Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghệ thuật tạo hình và sắc màu tinh tế trên thổ cẩm của người Ê Đê

Hoàng Hà Thế - 15:43, 19/08/2021

Tỉnh Phú Yên có gần 25.000 người Ê Đê sinh sống, tập trung nhiều nhất là ở huyện miền núi Sông Hinh. Đồng bào Ê Đê có nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú, đặc sắc, đặc biệt là nghệ thuật tạo hình hoa văn trên vải (thổ cẩm).

Họa tiết trên trang phục thiếu nữ Ê Đê ở buôn La Diêm, thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh (Phú Yên)
Thiếu nữ Ê Đê ở buôn La Diêm, thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh (Phú Yên) trong trang phục truyền thống

Sáng tạo từ cuộc sống

Nguyên liệu dệt tấm thổ cẩm của người Ê Đê là cây bông (tiếng Ê Đê gọi là blang). Quả bông đem về bóc vỏ, lấy phần ruột và phơi. Sau đó tách hạt, bật cho bông tơi ra rồi xe lại thành những con bông, từ con bông lại kéo thành sợi chỉ thô (sợi chưa qua công đoạn nhuộm).

Ngày xưa, sắc màu thổ cẩm của người Ê Đê có hai tông màu chủ đạo: Đen và đỏ. Ngày nay, có 5 màu cơ bản, theo tiếng của Ê Đê là: Hrah (đỏ), yadu (đen), cakni (vàng), apiek (xanh) và kỗ (trắng). Để tạo ra sắc màu trên tấm thổ cẩm, người phụ nữ Ê Đê đã tìm nguyên liệu từ các loại lá, rễ cây rừng.

Người Ê Đê vào rừng hái lá krum già để chuẩn bị thuốc nhuộm. Đồng bào phơi vỏ ốc suối thật khô, nung lên, ngâm thành vôi rồi trộn với nước lá krum. Sợi nhuộm từ hỗn hợp nước lá - vôi ốc sẽ có màu xanh. Nếu thêm vào hỗn hợp trên nước lá knung giã nhỏ, nấu với rễ cây chàm sẽ cho ra màu đen, rất bền màu.

Họa tiết trên trang phục thiếu nữ Ê Đê ở buôn Kít, xã Sông Hinh, huyện Sông Hinh
Họa tiết trên trang phục thiếu nữ Ê Đê ở buôn Kít, xã Sông Hinh, huyện Sông Hinh

Màu đỏ được tạo từ loại vỏ cây krung già giã ra, nấu lên. Màu đỏ không tươi, chỉ đậm hơn màu đất nung một chút. Sản phẩm dệt màu đỏ được coi trọng hơn hết. Màu vàng được nhuộm từ củ nghệ. Người Ê Đê chọn những củ già, mài nhỏ hoặc cho vào cối giã rồi vắt nước để nhuộm. Khi phơi sợi, đồng bào sử dụng một chiếc bàn chải (kruamrai), chải dọc theo cuộn sợi để gỡ sạch các vụn màu, vỏ cây.

Việc tạo hoa văn đòi hỏi người dệt phải nắm bắt ý đồ từ khi mắc sợi. Mỗi loại hoa văn có sợi dọc, sợi ngang khác nhau (dựa vào kỹ thuật nâng và hạ sợi ở khung dệt). Thông thường trên một khổ vải rộng khoảng 0,9 m, người Ê Đê tạo những đường viền (diềm) nhỏ ở hai đầu biên vải. Phần hoa văn chính tập trung cách biên một chút, rộng khoảng 20 - 30cm và một số đường trang trí nhỏ chạy giữa thân vải.

Nền thổ cẩm người Ê Đê là màu đen hoặc chàm sẫm không sáng và sặc sỡ như thổ  cẩm của các tộc thiểu số khác. Sự phối màu giữa đỏ và đen, đỏ với chàm sẫm hoặc đen phối với vàng… đã tạo nên những hoa văn bắt mắt.

Dải hoa văn chiếm diện tích từ 1/4 đến 1/3 bề mặt tấm thổ cẩm, gồm những chuỗi họa tiết: Cỏ, cây, hoa, lá, chim muông, cầm thú… được cách điệu dưới dạng hình học như: hình tam giác, hình chữ nhật, hình thoi, hình mũi tên, đường gấp khúc, 2 đường thẳng song song. 

Họa tiết trên trang phục thiếu nữ và thanh niên Ê Đê ở buôn Thống Nhất, xã Ea Chà Rang huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên
Họa tiết trên trang phục thiếu nữ và thanh niên Ê Đê ở buôn Thống Nhất, xã Ea Chà Rang huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên

Bà Tun Thảo, (85 tuổi, nghệ nhân người Ê Đê ở buôn Lê Diêm, thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh) cho biết: “Dệt được một tấm thổ cẩm để may chiếc váy, áo, khố, mền… người phụ nữ Ê Đê phải làm trong 4 tháng. Cũng có thể kéo dài hơn vì tuỳ thuộc vào kích thước và các hoa văn của tấm vải. Vì vậy, trước khi dệt, người phụ nữ Ê Đê đã có ý tưởng sắp xếp họa tiết trong đầu, để khi bắt tay vào dệt, các hoa văn được bố trí hài hòa, cân xứng”.

Bảo tồn và phát triển

Dệt thổ cẩm không chỉ là một nghề mưu sinh mà còn là nét đẹp truyền thống, bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Ê Đê. Màu sắc, hoa văn trên thổ cẩm càng đẹp, càng tỉ mỉ và sắc sảo thì càng chứng tỏ giá trị tay nghề cao của người phụ nữ Ê Đê.

