Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Quê nghèo khởi sắc

Phương Nghi - 16:02, 20/05/2021

Tuân Tức, huyện Thạnh Trị, Sóc Trăng trước kia là xã nghèo với 69% số hộ đồng bào Khmer sinh sống. Những năm gần đây nhờ được sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước theo Chương trình 135 và nhiều chính sách đặc thù khác, đời sống của bà con đã có nhiều đổi thay. Người dân và chính quyền đang nỗ lực phấn đấu xây dựng nông thôn mới.

Từ nguồn vốn Chương trình 135, ấp Trung Hòa (xã Tuân Tức) đã được đầu tư xây dựng đường bê tông khanh trang, sạch đẹp.
Từ nguồn vốn Chương trình 135, ấp Trung Hòa (xã Tuân Tức) đã được đầu tư xây dựng đường bê tông khanh trang, sạch đẹp.

Đến thăm khu dân cư ấp Trung Hòa, xã Tuân Tức, ông Lý Quýt phấn khởi chia sẻ: “Đời sống của bà con ở đây được nâng lên rõ rệt, cảnh quan đường làng ngõ xóm luôn sáng - xanh - sạch - đẹp; nhà nhà đều có hàng rào bê tông hoặc trồng bông (cây hoa); có cột cờ và treo cờ trong các ngày lễ, tết; người dân có nước sạch sử dụng; tình làng nghĩa xóm luôn được thắt chặt”.

Chị Quách Yến Thu ở ấp Trung Hòa cũng phấn khởi cho biết: “Trước đây, cuộc sống gia đình tôi rất vất vả, không đất sản xuất, lại đông con. Tôi được Nhà nước hỗ trợ 1 con bò giống và hỗ trợ vốn vay 30 triệu đồng để phát triển kinh tế gia đình. Nhờ nuôi bò mà tôi có tiền để xây dựng nhà mới”.

Thời gian qua, bà con dân tộc Khmer ở xã Tuân Tức đã tranh thủ nguồn vốn từ các chương trình, dự án hỗ trợ để đầu tư phát triển sản xuất. Cán bộ khuyến nông cũng thường xuyên tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật để bà con áp dụng trong trồng lúa, màu, chăn nuôi; thành lập các tổ kinh tế hợp tác, hợp tác xã để nâng cao năng suất, tiết kiệm chi phí, tạo đầu ra ổn định cho nông sản. Nhờ vốn vay từ Ngân hàng chính sách xã hội cùng sự nỗ lực chăm chỉ làm ăn, nhiều hộ đồng bào Khmer đã ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.

Ông Chung Văn Đức ở ấp Trung Thành, xã Tuân Tức không giấu được niềm vui khi chúng tôi đến thăm. Ông Đức tâm sự: Hồi trước, gia đình nghèo lắm, nhà cửa lụp xụp,  Mặc dù đất ruộng nhiều nhưng gia đình chỉ biết trồng ngô và các loại rau màu, nhà lại đông con nên chỉ đủ ăn thôi, không giàu lên được.

Sau khi được tham gia các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học-kỹ thuật, do Trung tâm Khuyến nông huyện tổ chức, gia đình chuyển toàn bộ 2 ha đất trồng màu sang trồng lúa chất lượng cao. Ðể có vốn đầu tư sản xuất, gia đình đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng. Từ thay đổi nếp nghĩ, cách làm mà gia đình đã thoát khỏi cảnh nghèo túng.

Chị Quách Yến Thu, ở ấp Trung Hòa, xã Tuân Tức được hỗ trợ vay vốn ngân hàng để đầu tư nuôi bò, giúp gia đình có thu nhập ổn định, cải thiện đời sống.
Chị Quách Yến Thu, ở ấp Trung Hòa, xã Tuân Tức được hỗ trợ vay vốn ngân hàng để đầu tư nuôi bò, giúp gia đình có thu nhập ổn định, cải thiện đời sống.

