Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nguồn nước và sự phát triển vùng DTTS và miền núi: Thiếu nước, hồ chứa “hụt” công năng (Bài 3)

Sỹ Hào - CĐ - 16:23, 29/07/2021

Hệ thống hồ, đập có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội, vừa cung cấp nước uống, nước tưới tiêu, tạo năng lượng thủy điện, đồng thời cắt lũ, giải hạn,… Tuy nhiên, dưới tác động của biến đổi khí hậu, nguồn nước không đều nền hệ thống “kho chứa nước” này chưa phát huy hết công năng, kèm theo đó là những hệ lụy về sinh kế cho người dân, nhất là ở khu vực miền núi.

Tình hình thiếu đói vẫn diễn ra ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid – 19 diễn biến phức tạp như hiện nay (Ảnh minh họa)
Tình hình thiếu đói vẫn diễn ra ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid – 19 diễn biến phức tạp như hiện nay (Ảnh minh họa)

Nguy cơ sông cạn, hồ kiệt

Hồ Ea Súp Thượng (huyện Ea Súp) là một trong những công trình thủy lợi quan trọng được đầu tư để “giải hạn” cho vùng khô nóng nhất của tỉnh Đắk Lắk. Công trình này được đưa vào vận hành tháng 4/2005; dung tích thiết kế (DTTK) đạt 146 triệu m3, bảo đảm cung cấp nước sinh hoạt cho hơn 20 nghìn hộ dân và tưới tiêu cho 9.500 ha tại huyện Ea Súp; tổng vốn đầu tư hơn 200 tỷ đồng (tại thời điểm công trình được phê duyệt năm 2001).

Còn nhớ, mùa mưa năm 2007, do mưa lớn kéo dài, nước trong hồ Ea Súp Thượng chạm ngưỡng cao trình đập là 217,58m. Sau đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cơ quan chủ quản của hồ Ea Súp Thượng) đã yêu cầu, năm 2008 chỉ cho phép hồ được tích nước ở mức 213,5m so với thiết kế.

Nhưng năm 2007 là một trong những lần hiếm hoi hồ Ea Sup Thượng có điều kiện để tích đủ nước theo đúng thiết kế. Những năm gần đây, hồ luôn thiếu nước trầm trọng; ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của hàng chục nghìn hộ dân ở vùng biên giới Ea Súp.

Mùa hạn thiếu nước, còn vào mùa mưa, các hồ chứa thường xuyên đối diện với sự cố khi lũ về. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ năm 2010 đến nay, cả nước đã xảy ra 70 sự cố đập, hồ chứa. Trong đó, năm 2017 xảy ra nhiều nhất với 23 sự cố, năm 2018 có 12 sự cố, năm 2019 có 11 sự cố. Gần đây nhất, ngày 28/5/2020, xảy ra sự cố vỡ hồ Đầm Thìn, Phú Thọ ảnh hưởng đến an toàn công trình và vùng hạ du.

Ngay giữa mùa mưa năm 2020, tại thời điểm cuối tháng 5, hồ Ea Súp Thượng chỉ tích được khoảng 13% nước so với dung tích thiết kế. Đến mùa mưa năm nay, ngay giữa tháng 7, mực nước của hồ Ea Súp Thượng cũng rất thấp.

Không chỉ hồ Ea Súp Thượng ở tỉnh Đắk Lắk mà hầu hết các hồ, đập thủy lợi trên địa bàn cả nước hiện đang thiếu hụt nguồn nước nghiêm trọng. Theo báo cáo công tác trực ban phòng chống thiên tai (PCTT) ngày 6/8/2021 của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về PCTT (gọi tắt là Văn phòng thường trực PCTT), cả nước hiện có 6.750 hồ thủy lợi; mực nước các hồ ở mức thấp, dung tích trung bình đạt từ 22 - 72% DTTK.

