Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Nỗi niềm của nhân viên bảo vệ rừng

Việt Thắng - Khánh Yên - 15:15, 10/01/2022

Lương đã ít, lại còn bị chậm, trong lúc công việc thì vô cùng khó nhọc và đầy áp lực… đó là tình cảnh của hàng trăm nhân viên bảo vệ rừng ở Nghệ An.

Nỗi vất vả đi tuần của nhân viên bảo vệ rừng
Nỗi vất vả đi tuần của nhân viên bảo vệ rừng

Lương thấp

Phải vất vả lắm chúng tôi mới đến được Trạm bảo vệ rừng phòng hộ Vều, thuộc xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An). Nói là trạm, nhưng thực ra chỉ là một cái nhà tạm bợ, lợp tôn thấp lè tè, mùa hè thì nóng, mùa đông lại lạnh. Ông Nguyễn Trường Giang, Trạm trưởng nói như mếu: “Từ đây vào đến cửa rừng còn phải mất chừng một giờ đồng hồ nữa, đường lại rất khó đi. Lẽ ra, Trạm được dựng ở cửa rừng, nhưng vì không thể có một chỗ nào cho thích hợp, nên anh em đành phải lập trạm ở địa điểm này”.

Trạm chỉ có 4 nhân viên bảo vệ, nhưng lại phải quản lý hơn 4.000 ha rừng với địa bàn hết sức hiểm trở, trải dài từ xã Phúc Sơn đến tận biên giới Việt - Lào. Khu vực này còn nhiều gỗ quý, nên lâm tặc thường xuyên rình mò. Vì thế mà các anh cứ phân công nhau 2 người 1 ca đi tuần. Mỗi tháng, tính ra phải có đến 20 ngày các anh chịu cảnh ăn mì gói, ngủ võng trong rừng.

“Địa bàn ở đây rất hiểm trở, dốc dựng đứng rất khó khăn cho công tác tuần tra. Nhưng khổ hơn, là nạn ruồi vàng và sên vắt, ai cũng sưng hết cả chân”, Trạm trưởng Giang chia sẻ.

Cũng theo ông Giang, năm 2005, tốt nghiệp Trung cấp Lâm nghiệp, ông về công tác tại Ban Quản lý rừng phòng hộ ở huyện Thanh Chương, sau đó được điều lên Anh Sơn. Đã 16 năm sống ở nơi sơn cùng thủy tận với bao gian truân, nhưng lương ông cũng chỉ có vẻn vẹn 4 triệu đồng. Tiếng Trạm trưởng thì oai vậy đó, nhưng phụ cấp chức vụ thì đúng 400.000 đồng/tháng. Đã thế, 4 ngày nghỉ trong 1 tháng thì phải “cắt” mất 2 ngày, vì nghỉ thì sợ rừng bị phá. Hay như ông Phạm Đức Quỳ đã cận kề tuổi 60, nhưng lương cũng chỉ hơn ông Giang mấy trăm nghìn đồng.

“Lương đã thấp, lại còn bị chậm nữa. Nhiều năm nay, cứ đến khoảng tháng 8 mới có lương của các tháng trước đó. Thế là phải vay mượn, giật gấu vá vai để sống. Đến ngày nhận lương cũng chẳng còn được là bao, vì phải mang đi trả nợ hết. Mỗi lần về nhà, nhìn thấy vợ con vất vả, mình cứ cắn rứt”, ông Quý thở dài.

Trạm bảo vệ rừng khu vực Vều (huyện Anh Sơn)
Trạm bảo vệ rừng khu vực Vều (huyện Anh Sơn)

 Lo nhân viên nghỉ việc, phải cắm sổ đỏ đất lấy tiền cho vay

Ở Ban Quản lý rừng phòng hộ Thanh Chương, tính đến nay đã có đến 7 nhân viên bảo vệ rừng nghỉ việc. Lý do cũng không ngoài lương thấp, áp lực công việc lớn. Ông Lê Phùng Thiều, Trưởng Ban Quản lý rừng phòng hộ Thanh Chương cho biết, Ban hiện có 35 nhân viên, bảo vệ hơn 22.000 ha rừng. Mỗi năm, ban được cấp 2,1 tỷ đồng để trả lương nhưng năm nào cũng mãi đến tháng 7, tháng 8 mới có tiền. 

“Có năm mãi đến tháng 12 mới có lương. Thương anh em và cũng sợ họ nghỉ việc nên tôi phải bàn với vợ, lấy bìa đất (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) của gia đình thế chấp vay tiền cho anh em ứng trước, một phần thì để đóng bảo hiểm xã hội. Đã thế còn chịu áp lực về trách nhiệm hình sự nếu để mất rừng. Mới năm ngoái đây thôi, 2 cán bộ trẻ vừa tốt nghiệp Đại học Lâm nghiệp, hăm hở nhận việc được 2 tháng liền xin nghỉ”, ông Thiều giãi bày.

Còn hơn cả Thanh Chương, tại Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Anh Sơn, có 10 người xin nghỉ việc chỉ trong 3 năm. Trưởng Ban Ngũ Văn Tri tỏ ra rất lo lắng: Ban chúng tôi hiện chỉ có 16 người, phải quản lý, bảo vệ hơn 8.000 ha rừng. Với mức lương chỉ hơn 4 triệu đồng/người/tháng, e rằng khó mà giữ chân anh em. Sau tiếng thở dài, ông Tri chua chát nói: “Những người còn ở lại hầu hết đã lớn tuổi. Nói thật lòng là họ đã có hàng chục năm công tác, giờ cố bám trụ để chờ nghỉ hưu. Nếu vẫn với mức lương như thế này, tôi lo là không tuyển được nhân viên bảo vệ rừng mất”.