Thường thì mùa màng thu hoạch xong là lúc phụ nữ Ê Đê luôn dành nhiều thời gian hơn để dệt thổ cẩm. Bà Lát (66 tuổi ở buôn Bá, xã Ea Bá, huyện Sông Hinh) là người dệt thổ cẩm giỏi nhất trong buôn. Bà Lát chia sẻ: “Từ nhỏ, tôi được mẹ dạy cho cách xoe vải, nhuộm màu, dệt túi vải, khăn... rồi khó dần lên là dệt chăn, quần áo truyền thống. Cứ như vậy, tôi thành thạo nghề và gìn giữ cho đến bây giờ”.

Phụ nữ Ê Đê tham gia Hội thi dệt thổ cẩm ở thôn Xây Dựng, xã Suối Trai, huyện Sơn Hòa
Phụ nữ Ê Đê tham gia Hội thi dệt thổ cẩm ở thôn Xây Dựng, xã Suối Trai, huyện Sơn Hòa

Còn ở thôn Xây Dựng, xã Suối Trai (huyện Sơn Hòa) đã thành lập CLB dệt thổ cẩm (ngày 21/10/2020) với 24 thành viên. Đây là nơi các thành viên học tập, chia sẻ kinh nghiệm dệt thổ cẩm, để cùng nhau bảo tồn và phát triển nghề dệt của người Ê Đê.

Hiện nay, người Ê Đê ở Phú Yên còn lưu giữ khá nhiều trang phục truyền thống, có họa tiết hoa văn đẹp trên những chiếc váy, các loại áo dài tay của phụ nữ. Chiếc khố, áo dài tay có khuy cài trước ngực của nam giới. Ông Ka Sô Liễng, Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian ở buôn Kiến Thiết, xã Ea Chà Rang, huyện Sơn Hòa chia sẻ: “Trang phục của người Ê Đê nói chung ít nhiều cũng bị cách tân, do ảnh hưởng quá trình phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa từ các vùng miền. Tuy nhiên, người Ê Đê ở Phú Yên vẫn luôn gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc mình, và luôn tự hào về nghệ thuật trang trí hoa văn, cùng với những sắc màu tinh tế trên nền thổ cẩm …” 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
20.000 bác sĩ trẻ tham gia Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

20.000 bác sĩ trẻ tham gia Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

Ngày 18/5, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam phối hợp công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam tổ chức lễ ra quân Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2024, với chủ đề "Thầy thuốc trẻ tình nguyện vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn".
Rộn ràng Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024

Rộn ràng Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 19 giờ trước
Ngày 18/5, tại xã Hải Sơn, Tp Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra khai mạc Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024. Lễ hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh qua tập tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội”

Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh qua tập tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội”

Tin tức - Thanh Nguyên - 19 giờ trước
Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ vừa ra mắt tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội” – tập 3 trong bộ tiểu thuyết sử thi 5 tập “Nước non vạn dặm” của ông nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024).
Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Thời sự - PV - 19 giờ trước
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng việc Trung ương thống nhất rất cao giới thiệu: Đồng chí Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch nước và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội.
Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Thời sự - PV - 19 giờ trước
Chiều 18/5, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư phụ trách Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội đồng chủ trì Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV.
Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Pháp luật - T.Nhân-H.Trường - 09:21, 18/05/2024
Ngày 17/5, thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Quảng Nam) cho biết đang tiếp tục xác minh, xử lý một vụ vận chuyển lâm sản trái phép có trị giá ước tính hơn 3 tỷ đồng.
Tin trong ngày - 17/5/2024

Tin trong ngày - 17/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Linh hồn của cách mạng Việt Nam. Tránh bị lừa đảo tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Australia. Cao Bằng phát động cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lần thứ nhất. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 09:19, 18/05/2024
Tối 17/5, UBND huyện Hoài Ân (Bình Định) tổ chức lễ khai mạc Ngày hội Nông sản lần II năm 2024. Đây là hoạt động nhằm tôn vinh thành quả lao động của bà con nông dân trong vùng, đồng thời quảng bá hình ảnh “thủ phủ trái cây” của Bình Định đến với đông đảo bạn bè trong và ngoài nước.
Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Phóng sự - Thanh Hải - 09:16, 18/05/2024
Trăn trở, đau đáu với những giá trị, bản sắc văn hoá của dân tộc trước nguy cơ mai một, biến mất… những người có trách nhiệm đã đánh cược với thời gian, chỉ để níu giữ di sản cho hậu thế.
Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Phóng sự - Thanh Hải - 09:00, 18/05/2024
LTS: Trầm tích văn hóa vùng DTTS không những là đặc trưng của lịch sử văn hóa và con người vùng đất ấy. Mà chính điều đó còn phản chiếu một miền di sản đồ sộ với bề dày ngàn năm. Nhưng, sự khốc liệt của thời gian, xu thế hội nhập đã khiến nhiều di sản không tránh khỏi phai mòn theo tháng năm, thậm chí biến mất trong đời sống.
Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 08:34, 18/05/2024
Thời gian qua, nguồn lực của Trung ương đã góp phần quan trọng trong việc triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Hạ tầng cơ sở được đầu tư, xây mới; đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS có nhiều chuyển biến tích cực.
Cơ hội mới để phát triển du lịch

Cơ hội mới để phát triển du lịch

Du lịch - Minh Nhật - 08:30, 18/05/2024
Ngành du lịch đón nhiều tin vui khi nhiều danh hiệu, giải thưởng thế giới "gọi tên" Việt Nam. Vừa mừng vừa lo, đó là lo làm sao để đưa các danh hiệu, giải thưởng này thành nguồn lực phát triển.