Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghề nghiệp - Việc làm

Những phụ nữ làm nghề chẻ đá ở Cô Tô

Trương Thanh Liêm - 17:08, 18/05/2021

Dù chưa có con số thống kê chính xác, nhưng hiện nay đang có rất nhiều lao động nữ là người DTTS đang làm nghề chẻ đá tại huyện vùng biên Tri Tôn, tỉnh An Giang. Đây là một nghề khá nặng nhọc, nguy hiểm nhưng cho thu nhập cao nên các chị chấp nhận đánh đổi sức khoẻ, thậm chí nguy cơ đến cả tính mạng để có thu nhập, trang trải cho cuộc sống hàng ngày

Nghề chẻ đá tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Nghề chẻ đá rất nặng nhọc, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn lao động, thường chỉ dành cho những người đàn ông khỏe mạnh

Mưu sinh trong hiểm nguy 

Chúng tôi có mặt tại làng chẻ đá thị trấn Cô Tô (huyện Tri Tôn) trong cái nắng đầu mùa hè hừng hực như đổ lửa, nhưng hàng trăm lao động, trong đó có nhiều lao động nữ vẫn tất bật làm việc trong khói bụi mịt mù. Bên cạnh sông Cô Tô, là hàng chục chiếc tàu đang đợi hàng để xuất bến đi giao hàng ở khắp Đồng bằng sông Cửu Long.

Chị Neáng Xuon, dân tộc Khmer tâm sự: “Lao động mùa nắng tuy cực nhọc nhưng thu nhập khá hơn, bởi khi mưa dầm, mình phải căng lều bạt rồi vào trong lều chẻ đá, bất tiện lắm. Năm nay chủ cơ sở thuê mình làm nhiều hơn các năm trước do đơn đặt hàng rất nhiều”.

Theo lời chị Xuon, đàn ông hay phụ nữ đều có thể làm nghề chẻ đá. Nếu như đàn ông có lợi thế về sức khỏe thì đàn bà lại “nhỉnh” hơn về độ khéo léo khi xử lý những tảng đá “khó tính” đòi hỏi kỹ thuật cao. Về tiền công thì mỗi lao động được trả từ 300.000 đến 400.000 đồng/người/ngày, nếu tăng ca sẽ có thu nhập nhiều hơn. Chỉ riêng làng chẻ đá Cô Tô đã có hơn 100 lao động nữ làm việc mỗi ngày, đi cùng với rất nhiều nguy hiểm về tai nạn lao động, các bệnh lý về phổi, mắt, tai, xương khớp.

Một lao động nữ chẻ đá vùng biên giới Tri Tôn
Một lao động nữ chẻ đá vùng biên giới Tri Tôn

Chị Thị Sánh, ngụ tại xã Lương Phi, huyện Tri Tôn buồn bã kể: “Trước đây, chồng tôi làm nghề này và bị bụi đá bay vào mắt trái. Hồi đầu tưởng không sao nên cứ mua thuốc nhỏ, sau bệnh quá nặng đi lên TP. Long Xuyên khám, bác sĩ nói phải bỏ con mắt vì không thể cứu được. Vậy là phải bỏ nghề. Tôi lại thay thế “ổng” làm công việc này để có tiền trang trải cuộc sống gia đình và lo cho 2 đứa con đang học đại học ở Cần Thơ. Mình có đất đai gì đâu, chữ nghĩa không rành, thôi thì tới đâu hay đó!”.

Tại làng chẻ đá thị trấn Cô Tô, hộ làm nghề lâu nhất tại đây đã trên 60 năm, hộ ít nhất cũng trên 20 năm theo phương thức người đi trước hướng dẫn cho người đi sau. Đa phần chị em là người Chăm, Khmer từ các địa phương khác nhau đến đây lập nghiệp. Họ thường dựng lều bạt để ăn nghỉ cạnh các công trường để không phải mất thời gian đi lại và chấp nhận việc hít phải khói bụi suốt cả đêm ngày.

Cần có những giải pháp bảo vệ người lao động

Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện có rất nhiều người lao động, đặc biệt là nữ giới không được các chủ cơ sở mua bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động . Vì vậy, khi xảy ra tai nạn, thì đa phần người lao động phải gánh chịu một mình hoặc chỉ được chủ thuê hỗ trợ chút ít tiền.

