Nằm hiền hòa dưới chân ngọn núi lửa hùng vĩ Chư Đăng Ya (huyện Chư Păh, Gia Lai), làng Gri đã làm mê mẩn biết bao du khách bởi cảnh đẹp huyền thoại cùng những giá trị đời sống, văn hóa đặc sắc của cộng đồng người Gia Rai nơi đây.
Dân tộc Gia Rai là một trong những cư dân sớm có mặt trên vùng đất Tây Nguyên. Người Gia Rai có nhiều nghề truyền thống độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng như thổ cẩm, nghề nấu rượu cần, hay như nghề đan lát truyền thống, tạo ra các sản phẩm sắc sảo, bền chắc như gùi, nia…, rất hữu ích trong cuộc sống hàng ngày.
Trong đời sống của người Gia Rai, việc báo hiếu cha mẹ có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ thể hiện qua cách cư xử với cha mẹ hàng ngày mà còn thể hiện bằng một nghi lễ trang trọng. Khi một cặp vợ chồng đã thành một gia đình nhỏ, ăn bếp riêng và có kinh tế ổn định, đôi vợ chồng sẽ làm lễ tạ ơn để tỏ lòng hiếu nghĩa với cha mẹ.
Mô hình “Dòng họ Rmah tự quản” ở xã Ia Ma Rơn, huyện Ia Pa (Gia Lai) đã góp phần giữ gìn an ninh trật tự tại địa phương và được chính quyền địa phương nhân rộng.
Chuyến thực tập vùng Tây Nguyên đã hoàn thành khi mùa Xuân đang về, tôi rời phố núi Pleiku, tìm về ký ức tuổi thơ đã cất dấu hơn hai mươi năm. Đèo Mang Yang - nơi được mệnh danh là “Cổng trời” theo ngữ nghĩa người Gia Rai cũng như các “phượt thủ”…
Krông Pa là huyện nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Gia Lai. Vùng đất này là cái nôi văn hóa của người Gia Rai xưa, là nơi còn lưu giữ kho tàng văn hóa nghệ thuật dân gian phong phú. Trong đó, có văn hóa vật thể, thể hiện qua những nhà sàn dài của đồng bào dân tộc Gia Rai.
Kinh tế -
Thùy Dung -
13:50, 30/09/2020 Hình ảnh những người phụ nữ nô nức rủ nhau, đưa nông sản của mình về nhà ông Plunh ở làng Ngó, phường Trà Bá, TP. Pleiku (Gia Lai) để chuẩn bị cho buổi chợ chiều đã trở thành bức tranh đặc sắc về đời sống người Gia Rai nơi đây. Chợ làng trong phố của bà con chỉ với những bó rau trong vườn nhà, con cá đánh bắt được. Từ ngày có chợ, có thu nhập nên đời sống của nhiều người dân đã được cải thiện.
Trải qua bao thăng trầm của cuộc sống cùng sự phát triển của xã hội, nhiều hộ dân người Gia Rai ở làng Kleng (thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy) vẫn gìn giữ được bản sắc riêng, sống và sinh hoạt trong những ngôi nhà sàn truyền thống của dân tộc mình. Xen kẽ với những ngôi nhà được xây dựng kiên cố bằng gạch và xi măng là những ngôi nhà sàn được làm bằng gỗ theo lối kiến trúc truyền thống của người Gia Rai góp phần tô đẹp thêm cho ngôi làng.
Dưới bóng mát của những cây cổ thụ trong khuôn viên nhà rông làng Lút (xã Ya Tăng, huyện Sa Thầy), những người đàn ông Gia Rai lớn tuổi say sưa truyền dạy cồng chiêng cho trẻ em trong làng. Đây là lớp truyền dạy cồng chiêng mà người dân làng Lút thường tổ chức vào dịp hè hàng năm cho thế hệ con cháu của mình. Nhờ đó, nhiều nét văn hóa truyền thống của người Gia Rai được bảo tồn và phát huy.