Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhà dài truyền thống của người Ê Đê: Một công trình sáng tạo văn hóa

Trương Vui - 18:56, 22/04/2023

Tây Nguyên được biết đến là vùng đất chứa đựng kho tàng văn hóa phong phú đa dạng và đặc sắc. Trong đó, kiến trúc nhà dài của dân tộc Ê Đê được ví như là một công trình sáng tạo văn hóa độc đáo gắn liền với đời sống sinh hoạt, tín ngưỡng của các thế hệ người Ê Đê nơi xứ sở đại ngàn.

Ngôi nhà dài của dân tộc Ê Đê tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, được phục dựng trên cơ sở nhà của gia đình bà H’Đách Êban (người Êđê Kpạ) ở buôn Ky, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Ngôi nhà dài của dân tộc Ê Đê tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, được phục dựng trên cơ sở nhà của gia đình bà H’Đách Êban (người Êđê Kpạ) ở buôn Ky, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

Nhà dài - nghệ thuật tạo hình đặc sắc của người Ê Đê 

Từ bao đời, những ngôi nhà dài của người Ê Đê đã trở thành biểu tượng, là niềm tự hào của dân tộc về một không gian kiến trúc độc đáo. Bởi công trình này, minh chứng rõ ràng cho những sáng tạo khác biệt, đầy ấn tượng qua tài năng và nghệ thuật tạo hình tín ngưỡng của dân tộc.

Để dựng lên một ngôi nhà dài, người “nghệ nhân” phải thực hiện rất nhiều công đoạn, đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên trì. Từ việc chuẩn bị nguyên liệu chặt tre, chẻ nứa, đan vách, cắt cỏ tranh bện chặt để lợp mái… tất cả đều làm thủ công với những “bí quyết” riêng biệt, tạo nên một thiết kế kiên cố, vững chãi, kể cả khi được nối dài.

Ông Y Yôč Hmok (Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk), một trong những người thợ dày dặn kinh nghiệm trong xây dựng nhà dài cho biết, nhà dài của người Ê Đê có kết cấu kiểu nhà sàn thấp, gầm sàn chỉ cao khoảng hơn 1 m. Đáng chú ý là, nhà chỉ có vi cột, gồm cột dầm, quá giang. Người thợ khoét ngàm, đặt đôi xà dọc lên hàng cột cái và cột ốp vào nhau. Trên cùng là mái tranh lợp từng cụm, ngọn thả xuôi mái, gốc bẻ gập xuống, chất dày trên 20cm. Thiết kế độc đáo này, vừa giúp người dân Ê Đê sinh sống tránh thú dữ, thiên tai, vừa tạo nên sức bền dãi dầu qua năm tháng cho căn nhà dài.

Cũng theo ông Y Yôč Hmok, điều khiến người dân Ê Đê tự hào về ngôi nhà dài, chính là ở những sáng tạo văn hóa, tín ngưỡng dân tộc chứa đựng trong mỗi nếp nhà dài. Cách trang trí, thiết kế hình thù các con vật, hay những họa tiết trên cầu thang, trước hay trong nhà đều khéo léo khắc họa tượng trưng cho ước vọng cuộc sống bình yên, no đủ, hướng về cội nguồn. 

Những vạt đẽo vát từng bậc cầu thang từ dưới đất lên đến sàn nhà, với những con số lẻ mang ý nghĩa mong cầu may mắn, sinh sôi. Tất cả nhìn rất kỳ công nhưng lại được thực hiện hoàn toàn thủ công bằng rìu và những vật dụng truyền thống, gửi gắm những mong cầu của gia chủ.

Bên trong nhà dài, các thiết kế cũng được người  Ê Đê khéo léo sắp xếp. Từng chi tiết, từng cách bài trí đều thể hiện những dụng ý văn hóa độc đáo của người dân nơi đây. Nhà được chia thành 2 phần rõ rệt, là Gah và Ôk với những mục đích riêng biệt. 

Gah là nửa nhà đằng cửa chính, là không gian tiếp khách, họp bàn việc chung của cả gia đình, lễ cúng hoặc sinh hoạt diễn tấu cồng chiêng. Ôk là nơi đặt bếp, chỗ nấu ăn và là chỗ ở của các đôi vợ chồng. Ngay cả thiết kế cửa sổ bên hông ngôi nhà, chỉ cần nhìn vào, cũng biết trong ngôi nhà dài này có bao nhiêu phụ nữ đã lập gia đình, bao nhiêu chưa lập gia đình. Đây chính là điều tạo nên sự độc đáo, sáng tạo trong không gian kiến trúc nhà dài.