Nghệ An là tỉnh có diện tích rừng thuộc tốp lớn nhất của cả nước, nhưng theo tìm hiểu thì mức lương cho nhân viên bảo vệ rừng cũng thuộc tốp… thấp nhất nước. Lý giải cho việc này, một cán bộ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nghệ An cho biết: Thông tư 21/2017 của Bộ NN&PTNT hướng dẫn thực hiện Quyết định số 886 ngày 16/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020, không thấy hướng dẫn nguồn để trả lương cho lực lượng bảo vệ rừng thuộc các Ban Quản lý rừng phòng hộ. Sở có văn bản hỏi Bộ NN&PTNT, thì được trả lời: Lực lượng này áp dụng theo mức khoán rừng cho cộng đồng dân cư bảo vệ, 100.000 đồng/ha/năm.

Cũng theo vị cán bộ này, thì mỗi năm, Nghệ An cần hơn 200 tỷ đồng để chi trả tiền bảo vệ rừng (gồm cả người dân lẫn nhân viên bảo vệ rừng), nhưng Trung ương chỉ bố trí 51 tỷ đồng. Do tỉnh không có ngân sách để cấp bù, nên phải “liệu cơm gắp mắm”. Hơn 200.000 ha rừng do người dân khoanh nuôi, bảo vệ từ nhiều năm qua không được chi trả tiền công.

“Chúng tôi hiểu nỗi khổ của lực lượng bảo vệ rừng ở các Ban Quản lý rừng phòng hộ, nhưng không còn cách nào khác và đang chờ Chương trình mục tiêu bảo vệ rừng giai đoạn 2021 - 2026 sẽ bổ sung nguồn kinh phí cho lực lượng bảo vệ rừng này”, vị cán bộ này chia sẻ.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Trải qua những năm tháng khó khăn, bất ổn, được sự quan tâm chăm lo đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước; tinh thần trách nhiệm của các cấp, lực lượng chức năng... diện mạo cơ sở hạ tầng, đời sống của đồng bào DTTS ở những bản làng vùng biên giới nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc hôm nay đã và đang ngày càng khởi sắc.
Tin nổi bật trang chủ
Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai

Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai

Người có uy tín - Trọng Bảo - 17:59, 02/05/2024
Toàn tỉnh Lào Cai hiện có 1.119 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín đã phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS của tỉnh Lào Cai.
Cúm A và những điều cần biết

Cúm A và những điều cần biết

Sức khỏe - Như Ý - 17:35, 02/05/2024
Thời tiết giao mùa cũng là lúc gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh cúm mùa đặc biệt là cúm A. Cúm A có biểu hiện giống với các loại cúm thông thường nhưng có biến chứng nguy hiểm hơn nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Do đó, chúng ta cần trang bị kiến thức về căn bệnh này để phòng và trị bệnh một cách tốt nhất cho bản thân và gia đình.
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Thời sự - PV - 17:25, 02/05/2024
Chiều ngày 2/5, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để xem xét công tác nhân sự.
Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sắc màu 54 - T.Hợp - 14:15, 02/05/2024
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1150/QĐ-BVHTTDL đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề thủ công truyền thống – nghề cói Kim Sơn, thuộc huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Xã hội - Minh Nhật - 10:55, 02/05/2024
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh nên đợt nắng nóng nhiều ngày qua ở miền Bắc đã chấm dứt, trời chuyển mưa rào và dông, cục bộ có mưa to. Dự báo, mưa dông sẽ kéo dài ở miền Bắc đến ngày 4/5, sau đó sẽ quay trở lại những ngày nắng nóng.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Hôm nay, thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Hôm nay, thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Giáo dục - T.Hợp - 09:30, 02/05/2024
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, từ ngày 2/5 đến 17h ngày 10/5/2024, cổng đăng kí trực tuyến kì thi tốt nghiệp THPT năm 2024 mở, phục vụ thí sinh đăng ký dự thi.
Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Giải trí - T.Hợp - 09:10, 02/05/2024
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, từ ngày 3/5 đến ngày 5/5, Hãng Tài liệu và Khoa học Trung ương sẽ tổ chức "Những ngày phim tài liệu" với 6 bộ phim do các nghệ sĩ của Hãng thực hiện.
Chiến thắng Điện Biên Phủ, thắng lợi vĩ đại của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Chiến thắng Điện Biên Phủ, thắng lợi vĩ đại của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Sự kiện - Bình luận - PV - 08:50, 02/05/2024
Cách đây vừa tròn 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã tiến hành trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đây là thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam, minh chứng hùng hồn cho sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời đại Hồ Chí Minh.
Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Tin tức - Minh Nhật - 08:05, 02/05/2024
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, hôm nay (2.5), thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT theo hình thức trực tuyến cho đến 17 giờ ngày 10.5. Sở GD-ĐT TP.HCM đã có hướng dẫn học sinh lớp 12 cách thức đăng ký và lưu ý để tránh sai sót.
Đổi thay ở Krông Nô

Đổi thay ở Krông Nô

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 07:54, 02/05/2024
Huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông có 10/12 xã, thị trấn và 19/52 thôn thuộc diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Sau gần 4 năm triển khai, nguồn lực từ Chương trình đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo ở các địa bàn đặc biệt khó khăn của huyện, đời sống Nhân dân từng bước được nâng cao.