Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Quảng Trị: Cơ hội cho nhiều sản phẩm dược liệu OCOP vươn ra thị trường thế giới

Khánh Ngân - 21:11, 12/05/2023

Giai đoạn 2022 - 2026, tỉnh Quảng Trị đầu tư hơn 52 tỷ đồng để thực hiện đề án Khuyến khích phát triển dược liệu gắn với chương trình “Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP), tập trung phát triển ở 5 huyện: Hướng Hóa, Đakrông, Cam Lộ, Gio Linh, Vĩnh Linh. Một tín hiệu vui, từ chủ trương này, nhiều sản phẩm dược liệu đang từng bước vươn ra thị trường thế giới.

Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị thăm gian hàng sản phẩm OCOP tại TP. Đông Hà 
Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị thăm gian hàng sản phẩm OCOP tại Tp. Đông Hà 

Tăng số lượng, nâng cao về chất lượng

Nếu ở thời điểm cuối năm 2022, toàn tỉnh Quảng Trị có 90 sản phẩm OCOP đạt 3 sao và 4 sao. Thì đến thời điểm hiện tại (4/2023) số sản phẩm OCOP ở Quảng Trị đã tăng lên 119 sản phẩm đạt chứng nhận sản phẩm OCOP. Trong đó có 42 sản phẩm 4 sao (1 sản phẩm đề nghị Hội đồng đánh giá, phân hạng Trung ương đề nghị OCOP 5 sao) và 77 sản phẩm 3 sao.

Có 59 chủ thể, trong đó có 16 chủ thể là hợp tác xã, 4 chủ thể là tổ hợp tác, 17 chủ thể là doanh nghiệp, 22 hộ sản xuất kinh doanh. Các sản phẩm được chứng nhận OCOP Quảng Trị thuộc nhóm ngành thực phẩm, dược liệu (phân nhóm mỹ phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe), sản phẩm thủ công mỹ nghệ, gia dụng.

Không chỉ tăng về số lượng, chất lượng và năng lực cạnh tranh của sản phẩm OCOP cũng được tăng lên. Trong nỗ lực cố gắng đưa sản phẩm OCOP tốt nhất đến người tiêu dùng, Quảng Trị có 3 doanh nghiệp lên sàn thương mại điện tử Alibaba gồm Công ty TNHH một thành viên Từ Phong, Công ty TNHH Dược liệu hữu cơ An Xuân và Công ty Cổ phần Nông sản hữu cơ Quảng Trị.

Ông Trần Trọng Tuấn - Phó Chánh Văn phòng chuyên trách Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới tỉnh Quảng Trị cho biết, Chương trình OCOP đã xây dựng được nhiều sản phẩm chủ lực có thương hiệu, sức cạnh tranh và hiệu quả kinh tế cao. Chương trình đã có tác động lớn, đạt được nhiều kết quả tích cực, nhất là về nhận thức của xã hội và cấp ủy, chính quyền các cấp và cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã trong phát triển kinh tế nông thôn

Trong lộ trình kế hoạch phát triển sản phẩm OCOP, tỉnh Quảng Trị xây dựng mục tiêu đến cuối năm 2025 có thêm 100 sản phẩm OCOP, trong đó có 1 - 3 sản phẩm 5 sao, 15 - 20 sản phẩm 4 sao, có 1 - 2 sản phẩm OCOP là sản phẩm du lịch cộng đồng. Đến năm 2030, có thêm 100 sản phẩm OCOP, trong đó nâng tổng số sản phẩm OCOP 5 sao của tỉnh từ 5 - 7 sản phẩm. Phấn đấu có 30% sản phẩm doanh thu tăng từ 8 - 10%, hầu hết sản phẩm có giá bán tăng 5 - 10%.

Chắp cánh cho sản phẩm OCOP vươn xa

Nguồn nguyên liệu từ cây dược liệu đã giúp tỉnh Quảng Trị đa dạng hóa sản phẩm OCOP. Minh chứng là trong tổng số 119 sản phẩm OCOP ở Quảng Trị, có gần một nửa sản phẩm là từ cây dược liệu hoặc có nguồn gốc nguyên liệu từ cây dược liệu như: Cà gai leo, chè vằng, an xoa…

Để chắp cách cho sản phẩm OCOP nói chung và các sản phẩm OCOP có nguồn gốc nguyên liệu từ cây dược liệu nói riêng vươn xa ra thị trường thế giới, UBND tỉnh Quảng Trị đã Quyết định phê duyệt Đề án "Khuyến khích phát triển cây dược liệu gắn với Chương trình mỗi OCOP".