Họa tiết đôi bầu vú cân xứng trên chiếc cầu thang nhà dài, là chi tiết độc đáo khẳng định quyền lực của người phụ nữ trong văn hóa mẫu hệ.
Họa tiết đôi bầu vú cân xứng trên chiếc cầu thang nhà dài, là chi tiết độc đáo khẳng định quyền lực của người phụ nữ trong văn hóa mẫu hệ.

Dấu ấn của chế độ mẫu hệ

Nét đẹp của nhà dài Ê Đê, không chỉ ở lối kiến trúc độc đáo mà ý nghĩa của những ngôi nhà này mang dấu ấn đặc trưng của chế độ mẫu hệ. Bởi, theo truyền thống của người Ê Đê, người chủ của nhà dài chính là phụ nữ có vai vế lớn nhất trong gia tộc, là người làm chủ, trụ cột của gia đình. Đây cũng chính là người sẽ chặt nhát dao đầu tiên lên gỗ làm cầu thang, sau đó những người thợ mới được phép tiến hành đục đẽo, thực hiện các công đoạn tiếp theo.

Người  Ê Đê luôn quan niệm, cầu thang nhà dài có ý nghĩa rất quan trọng và linh thiêng, bởi đó là nơi đầu tiên mà những người khách đến nhà phải bước qua. Do vậy, nét đặc trưng rõ nét cho chế độ mẫu hệ, còn thể hiện ở họa tiết thiết kế, là hình ảnh đôi bầu vú căng tràn, cân xứng trên chiếc cầu thang, khẳng định quyền lực, uy quyền của người phụ nữ trong văn hóa mẫu hệ.

Theo ông Y Yôč Hmok, việc chạm khắc kết hợp họa tiết đôi bầu vú cùng hình ảnh vầng trăng khuyết, còn có ý nghĩa là biểu tượng cho lòng chung thủy, sự giàu có, thịnh vượng và sinh sôi. Thông qua đó, người dân Ê Đê muốn nhắc nhớ con cháu phải nhớ đến nguồn sữa đã nuôi dạy mình trưởng thành, ghi nhớ công lao của những người phụ nữ trong xây dựng và phát triển gia đình. Vì vậy, khi bước lên cầu thang vào nhà dài, việc vịn vào đôi bầu vú được coi là một hành động coi trọng văn hóa Ê Đê.

Nơi khởi nguồn cho sự sinh sôi, gắn kết

Theo tập tục lâu đời của người  Ê Đê, mỗi khi người con gái lấy chồng, ngôi nhà dài sẽ lại được nối dài để làm nơi ở cho đôi vợ chồng mới. Cứ như vậy, ngôi nhà dài chính là không gian sinh hoạt gắn bó của nhiều thế hệ, có khi là của cả một dòng họ. Chẳng thế mà không gian này, tự bao đời đã được người dân nơi đây ví như nơi khởi nguồn của sự phát triển, gửi gắm ước vọng cho những sinh sôi, nảy nở của cả gia tộc.

Từng chi tiết và cách bài trí bên trong nhà dài đều thể hiện dụng ý văn hóa độc đáo, gửi gắm ước vọng về sự sinh sôi, thịnh vượng.
Từng chi tiết và cách bài trí bên trong nhà dài đều thể hiện dụng ý văn hóa độc đáo, gửi gắm ước vọng về sự sinh sôi, thịnh vượng.

Cũng chính nơi đây, bao thế hệ trong đại gia đình gắn bó, đùm bọc, san sẻ cuộc sống chung. Trong ngôi nhà dài, đêm đêm cả đại gia đình cùng quây quần bên bếp lửa bập bùng. Chính trong không gian ấy, các lễ nghi, tập tục thiêng liêng, những giá trị văn hóa mang hồn cốt của dân tộc được thể hiện, được trao truyền trọn vẹn từ thế hệ này qua thế hệ khác. Không gian ấy, cũng giáo dục các thế hệ sau lòng hiếu nghĩa với tổ tiên, dù sống ở đâu thì cũng luôn hướng hình ảnh ngôi nhà dài, hình ảnh chiếc cầu thang tựa chiếc thuyền đang lướt sóng, để mãi khắc sâu công lao của tổ tiên, luôn trân trọng hướng về cội nguồn.

Việc gìn giữ nếp sống gia đình dưới cùng một mái nhà còn cho thấy, tính gắn kết, bền bỉ, chặt chẽ, tính cộng đồng luôn được đề cao trong đời sống của người Ê Đê.

