thay đổi của bản làng

Người có uy tín với sự thay đổi của bản làng

Người có uy tín - Thùy Giang - 3 giờ trước
Toàn tỉnh Lai Châu hiện có 885 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Những năm qua, Người có uy tín đã và đang phát huy tốt vai trò trong phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, giữ gìn bản sắc văn hóa, bảo đảm quốc phòng - an ninh tại cơ sở.
Những “nhịp cầu” nối ý Đảng

Những “nhịp cầu” nối ý Đảng

Người có uy tín - Nhóm PV - 3 giờ trước
Đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS là “hạt nhân” trong các phong trào ở cơ sở, là nhịp “cầu nối” ý Đảng với lòng Dân. Vai trò của Người có uy tín càng được phát huy hơn khi tiếng nói của họ được chuyển tải kịp thời đến các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp. Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống cơ quan công tác dân tộc, Báo Dân tộc và Phát triển đã ghi nhận một số tâm tư, nguyện vọng của Người có uy tín trong đồng bào DTTS, đóng góp tâm huyết để góp phần thực hiện tốt hơn nữa chính sách dân tộc trong thời gian tới.
Tây Nguyên hút khách du lịch nhờ các điểm đến thiên nhiên

Tây Nguyên hút khách du lịch nhờ các điểm đến thiên nhiên

Du lịch - Minh Nhật - 3 giờ trước
Du lịch Tây Nguyên luôn là điểm đến hấp dẫn đối với những đôi chân mê khám phá. Vùng đất đỏ Bazan, vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng, sông suối, văn hóa cồng chiêng, những vườn cà phê trĩu quả và ngắm nhìn những chú voi Bản Đôn hiền lành… Đây cũng chính là lý do mà trong dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 vừa qua, đã thu hút gần 300.000 lượt khách đến 4 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum.
Triệt phá ổ nhóm tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy bán ra nước ngoài

Triệt phá ổ nhóm tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy bán ra nước ngoài

Pháp luật - Minh Nhật - 3 giờ trước
Tàng trữ ma túy, "găm" theo kìm cộng lực, tay công, vam phá khóa đi trộm cắp xe máy tại địa bàn phường Cổ Nhuế 1 (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), Phùng Văn Thi và Đinh Tiến Trung đã bị tổ công tác Công an quận Bắc Từ Liêm tuần tra, bắt giữ. Từ đó làm rõ đường dây chuyên trộm cắp xe máy, đưa lên Sơn La tiêu thụ rồi bán sang Lào.