Chị Thị Cha Ra, ngụ tại xã Núi Tô, huyện Tri Tôn kể: “Đa phần các chủ thuê lao động lách luật bằng cách thuê theo thời vụ, để không phải ký hợp đồng với người lao động. Nếu xảy ra tai nạn hay bệnh nghề nghiệp thì mình phải tự lo. Biết vậy là không công bằng nhưng nếu mình thắc mắc, có ý kiến là họ cho thôi việc ngay, mình lấy gì mà sống”.

Những sản phẩm đá xẻ tại một xưởng xẻ đá ở huyện Tri Tôn
Những sản phẩm đá xẻ tại một xưởng xẻ đá ở huyện Tri Tôn

Chị Cha Ra còn thông tin thêm, đã có hàng chục người bị hư mắt vì sạn đá vôi bay vào, một số khác bị máy cắt đá gây thương tật, nhẹ nhất cũng bị suy hô hấp vì bụi đá bám đầy phổi. Nghề này nếu trang bị đầy đủ kính chống bụi đá, khẩu trang, ủng, găng tay thì rất khó thao tác. Mà cũng chưa thấy cơ quan nào đến kiểm tra sức khỏe, bắt buộc chủ phải trang bị đầy đủ cho người lao động bao giờ.

Nhiều phụ nữ chẻ đá cho biết, hiện nay, nhiều máy móc hiện đại có thể cắt đá dễ dàng thay cho sức người, nhưng giá của những lưỡi cắt khá đắt, lại dễ gãy khi gặp đá cứng nên họ ít khi dùng đến. Xu hướng người mua lại rất thích mua những tảng đá trang trí, những bộ cột đá vôi có đường cắt chênh vênh không thẳng hàng, từ đó họ ưa chuộng những sản phẩm phải được chẻ, đục, đẽo bằng phương pháp thủ công. Đầu tiên phải chẻ chúng bằng các lưỡi cưa máy cho nhỏ ra, sau đó tiến hành đục, chẻ bằng nêm sắt theo kích thước đã định trước.

Xem ra việc chuyển đổi việc làm cho phụ nữ chẻ đá vùng biên giới của tỉnh An Giang vẫn còn lắm gian nan, đồng nghĩa họ vẫn đang “sống chung với đá” và chưa biết đến bao giờ mới không còn phải đối phó với bao hiểm họa đang rình rập, tiềm ẩn xung quanh.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kon Tum: Giới thiệu hơn 9.000 vị trí việc làm cho người lao động

Kon Tum: Giới thiệu hơn 9.000 vị trí việc làm cho người lao động

Sáng 16/5, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Tỉnh Đoàn Kon Tum và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Ngày việc làm năm 2024. Với hơn 9.000 vị trí việc làm trong nước và đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, đây là cơ hội để người lao động tiếp cận đầy đủ, kịp thời thông tin thị trường lao động và lựa chọn việc làm phù hợp.
Tin nổi bật trang chủ
Top 10 tỉnh, thành phố có kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu cả nước

Top 10 tỉnh, thành phố có kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu cả nước

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) vừa công bố Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2023. Đây là tài liệu chính thức của Bộ Công Thương về tình hình xuất nhập khẩu của từng nhóm mặt hàng, thị trường, tình hình tận dụng các cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do và công tác quản lý hoạt động xuất nhập khẩu.
Kiên Giang: Chính sách dân tộc góp phần bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển

Kiên Giang: Chính sách dân tộc góp phần bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển

Công tác Dân tộc - Như Tâm - 2 giờ trước
Kiên Giang xác định việc thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng. Theo đó, thành quả trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh, là “bằng chứng sống, sinh động”, khẳng định chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta trong việc bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển.
Để làng Aur vẫn vẹn nguyên muôn thủa

Để làng Aur vẫn vẹn nguyên muôn thủa

Phóng sự - Tiêu Dao - 2 giờ trước
Giữa bạt ngàn mây trắng, ngôi làng Aur của đồng bào Cơ Tu hiện ra nhỏ bé và thơ mộng. Cảm giác, chỉ cần một cái với tay là đã có thể chạm tới được trời cao. Qua trăm năm, ngôi làng ấy vẫn “nguyên bản” như thủa sơ khai, bất chấp sự đổi thay của thời gian...