Ông Đức cho biết: Mấy năm nay, nhờ áp dụng tốt chương trình quản lý dịch hại trên lúa - IPM và mô hình “3 giảm, 3 tăng” (Giảm lượng giống gieo, giảm lượng phân bón, giảm thuốc trừ sâu/Tăng năng suất, tăng chất lượng và tăng hiệu quả) kết hợp sử dụng giống chất lượng mà năng suất lúa luôn đạt 5,5 đến 6 tấn/ha/vụ. Ðặc biệt là sử dụng phân vi sinh thay phân hóa học, vừa cho năng suất cao, vừa cho sản phẩm sạch, lại giảm chi phí đầu tư, tăng độ màu mỡ cho đất và bảo vệ tốt cho môi trường. Hằng năm, ngoài làm hai vụ lúa, gia đình còn tận dụng đất xuống giống màu dưới chân ruộng để trồng dưa leo, khổ qua (mướp đắng), các loại cải và nuôi cá rô đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi hơn 180 triệu đồng/năm

Không chỉ làm giàu cho gia đình, ông Đức luôn chia sẻ kinh nghiệm sản xuất cho bà con chung quanh để giúp nhau cải thiện cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.

Cùng với đó, các công trình phúc lợi cũng được quan tâm đầu tư xây dựng khang trang, phục vụ hiệu quả đời sống dân sinh. Các mô hình, CLB văn hóa, văn nghệ, thể thao, phong trào nghệ thuật quần chúng được duy trì và phát triển, nhân rộng...

Ông Phạm Trường Giang, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Tuân Tức cho biết: Qua nhiều năm thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, ý thức chấp hành pháp luật, thực hiện nếp sống văn minh, vun đắp tình làng nghĩa xóm, giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống ngày càng lan tỏa. “Mỗi gia đình và cộng đồng dân cư đã góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển bền vững, xây dựng nông thôn thêm khởi sắc. Năm 2020, có 1.800 hộ được công nhận đạt danh hiệu gia đình văn hóa (chiếm trên 95%); 1.726 hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa 3 năm liền...”, ông Giang thông tin.

Với những nỗ lực và tinh thần đoàn kết trong công cuộc bảo vệ và xây dựng quê hương, tin rằng, Tuân Tức sẽ gặt hái thêm những thành công mới, diện mạo quê hương ngày thêm tươi đẹp hơn.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sinh lời an toàn, hiệu quả cùng trái phiếu BAC A BANK phát hành ra công chúng Lần 2 - Đợt 1

Sinh lời an toàn, hiệu quả cùng trái phiếu BAC A BANK phát hành ra công chúng Lần 2 - Đợt 1

Đón đầu cơ hội khởi sắc trên thị trường trái phiếu ngân hàng đầy tiềm năng, từ ngày 27/05/2024, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) chính thức chào bán 20 triệu trái phiếu phát hành ra công chúng Lần 2 - Đợt 1, với tổng giá trị chào bán 2.000 tỷ đồng.
Đắk Lắk: Huyện Cư M’gar tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV

Đắk Lắk: Huyện Cư M’gar tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 35 phút trước
Ngày 17/5, UBND huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Cư M’gar lần thứ IV - năm 2024. Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thiên Văn dự và chỉ đạo Đại hội. Tham dự Đại hội còn có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, lãnh đạo huyện và 150 đại biểu chính thức đại diện cho gần 95 nghìn người đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện.

"Lấp khoảng trống" cho những trái tim non ớt...

Phóng sự - Thanh Nguyễn - 40 phút trước
Thiếu cha, vắng mẹ, cuộc sống khó khăn… đường tương lai của những đứa trẻ kém may mắn ở miền sơn cước Tương Dương (Nghệ An) như dài hơn, chông gai và nhọc nhằn hơn. Đáng trân trọng thay, khi đang có rất nhiều em đã được các tổ chức, đoàn thể địa phương nhận đỡ đầu, hỗ trợ bằng cả tinh thần lẫn vật chất, việc làm này đã “lấp đầy khoảng trống” những trái tim non ớt của những đứa trẻ miền sơn cước...
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và tặng quà gia đình chính sách tại Điện Biên

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và tặng quà gia đình chính sách tại Điện Biên