Trong đó, khu vực Bắc bộ có tổng số 2.543 hồ, dung tích trung bình đạt 57% DTTK; Bắc Trung Bộ có tổng số 2.323 hồ, dung tích trung bình đạt từ 23 - 60% DTTK; Nam bộ có tổng số 121 hồ, dung tích trung bình đạt từ 44 - 45% DTTK; Tây Nguyên có tổng số 1.246 hồ, dung tích trung bình đạt từ 36 - 72% DTTK. Thấp nhất là khu vực Nam Trung Bộ (tổng số 517 hồ), dung tích trung bình chỉ đạt từ 22 - 48% DTTK.

Nguồn nước tại các hồ thủy lợi trên địa bàn cả nước ở mức thấp là do diễn biến nắng nóng kéo dài nhiều ngày, trên diện rộng. Riêng khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ, từ đầu tháng 8 đến ngày 7/8/2021, cả hai khu vực này có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35 - 38oC, có nơi trên 39oC.

Cũng thời gian này 1 năm trước, theo báo cáo nhanh ngày 6/8/2020 của Văn phòng thường trực PCTT, hầu hết các hồ thủy lợi ở khu vực Bắc Bộ cơ bản tích đủ nước so với DTTK. Còn các hồ ở Tây Nguyên đạt 40 - 70% DTTK; riêng khu vực Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ chỉ đạt khoảng 19 - 53% DTTK.

Điều này phù hợp với tình hình mưa tại thời điểm đó. Báo cáo nhanh của Văn phòng thường trực PCTT cho thấy, từ đêm mồng 5 đến hết ngày 6/8/2020, các khu vực trên cả nước có mưa vừa, mưa to đến rất to; riêng khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có tổng lượng mưa phổ biến từ 100 - 200mm.

Tác động đến mục tiêu an sinh

Không chỉ hồ thủy lợi mà các hồ thủy điện trên cả nước cũng đang ở mức nước rất thấp so với cùng thời điểm này năm 2020. Theo báo cáo nhanh của Văn phòng thường trực PCTT, tại thời điểm ngày 6/8/2021, các hồ chứa thủy điện trên hệ thống sông Hồng, mức nước đang ở mức thấp so với mực nước cho phép.

Hồ Vụ Bổn (huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk) ở mức nước chết giữa tháng 7/2021 (Ảnh TL)
Hồ Vụ Bổn (huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk) ở mức nước chết giữa tháng 7/2021 (Ảnh TL)

Đáng chú ý, đối với các lưu vực miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, mặc dù hiện có 5/10 lưu vực đang trong thời gian mùa lũ, nhưng lưu lượng về các hồ ở mức thấp, dao động từ 2 - 504m3/s. Hiện nay, dung tích các hồ đạt khoảng 30 - 70% DTTK. Còn tại thời điểm này năm ngoái, các hồ thủy điện hầu hết đều chỉ dưới mức cho phép; thậm chí có 57 hồ thủy điện đã phải xả tràn.

Hồ thủy điện không đủ nước kéo theo vùng hạ du các con sông hiện đang ở mức rất thấp so với cùng kỳ năm trước. Báo cáo của Văn phòng thường trực PCTT cho thấy, cách đây 1 năm, ngày 8/8/2020, mực nước trên sông Hồng tại Hà Nội là 4,00m; mực nước trên sông Thái Bình tại Phả Lại ở mức 2,30m.

Nhưng tại thời điểm sáng 7/8/2021, mực nước trên sông Hồng tại Hà Nội chỉ đạt 1,92m; sông Thái Bình tại Phả Lại là 0,55m. Đến sáng ngày 8/8/2021, mực nước tại Hà Nội cũng chỉ ở mức 2,05m; mực nước sông Thái Bình tại Phả Lại ở mức 1,45m.

Cùng với hạn hán, trong 6 tháng đầu năm 2021, nhiều loại hình thiên tai đã xảy ra ở vùng DTTS và miền núi. Theo Báo cáo số 1039/BC-UBDT, ngày 28/7/2021 của Ủy ban Dân tộc, 6 tháng đầu năm, toàn vùng xảy ra 17 trận động đất nhẹ, 32 trận mưa đá, dông lốc; 5 đợt không khí lạnh, trong đó có đợt rét đậm, rét hại diễn ra từ 7 – 13/1/2021; 4 trận mưa lớn, lũ cục bộ, trong đó có 1 trận lũ quét tại Lào Cai và 8 vụ sạt lở bờ sông.