"Hiến kế" để thành lập Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Du lịch - Ngọc Ánh - 2 giờ trước
Tại Tọa đàm “Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng – những cơ hội của tương lai”, nhiều chuyên gia văn hóa, bảo tàng, di sản và người dân làng cổ cùng bàn thảo, "hiến kế" để thành lập Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng. Tọa đàm do Ban Đại diện Nhân dân làng Bát Tràng phối hợp với Trung tâm Tinh hoa Làng nghề Việt tổ chức.
Quảng Nam: Thành lập Bảo tàng đa dạng sinh học cấp tỉnh đầu tiên cả nước

Quảng Nam: Thành lập Bảo tàng đa dạng sinh học cấp tỉnh đầu tiên cả nước

Xã hội - T.Nhân-H.Trường - 2 giờ trước
Tỉnh Quảng Nam vừa đưa vào hoạt động Bảo tàng đa dạng sinh học cấp tỉnh đầu tiên trong cả nước. Đây là hoạt động triển khai thực hiện Đề án tổ chức Năm phục hồi đa dạng sinh học Quốc gia - Quảng Nam 2024 - Chung sống hài hòa với thiên nhiên; đồng thời hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 2024 - “Hãy là một phần của Kế hoạch đa dạng sinh học” và Ngày Quốc tế Bảo tàng 2024 - “Bảo tàng vì giáo dục và nghiên cứu”.
Nam Giang (Quảng Nam): Chuẩn bị tổ chức Liên hoan cồng chiêng lần thứ VI

Nam Giang (Quảng Nam): Chuẩn bị tổ chức Liên hoan cồng chiêng lần thứ VI

Sắc màu 54 - T.Nhân - H.Trường - 2 giờ trước
UBND huyện Nam Giang (Quảng Nam) vừa thống nhất nội dung tổ chức Liên hoan “Âm vang cồng chiêng” lần thứ VI năm 2024.
Tin trong ngày - 15/5/2024

Tin trong ngày - 15/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 15/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Triển lãm ảnh với chủ đề “Cuộc sống đời thường của Bác Hồ”. Tăng diện tích trồng dược liệu quý tại vùng đồng bào DTTS và miền núi. Người cha nuôi của 200 trẻ em khó khăn. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Tổ chức chuỗi sự kiện du lịch Hè năm 2024

Bình Định: Tổ chức chuỗi sự kiện du lịch Hè năm 2024

Du lịch - T.Nhân - 3 giờ trước
Nhằm hưởng ứng Năm Du lịch Quốc gia 2024 và tiếp nối thành công của Tuần lễ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định năm 2024 (Amazing Binh Dinh Fest 2024); đẩy mạnh quảng bá thương hiệu du lịch Bình Định đến du khách trong và ngoài nước, UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch tổ chức chuỗi sự kiện du lịch Hè năm 2024.
Ngoại hạng Anh: Chiến thắng sát nút Newcastle, Man United chấm dứt mạch trận tồi tệ

Ngoại hạng Anh: Chiến thắng sát nút Newcastle, Man United chấm dứt mạch trận tồi tệ

Thể thao - Hoàng Minh - 3 giờ trước
Đá bù vòng 34 Ngoại hạng Anh, Newcastle đến làm khách trên sân nhà của Man United. Dù đã rất nỗ lực, nhưng đội khách vẫn phải nhận thất bại sát nút trước một Man United đang gặp nhiều khó khăn.
Kon Tum: Giới thiệu hơn 9.000 vị trí việc làm cho người lao động

Kon Tum: Giới thiệu hơn 9.000 vị trí việc làm cho người lao động

Xã hội - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Sáng 16/5, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Tỉnh Đoàn Kon Tum và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Ngày việc làm năm 2024. Với hơn 9.000 vị trí việc làm trong nước và đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, đây là cơ hội để người lao động tiếp cận đầy đủ, kịp thời thông tin thị trường lao động và lựa chọn việc làm phù hợp.
Ngoại hạng Anh: Chelsea có chuỗi 4 trận bất bại sau chiến thắng trước Brighton

Ngoại hạng Anh: Chelsea có chuỗi 4 trận bất bại sau chiến thắng trước Brighton

Thể thao - Hoàng Minh - 3 giờ trước
Chelsea đã vươn lên vị trí thứ 6 trên bảng xếp hạng sau khi đánh bại Brighton tại trận đá bù Vòng 34 Ngoại hạng Anh. Đây là chiến thắng thứ tư liên tiếp của Chelsea sau trận thua nặng nề Arsenal 0-5 ngày 24/4.
Đắk Lắk: Nhiều tập thể, cá nhân hiến tặng hiện vật văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Nhiều tập thể, cá nhân hiến tặng hiện vật văn hóa truyền thống

Sắc màu 54 - Lê Hường - 9 giờ trước
Ngày 15/5, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk tổ chức sinh hoạt chuyên đề năm 2024 “Tự soi, tự sửa trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn thị xã Buôn Hồ”.