Tin tức - Văn Hoa - Mai Hương - 49 phút trước
Trong không khí cả nước hân hoan kỷ niệm 70 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), ngày 17/5, Cụm thi đua số 4 - Bộ Công an tổ chức chương trình tuyên truyền, phổ biến pháp luật và tặng quà gia đình chính sách tại Điện Biên.
Hiệu quả từ Chương trình MTQG 1719 ở Đắk Nông

Hiệu quả từ Chương trình MTQG 1719 ở Đắk Nông

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 54 phút trước
Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình 1719), tỉnh Đắk Nông đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân. Sau gần bốn năm thực hiện với các giải pháp đồng bộ, đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Đắk Nông đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Bằng lăng tím tô điểm phố phường Hà Nội

Bằng lăng tím tô điểm phố phường Hà Nội

Du lịch - Tào Đạt - 1 giờ trước
Trong cái nắng tháng 5, các góc phố, con đường ở Hà Nội khoác lên mình chiếc áo mới với sắc tím mộng mơ của hoa bằng lăng.
Khám phá Háng Pò

Khám phá Háng Pò

Vào đầu tháng 4 âm lịch hằng năm, người dân lại nô nức đi trảy hội Háng Pò tại xã Thiện Thuật, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Đến đây, du khách sẽ có dịp được hòa mình vào những làn điệu dân ca cổ truyền như hát sli, hát quan lang mượt mà đằm thắm của đồng bào dân tộc Tày, Nùng. Bên cạnh đó còn có các hoạt động múa sư tử, lày cỏ, trưng bày các sản vật của địa phương, được thưởng thức những món ẩm thực độc đáo… mang đậm sắc màu văn hóa của đồng bào các dân tộc Xứ Lạng.
50 năm bản hùng ca Chiến thắng Đăk Pék

50 năm bản hùng ca Chiến thắng Đăk Pék

Tin tức - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Tối 16/5, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đăk Glei (Kon Tum) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Đăk Pék và giải phóng hoàn toàn huyện Đăk Glei (16/5/1974 - 16/5/2024). Dự lễ kỷ niệm có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum Lê Ngọc Tuấn; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; các cựu chiến binh từng tham gia trận đánh cứ điểm Đăk Pék, cùng đông đảo Nhân dân địa phương
Bừng sáng những buôn làng bên cung đường Trường Sơn Đông

Bừng sáng những buôn làng bên cung đường Trường Sơn Đông

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Gần 9 năm qua, đường Trường Sơn Đông đi qua địa bàn huyện Krông Pa (Gia Lai) được đưa vào sử dụng đã khẳng định tầm quan trọng là "đòn bẩy" để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giúp các buôn làng đồng bào DTTS dọc theo tuyến đường này thêm sức sống mới.
Ninh Thuận nhân rộng các mô hình giảm nghèo bền vững

Ninh Thuận nhân rộng các mô hình giảm nghèo bền vững

Kinh tế - Minh Thu - 1 giờ trước
Với nguồn lực từ ba chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), thời giạn qua, tỉnh Ninh Thuận đã chú trọng công tác giảm nghèo bằng nhiều mô hình hiệu quả, bước đầu đã đem lại một số kết quả đáng ghi nhận.
Đắk Lắk: Hơn 800 tỷ đồng vốn đầu tư công được kéo dài thời gian thực hiện

Đắk Lắk: Hơn 800 tỷ đồng vốn đầu tư công được kéo dài thời gian thực hiện

Trang địa phương - Lê Hường - 1 giờ trước
Hội đồng Nhân dân tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Nghị quyết 03/NQ-HĐND ngày 3/5/2024 về việc cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2023 sang năm 2024 nguồn vốn ngân sách địa phương.
Nhiều tác phẩm báo chí khoa học công nghệ xuất phát từ hơi thở cuộc sống

Nhiều tác phẩm báo chí khoa học công nghệ xuất phát từ hơi thở cuộc sống

Khoa học - Công nghệ - Minh Nhật - 1 giờ trước
Ngày 16/5, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ trao Giải thưởng báo chí khoa học công nghệ năm 2023 và phát động Giải báo chí khoa học công nghệ năm 2024. Ban Giám khảo đánh giá nhiều tác phẩm báo chí khoa học công nghệ xuất phát từ hơi thở cuộc sống.