Với những giá trị, sắc thái mang đậm ý nghĩa nhân văn của văn hóa truyền thống, nhà dài là niềm tự hào, là biểu tượng cho trí tưởng tượng độc đáo, sáng tạo trong văn hóa của người Ê Đê nói riêng và đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung. Đây cũng là công trình sáng tạo văn hóa độc đáo cần được trân trọng bảo tồn và tiếp tục duy trì cho các thế hệ mai sau.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Đổi thay ở Ea Kmút

Đổi thay ở Ea Kmút

Xã hội - Lê Hồng - 6 giờ trước
Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo sát sao của Huyện ủy, HĐND - UBND, các cấp, ngành, cùng sự đoàn kết, nỗ lực của toàn thể hệ thống chính trị và Nhân dân trong toàn xã Ea Kmút, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, các chỉ tiêu kế hoạch, nhiệm vụ đề ra được hoàn thành, đời sống Nhân dân ngày càng được nâng cao. Xã Ea Kmút (huyện Ea Kar, tỉnh Đăk Lăk) đã đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới và vinh dự đón Bằng công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới.
Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Pháp luật - Minh Nhật - 6 giờ trước
Ngày 10/5, Ban chỉ đạo 138 tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định đưa thị trấn Mađaguôi (huyện Đạ Huoai) và thị trấn Di Linh (huyện Di Linh) ra khỏi danh sách xã, phường, thị trấn trọng điểm phức tạp về trật tự, an toàn xã hội. Đây là 2 địa bàn được lựa chọn để chuyển hóa địa bàn trong năm 2023.
Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 6 giờ trước
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), các địa phương trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã và đang tích cực triển khai với nhiều giải pháp đồng bộ. Chương trình đã huy động sự vào cuộc, tạo sự thống nhất, đồng thuận của cả hệ thống chính trị và người dân.
Thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ DTTS tỉnh Quảng Bình

Thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ DTTS tỉnh Quảng Bình

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 6 giờ trước
Ngày 10/5, Ban Quản lý dự án Pháp ngữ (Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Quảng Bình) và Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Quảng Bình tổ chức hội thảo giới thiệu dự án “Cải thiện khả năng tiếp cận đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và trao quyền kinh tế, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ, nữ học sinh người DTTS Bru Vân Kiều xã Lâm Thủy, Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình”.
Quảng Nam: Đề nghị các địa phương phối hợp cung cấp thông tin về tình hình phát triển sâm Ngọc Linh

Quảng Nam: Đề nghị các địa phương phối hợp cung cấp thông tin về tình hình phát triển sâm Ngọc Linh

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 7 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản đề nghị các tỉnh, thành phố như: Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai, Kon Tum và Đà Nẵng phối hợp cung cấp thông tin về tình hình phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu để xây dựng trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.
Tin trong ngày - 10/5/2024

Tin trong ngày - 10/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 10/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”. Lào Cai siết chặt dịch vụ cho người nước ngoài thuê xe máy ở Sa Pa. Người gìn giữ và trao truyền nghệ thuật trình diễn múa Trống Đu của dân tộc Mường. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền

Bình Định: Hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền

Thể thao - PV - 7 giờ trước
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn vừa ký văn bản giao Sở Văn hoá và Thể thao (VH&TT) chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Tài chính, các ngành liên quan thống nhất đề xuất quy định nội dung và mức chi hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Đắk Lắk: Trao 9 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Đắk Lắk: Trao 9 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Xã hội - Lê Hường - 7 giờ trước
Ngày 10/5, Công an thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk phối hợp với UBND thị xã tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao nhà ở cho hộ nghèo, khó khăn về nhà ở, gia đình chính sách, đồng bào DTTS trên địa bàn thị xã.
Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Tin tức - Nguyệt Anh - 20:39, 10/05/2024
Cầu truyền hình "Làng Sen nuôi chí lớn" là chương trình nghệ thuật đặc biệt nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024) đã giúp thế hệ hôm nay và mai sau cảm nhận rõ nét, chân thực hơn về thời thơ ấu, những mảnh đất gắn bó với Bác cũng như sự hình thành nên bậc vĩ nhân, Danh nhân văn hóa thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh vô vàn kính yêu của dân tộc ta.
Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Sắc màu 54 - Ngọc Ánh - 20:31, 10/05/2024
Thông tin từ Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV sẽ diễn ra từ ngày 14-16/5/2024 tại Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc huyện A Lưới (thị trấn A Lưới, huyện A Lưới).
Vụ bánh mì chảo Cột Điện Quán ở Thái Bình: Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

Vụ bánh mì chảo Cột Điện Quán ở Thái Bình: Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

Xã hội - Minh Nhật - 20:30, 10/05/2024
Ban Quản trị chuỗi Bánh mì chảo Cột điện Quán thông báo đã đình chỉ vĩnh viễn hoạt động của cơ sở Cột Điện Quán ở Thái Bình, vì không tuân thủ các nội quy và yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.