Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Ký ức mùa Xuân nơi “Cổng trời”

Bá Nha - 08:00, 12/02/2021

Chuyến thực tập vùng Tây Nguyên đã hoàn thành khi mùa Xuân đang về, tôi rời phố núi Pleiku, tìm về ký ức tuổi thơ đã cất dấu hơn hai mươi năm. Đèo Mang Yang - nơi được mệnh danh là “Cổng trời” theo ngữ nghĩa người Gia Rai cũng như các “phượt thủ”…

Đèo Mang Yang còn có tên gọi khác là Cổng trời
Đèo Mang Yang còn có tên gọi khác là Cổng trời

Trong ký ức tuổi thơ tôi là những ngày rong ruổi chăn bò, hái măng, gánh củi, bẻ đót. Những triền đồi cỏ thoai thoải, xanh mướt và nhấp nhô gợn sóng bởi gió ngàn. Len trong hoa, cỏ và đá, sỏi là những cội rễ cây khô nhô lên. Qua không biết bao nhiêu mùa bằng lăng tím nở, những cội khô nằm trơ trọi dưới tác động của mưa, nắng. Gió làm cỏ va chạm, mài mòn, cọ giũa thành những tác phẩm nghệ thuật gỗ lũa độc đáo giữa thảo nguyên xanh mà không hề có bàn tay nào của con người tạc tạo.

Tuổi thơ của chúng tôi những thập niên tám mươi không Game chat như bây giờ, quà bánh cũng không nhiều. Những buổi chăn bò trên đồi cao, chúng tôi hái quả rừng chín mọng ăn chơi như chà là, dâu đất, táo rừng, cò ke,… và chơi trò đánh dụ quay, trốn tìm, đá gà bằng cỏ…

Giữa không gian xanh bao la như bất tận, chẳng thấy chân trời, những làn mây như muốn sà xuống đỉnh đèo. Tôi đi trong màn mây mù đặc bồng bềnh giăng lối tựa hồ như đang lạc chốn thiên cung. Từ lòng đất mẹ, hơi nước sau những trận mưa mà người địa phương quen gọi là khói đá. Chiều Xuân, những đàn én liệng nhào, những con ong cần mẫn tìm mật, tôi hồn nhiên giữa thảo nguyên xanh.

Tôi bâng khuâng đưa tay hứng những hạt mưa Xuân buôn buốt miền thực tại. Tôi nép mình bên những tảng đá sừng sững mà ngày xưa “lũ chăn bò” chúng tôi trèo lên hóng gió, dõi mắt tìm bò lạc. Những tảng đá, người ta bảo đó là đá sống. Nó có thể lớn và thay đổi hình dạng vẹn nguyên hoặc nứt đôi. Sau hai mươi năm trở lại, “Cụ Đá” đã cao lớn như mái nhà.

Cồng chiêng luôn gắn bó mật thiết với đời sống của đồng bào Gia Rai ở Tây Nguyên
Cồng chiêng luôn gắn bó mật thiết với đời sống của đồng bào Gia Rai ở Tây Nguyên

Lần giở nhật ký và quay ngược dòng quá khứ, từ tuổi lên mười đến tuổi mười lăm tôi gắn bó với rừng, với những con suối. Hồi ấy, lũ trẻ trong làng “phong” cho tôi là “Nguyên soái” của “tổng đoàn quân” là đàn bò của cả làng. Ngoài giờ học hay cuối tuần, tôi giúp ba mẹ lùa đàn bò của nhà mình với hai mươi chín con lên núi Ông Ri thả rông. Đây là dải núi liên hoàn với Đèo Mang Yang cách xa dân có đến gần 10km nên chỉ có rừng và đồng cỏ tranh, cỏ lông chồn, cỏ tự nhiên… Tôi vốn là đứa trẻ chịu khó và chăm chỉ nên được các bác lão nông và lũ trẻ lùa đàn, nhập đàn tháp tùng, thành ra tổng đàn bò lên đến cả trăm con.