Quảng Trị: Đưa sản phẩm OCOP từ dược liệu ra thị trường thế giới 1
Cán bộ lãnh đạo huyện Cam Lộ kiểm tra, theo dõi sự phát triển của cây dược liệu An Xoa trồng ở xã Cam Thành

Với mục tiêu của Đề án đến năm 2026, đưa diện tích cây dược liệu trên địa bàn tỉnh đạt 4.500 ha. Trong đó, trồng mới ít nhất 1.000 ha, gồm 200 ha quy mô tập trung và 800 ha dưới tán rừng. Đề án quy định, vùng nguyên liệu yêu cầu phải được chuẩn hóa, vùng trồng dược liệu tập trung, dược liệu dưới tán rừng gắn với hợp đồng liên kết, bao tiêu sản phẩm. Đồng thời, chuẩn hóa nguồn nguyên liệu dược chứng nhận sản xuất đạt các tiêu chuẩn như: GACP (thực hành tốt trồng trọt và thu hái), VietGAP (Thực hành nông nghiệp tốt ở Việt Nam), GlobalGAP (thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu), Organic (nông nghiệp hữu cơ), Fair trade (thương mại công bằng).

Theo Đề án, việc đầu tư hoàn thiện hạ tầng các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố trong phạm vi điều chỉnh của Đề án sẽ được chú trọng đầu tư thực hiện. Từ đó, thu hút các dự án đầu tư sơ chế, chế biến dược liệu đạt tiêu chuẩn phục vụ cho việc tiêu thụ hết sản lượng nguyên liệu sản xuất.

Để nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào chế biến được xem là khâu then chốt. Đề án khuyến khích và hỗ trợ đầu tư thiết bị, công nghệ bào chế, chế biến dược liệu (thực phẩm, đồ uống, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu thô…) cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất để đủ điều kiện sản xuất tối thiểu theo yêu cầu.

Đặc biệt, Đề án có Chương trình triển khai các đề tài nghiên cứu về cây thuốc của đồng bào Bru Vân Kiều và Pa Cô, từ đó phát hiện các tiềm năng, xác định cơ sở khoa học và nghiên cứu phát triển sản phẩm mới dưới dạng đồ ăn, thức uống để xây dựng sản phẩm OCOP tại thêm sinh kế cho đồng bào.

Quảng Trị: Đưa sản phẩm OCOP từ dược liệu ra thị trường thế giới 2
Lô hàng cao dược liệu An Xoa xuất khẩu sang Mỹ

Với việc phát triển thị trường, Đề án hỗ trợ tổ chức hội nghị, hội thảo nhằm quảng bá, xúc tiến thương mại thương hiệu sản phẩm cây dược liệu của tỉnh và định hướng ra thị trường quốc tế. Tăng cường quảng bá hình ảnh các vùng sản xuất dược liệu tập trung gắn với du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm. Xây dựng khu trung tâm trưng bày, giới thiệu và kinh doanh quy mô lớn về dược liệu. Tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm thương mại về được hiệu trong tỉnh, ngoài tỉnh và quốc tế.

Với tổng kinh phí thực hiện Đề án giai đoạn 2022 - 2026 là 52,928 tỷ đồng, trong đó, ngân sách nhà nước là 30,5 tỷ đồng, cá nhân, tổ chức đối ứng 22,428 tỷ đồng. Việc thực hiện Đề án đang tạo động lực phát triển cho sản phẩm OCOP nói chung và sản phẩm OCOP có nguồn gốc từ cây dược liệu nói riêng. 

Từ khâu trồng cây dược liệu được chuẩn hóa, khâu chế biến được áp dụng khoa học tiên tiến… tạo cơ hội, điều kiện để có thêm nhiều sản phẩm OCOP dược liệu của Việt Nam vươn xa ra thị trường thế giới.

 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Măng Ri - Từ căn cứ kháng chiến đến thủ phủ sâm Ngọc Linh

Măng Ri - Từ căn cứ kháng chiến đến thủ phủ sâm Ngọc Linh

Xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông từng là vùng căn cứ cách mạng của tỉnh Kon Tum, nổi tiếng với Khu căn cứ Tỉnh ủy thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ - được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh. Măng Ri hôm nay đã khoác lên mình màu áo mới, với cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, đời sống của đồng bào được nâng lên, bản sắc văn hóa truyền thống được bảo tồn. Diện mạo mới của vùng căn cứ cách mạng Măng Ri bắt đầu từ nguồn lực đầu tư của Nhà nước và khát vọng vươn lên của Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc nơi đây.
Đội nắng giúp đồng bào khu vực biên giới thu hoạch lúa