Vào tháng 5, tháng 6 hằng năm là thời điểm quan trọng đối với năng suất của vụ lúa Hè Thu; đồng thời giữa tháng 7 là thời điểm gieo cấy vụ lúa Mùa. Đây là hai vụ lúa có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, góp phần ổn định xã hội, nâng cao đời sống người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Nhưng do hạn hán, thiếu nguồn nước tưới tiêu nên những năm gần đây, vụ lúa Hè Thu và vụ Mùa đang giảm dần cả về diện tích lẫn sản lượng. Như năm 2020, theo số liệu của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), diện tích vụ Hè Thu đã giảm 64,5 nghìn ha, kéo theo sản lượng giảm 205,4 nghìn tấn so với vụ lúa năm 2019.

Hạn hạn tuy chưa ảnh hưởng tới an ninh lương thực khi năng suất lúa đã được cải thiện nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật, nhưng cũng làm cho cuộc chiến xóa đói giảm nghèo càng khó khăn hơn, nhất là ở vùng DTTS và miền núi. Đặc biệt, từ năm 2020 đến nay, dưới tác động của đại dịch Covid-19, tình hình thiếu đói đang tạo áp lực lên việc thực hiện mục tiêu an sinh xã hội ở vùng DTTS và miền núi.

Số liệu của Ủy ban Dân tộc đưa ra tại Phiên họp tham gia thẩm tra kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi của Hội đồng Dân tộc ngày 2/7/2021 cho thấy, trong 6 tháng đầu năm, Bộ Tài chính đã xuất cấp 393 tấn gạo cho 8 tỉnh (Sơn La, Lạng Sơn, Lai Châu, Điện Biên, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Nam, Quảng Bình) để cứu đói. Trước đó, 6 tháng đầu năm 2020, 18 tỉnh vùng DTTS và miền núi cũng đã được cấp hơn 13.488 tấn gạo cứu đói.

Dẫn chứng trên cho thấy, việc thiếu hụt nguồn nước đã và đang đe dọa đến sự phát triển bền vững của vùng đồng bào DTTS và miền núi nói riêng, của cả nước nói chung. Đồng thời cũng tạo áp lực lớn cho việc triển khai các chính sách đầu tư, hỗ trợ cho vùng đồng bào DTTS và miền núi trong thời gian tới.

Báo Dân tộc và Phát triển sẽ phản ánh nội dung này trong kỳ báo tiếp theo.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Xây dựng nông thôn mới ở miền núi Quảng Ninh: Sức bật từ Nghị quyết 06

Xây dựng nông thôn mới ở miền núi Quảng Ninh: Sức bật từ Nghị quyết 06

Cách đây 3 năm, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Nghị quyết 06-NQ/TU, ngày 17/5/2021 về phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng – an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 (Nghị quyết 06). Với nguồn lực được ưu tiên, nhiều cách làm sáng tạo, việc triển khai Nghị quyết 06 đã tạo sức bật cho những địa bàn khó khăn của tỉnh, nhất là trong xây dựng nông thôn mới.
Tin nổi bật trang chủ
Giữ được rừng không ai khác chính là Nhân dân

Giữ được rừng không ai khác chính là Nhân dân

Kinh tế - Vũ Đăng Bút - 17:19, 05/05/2024
Giữ được rừng, không ai khác, chính là Nhân dân. Những cánh rừng được bảo vệ tốt, chỉ khi nào lợi ích của kinh tế rừng gắn liền với đời sống của mỗi hộ gia đình. Đó là những gì mà chúng tôi đã ghi nhận được ở tỉnh miền núi cực Bắc Hà Giang đã ngút ngàn màu xanh của rừng...
Thủ tướng: 5 cụm từ khóa để Đông Nam Bộ tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc”

Thủ tướng: 5 cụm từ khóa để Đông Nam Bộ tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc”