Vào những ngày giáp Tết, tôi trông hộ đàn bò để cho các bác trong làng về đi tảo mộ, đi tất niên, lau chùi đèn đồng, đi lặt lá mai, đi sắm mâm cỗ… Tôi đảm nhận công việc điều hướng cho đàn bò gặm cỏ ở thung lũng bằng những hiệu lệnh quen thuộc như: “Dí” (đánh qua trái), “thá” (đánh qua phải) hoặc “đi”, “thẳng”, “nhanh”, “dốc”... Bọn chúng nghe được tiếng tôi la, hét hay vểnh vểnh tai, chạy cong đuôi. Và khi cả đàn ăn yên ả, tôi vuốt ve mỗm, tráng còn phập phồng hoa trinh nữ của những chú bê non nghịch ngợm.

Một lễ hội của đồng bào Gia Rai ở Tây Nguyên
Một lễ hội của đồng bào Gia Rai ở Tây Nguyên

Tôi nhớ những buổi chiều tà, tôi “ọ” và “bê, bê” chúng lại để báo hiệu tụ đàn lại. Dứt tín hiệu, tôi leo lên tảng đá đếm một lượt rồi xuống núi. Vậy đó, hồi ấy rừng còn nhiều, đất đồi mênh mông, những thảm cỏ bao la như dải lụa siêu to khổng lồ dù cả hàng trăm con bò của cả xã H’Ra cũng không gặm hết.

Tết nào cũng vậy, làng tôi lại lùa đàn bò lên đèo thả rông, cho chúng ăn Tết ở “Cổng trời”. Chúng khôn lắm, tranh thủ gặm lúc nắng hanh và tìm vách đá, tán cây trú ẩn khi có những cơn mưa nặng hạt. Có những năm, những con bò mẹ sinh con trên đồi cỏ. Tháng Giêng, chúng tôi lên thăm đàn đã thấy những chú bê non mũm mĩm nô đùa, mớm sữa trong nắng Xuân mai. Sức sống ở “Cổng trời” những mùa Xuân xưa là vậy.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Trải qua những năm tháng khó khăn, bất ổn, được sự quan tâm chăm lo đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước; tinh thần trách nhiệm của các cấp, lực lượng chức năng... diện mạo cơ sở hạ tầng, đời sống của đồng bào DTTS ở những bản làng vùng biên giới nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc hôm nay đã và đang ngày càng khởi sắc.
Tin nổi bật trang chủ
Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Tin tức - PV - 1 giờ trước
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thời sự - BDT - 8 giờ trước
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.
Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Thời sự - PV - 19:10, 28/04/2024
Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B) - hai dự án thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, nâng tổng chiều dài đường cao tốc trên cả nước vượt mốc hơn 2.000 km.
Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thời sự - PV - 16:25, 28/04/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm hỏi người dân; kiểm tra Dự án thủy lợi Tân Mỹ và chỉ đạo công tác phòng, chống hạn hán tại tỉnh Ninh Thuận giữa trưa trời nắng hơn 40 độ C.
Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Xã hội - Thanh Hải - 14:35, 28/04/2024
Cứ mỗi lần đứng trước những kỷ vật, di vật gắn liền với người lính nơi trận mạc, lòng tôi lại trào dâng bao cảm xúc. Và tôi gọi đó là những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thời sự - PV - 11:05, 28/04/2024
Sáng 28/4, tại Tp. Phan Rang - Tháp Chàm, nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng tỉnh Ninh Thuận (16/4/1975 - 16/4/2024) và Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận với chủ đề “Ninh Thuận - Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt”.
Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Du lịch - Minh Nhật - 10:00, 28/04/2024
Tối 27/4, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Tuyên Quang, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Năm du lịch tỉnh Tuyên Quang 2024. Tham dự Lễ khai mạc có các vị lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang; lãnh đạo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố: Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Ninh Bình, Hà Giang, Lạng Sơn cùng đông đảo Nhân dân và du khách thập phương.
Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Du lịch - Trần Mạnh Tuấn - 08:50, 28/04/2024
Sau gần một thế kỷ giải phóng, xây dựng và phát triển, từ mảnh đất được coi là “địa ngục trần gian” của thế kỷ XX, Côn Đảo đã trở thành “thiên đường du lịch” giàu có, là điểm đến linh thiêng của khách thập phương trên toàn thế giới.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 08:43, 28/04/2024
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 08:25, 28/04/2024
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.