Đội nắng giúp đồng bào khu vực biên giới thu hoạch lúa

Xã hội - Tào Đạt - Võ Tiến - 1 giờ trước
Nằm trong hoạt động của Chương trình “Ngày về thôn, bản” và “Ngày thứ Bảy tình nguyện”, ngày 28/4, Chi đoàn Đồn Biên phòng Cửa khẩu A Đớt (Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế) đã phối hợp với Đoàn thanh niên xã Lâm Đớt, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, xuống đồng giúp các gia đình trên địa bàn thu hoạch lúa.
Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 2 giờ trước
Nhận thức được những tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, sức khoẻ sinh sản của thế hệ trẻ đồng bào DTTS, tỉnh Bình Định và các cấp, ngành và địa phương trong tỉnh đã vào cuộc quyết liệt, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để giảm thiểu nạn tảo hôn. Trong đó, việc đẩy mạnh thành lập các câu lạc bộ (CLB) phòng chống tảo hôn trong trường học đã mang lại hiệu quả bước đầu.
Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Công tác Dân tộc - Thùy Giang - 3 giờ trước
Triển khai các chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719, đồng bào dân tộc Lự trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã được đầu tư, hỗ trợ để giải quyết các vấn đề cấp thiết. Với nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và tinh thần tự lực vươn lên của đồng bào, các chính sách hỗ trợ đã góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống của người Lự tại nhiều bản làng của Lai Châu.
Xây dựng “điểm tựa” cho bản làng thông qua cơ chế, chính sách phù hợp

Xây dựng “điểm tựa” cho bản làng thông qua cơ chế, chính sách phù hợp

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 3 giờ trước
Đội ngũ Người có uy tín luôn giữ vai trò quan trọng; là “cầu nối” đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào DTTS. Do đó Đảng, Nhà nước đã quan tâm, kịp thời ban hành, điều chỉnh, hoàn thiện về cơ chế, chính sách để phát huy vai trò Người có uy tín.
Kon Tum: Tặng hơn 700 phần quà cho các em học sinh DTTS

Kon Tum: Tặng hơn 700 phần quà cho các em học sinh DTTS

Xã hội - Ngọc Chí - 4 giờ trước
Ngày 28/4, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum phối hợp với Câu lạc bộ Doanh nhân 2030 (trực thuộc Saigon Times Club) tặng 732 phần quà cho các em học sinh DTTS xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà (Kon Tum).
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Carnaval Hạ Long 2024:

Carnaval Hạ Long 2024: "Bừng sáng cùng Kỳ quan"

Trang địa phương - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Ngày 28/4, tại Bãi tắm Công viên Đại Dương, Tp. Hạ Long (Quảng Ninh), lễ hội Carnaval Hạ Long 2024 với chủ đề “Bừng sáng cùng Kỳ quan” chính thức khai mạc.
Khai mạc Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2024

Khai mạc Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2024

Thời sự - Anh Trúc T.h - 4 giờ trước
Ngày 29-4 (tức ngày 21-3 Âm lịch), tại khu di tích quốc gia Tháp Bà Ponagar, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức khai mạc Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2024.
Đắk Lắk: Phá đường dây đánh bạc bằng hình thức ghi số đề với số tiền giao dịch 500 triệu đồng mỗi ngày

Đắk Lắk: Phá đường dây đánh bạc bằng hình thức ghi số đề với số tiền giao dịch 500 triệu đồng mỗi ngày

Pháp luật - Hoàng Thùy - 4 giờ trước
Ngày 29/4, Công an Tp.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cho biết, vừa triệt phá một đường dây đánh bạc dưới hình thức ghi số đề quy mô lớn với số tiền giao dịch mỗi ngày gần 500 triệu đồng.
Gia Lai: 2 xe ô tô khách va chạm làm 1 người chết, 11 người bị thương

Gia Lai: 2 xe ô tô khách va chạm làm 1 người chết, 11 người bị thương

Tin tức - Ngọc Thu - 4 giờ trước
Theo báo cáo nhanh từ Ban An toàn giao thông tỉnh Gia Lai cho biết, tại ngã tư giao nhau giữa Quốc lộ 25 với đường Hồ Chí Minh, đoạn tuyến tránh Chư Sê (thị trấn Chư Sê, Gia Lai) đã xảy ra 1 vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng làm 1 người chết, 11 người bị thương.
Quảng Ninh: Không sử dụng đồ nhựa dùng 1 lần khi đi du lịch 5 xã đảo

Quảng Ninh: Không sử dụng đồ nhựa dùng 1 lần khi đi du lịch 5 xã đảo

Trang địa phương - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Từ ngày 27/4, du khách khi tới 5 xã đảo: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen thuộc huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) không được mang đồ nhựa dùng 1 lần. Người dân và du khách sẽ được hỗ trợ sử dụng các sản phẩm tái chế, thân thiện với môi trường để thay thế túi nilon.