Thời sự - PV - 14:45, 05/05/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh 5 cụm “từ khóa” trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp điều phối phát triển vùng Đông Nam Bộ là “tăng tốc, đột phá, tiên phong, liên kết chặt chẽ, thực chất và hiệu quả” để khu vực này tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc” về phát triển kinh tế-xã hội, với khí thế mới, cách làm mới, tư duy, phương pháp luận mới và cách tổ chức thực hiện mới.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng và cựu chiến binh tại Kon Tum

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng và cựu chiến binh tại Kon Tum

Thời sự - PV - 12:45, 05/05/2024
Sáng 5/5, tại tỉnh Kon Tum, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác đến thăm, động viên, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng Đặng Thị Thu và cựu chiến binh Trần Đình Thị, tại địa bàn phường Duy Tân, thành phố Kon Tum.
Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - PV - 12:10, 05/05/2024
Sáng 5/5, tại sân vận động Tp. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Ban chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023 - 2025 tổ chức Tổng duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Người truyền dạy tri thức dân tộc Dao ở vùng cao Bát Xát

Người truyền dạy tri thức dân tộc Dao ở vùng cao Bát Xát

Chính sách dân tộc - Phạm Chiến - 08:05, 05/05/2024
Ông Vàng Duần Phù, sinh năm 1971, dân tộc Dao, được biết đến là người thầy dạy chữ, dạy những đạo lý tốt đẹp cho lớp thanh niên trong cộng đồng dân tộc Dao đỏ ở xã Dền Sáng, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Ông được bầu là Người có uy tín với những đóng góp trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc Dao.
Tin trong ngày - 3/5/2024

Tin trong ngày - 3/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”. Số người ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai tăng lên 469 trường hợp, 5 ca nặng. Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân - Niềm tự hào của người Si La. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Điểm du lịch cộng đồng Khuổi Khon và dấu ấn của Người có uy tín

Điểm du lịch cộng đồng Khuổi Khon và dấu ấn của Người có uy tín

Người có uy tín - Thuận Thanh - 07:25, 05/05/2024
“Năm nay, bà con trong xóm Khuổi Khon được Nhà nước quan tâm làm đường bê tông vào tận bản, hỗ trợ, hướng dẫn nhiều cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao hơn, đời sống không còn khó khăn như trước nữa. Bà con phấn khởi lắm”, ông Chi Viết Hải, dân tộc Lô Lô, Người có uy tín xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng phấn khởi thông tin.
Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Phóng sự - Phạm Tiến - 06:55, 05/05/2024
Sau 4 năm triển khai, nội dung hỗ trợ nhà ở tại Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719 thực sự đã trở thành cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná. Ở các tỉnh Bắc Trung bộ, hàng ngàn hộ đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đã “an cư” trong những ngôi nhà mới đủ tiêu chuẩn “3 cứng”.
Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín - Thanh Thuận - 06:30, 05/05/2024
Những năm qua, ý thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ biên giới, già làng Giàng Chợ Sộng (tên thường gọi là Sộng Câu), Người có uy tín bản Pu Hao, xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La đã gương mẫu đi đầu, đồng thời, vận động người dân tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ đường biên, cột mốc, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hóa mới…
Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Người có uy tín - Ngọc Lê - 18:45, 04/05/2024
Trong một thời gian dài, dường như có một sự mặc định ngầm, Người có uy tín phải là những người cao niên, với độ tuổi từ 60 trở lên. Nhưng những năm gần đầy, lực lượng quần chúng đặc biệt này đang dần được trẻ hóa. Cùng với những “cây cao bóng cả” trong đồng bào DTTS, đội ngũ Người có uy tín trẻ đã và đang phát huy được vai trò của mình trong các phong trào ở cơ sở.
Nhiều họat động chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhiều họat động chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - Ngọc Ánh - 18:25, 04/05/2024
Chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tại tỉnh Điện Biên và TP. Hà Nội diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng bộ, các tầng lớp Nhân dân, lực lượng vũ trang và thế hệ trẻ về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ.