Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trang phục của người Brâu- dân tộc rất ít người ở Việt Nam

Nguyệt Anh (T/h) - 16:08, 03/08/2021

Cũng giống như các dân tộc Tây Nguyên, trang phục dân tộc Brâu dù đơn giản nhưng vẫn toát lên vẻ thanh thoát với màu sắc tinh tế, nhẹ nhàng.

Cũng như các dân tộc ở vùng Trường Sơn-Tây Nguyên, trang phục truyền thống của người Brâu có 2 màu đỏ và đen làm chủ đạo
Cũng như các dân tộc ở vùng Trường Sơn- Tây Nguyên, trang phục truyền thống của người Brâu có 2 màu đỏ và đen làm chủ đạo

Người Brâu (tên gọi khác là Brao) là một dân tộc rất ít người trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Theo tổng điều tra dân số năm 2019, dân tộc Brâu chỉ có gần 500 người, cư trú chủ yếu ở thôn Đăk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum).

Theo truyền thống, đàn ông Brâu khi xưa thường cởi trần đóng khố, đàn bà cũng chỉ quấn váy tấm. Thân váy được xử lý mỹ thuật ở phần đầu váy và chân váy với lối đáp các miếng vải khác màu có các sọc đen ngang đơn giản chạy ngang. Mùa lạnh, người Brâu mặc chiếc áo chui đầu, cộc tay, khoét cổ. Đây là loại áo ngắn thân thẳng, tổng thể áo có hình gần vuông. Thân áo phía mặt trước và sau được xử lý mỹ thuật cũng theo nguyên tắc như váy. Toàn bộ thân trước màu sáng có đường viền đậm trên vai và gấu áo. Lưng áo được xử lý màu sáng có sọc ngang đơn giản nửa phía dưới áo.

Trang phục của đàn ông Brâu hôm nay trong lễ hội
Trang phục của đàn ông Brâu hôm nay trong lễ hội

Hiện nay, trang phục và trang sức của người Brâu đã có những thay đổi nhất định, nhưng vẫn giữ được những nét truyền thống. Trang phục của người Brâu không cầu kỳ, không sặc sỡ, mà đơn giản, hoà quyện với khung cảnh núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ. Trong trang phục truyền thống của cả nữ và nam, người Brâu sử dụng 2 tông màu đỏ và đen làm màu chủ đạo. Bên cạnh đó, còn có một số màu như vàng, xanh, trắng để làm họa tiết. Mỗi màu sắc đều có ý nghĩa riêng biệt. Nghệ nhân Y Dép, người Brâu ở làng Đăk Mế (Bờ Y, Ngọc Hồi, Kon Tum) cho biết: “Màu đỏ là màu máu, là màu chiến thắng, màu vàng là màu trang sức của đồng, màu trắng là hoa, màu xanh là màu cây cỏ, màu đen làm nền”.

Trang phục của nam giới Brâu làm toát lên vẻ đẹp cơ thể vạm vỡ, khoẻ mạnh, hoang dã. Còn trang phục của nữ giới tôn lên vẻ đẹp mềm mại, uyển chuyển
Trang phục của nam giới Brâu làm toát lên vẻ đẹp cơ thể vạm vỡ, khoẻ mạnh, hoang dã. Còn trang phục của nữ giới tôn lên vẻ đẹp mềm mại, uyển chuyển

Đàn ông Brâu thường mặc áo ngắn thân thẳng, hình vuông. Trang phục nữ giới cầu kỳ hơn, có thêm hoa văn hoạ tiết được sáng tạo một cách tinh tế.

Người Brâu quan niệm, hoa văn trên trang phục của người đàn ông phải gân guốc, mạnh mẽ như phẩm chất nam tính của đàn ông. Vì vậy, hoa văn thường có hình hàng rào, mũi tên. Người đàn ông mặc trang phục truyền thống vẫn toát lên vẻ đẹp cơ thể vạm vỡ, khoẻ mạnh hoang dã.

Trang phục của phụ nữ Brâu trong cuộc sống đời thường
Trang phục của phụ nữ Brâu trong cuộc sống đời thường

Còn hoa văn trong trang phục của phụ nữ thường là hình hoa, thực vật, tôn lên vẻ đẹp mềm mại, uyển chuyển cho người phụ nữ khi mặc. Phụ nữ Brâu thường sử dụng các đồ trang sức đi kèm để làm đẹp như: mã não, khuyên tai làm bằng ngà voi, hạt cườm, lông chim, hay đồ kim loại mang dấu ấn cổ xưa...

Phụ nữ Brâu đeo khuyên tai bằng ngà voi và đeo nhiều vòng cổ bằng hạt cườm để làm đẹp
Phụ nữ Brâu đeo khuyên tai bằng ngà voi và đeo nhiều vòng cổ bằng hạt cườm để làm đẹp

Phụ nữ Brâu tự làm đẹp cho mình bằng việc đeo rất nhiều vòng trang sức. Đồng bào quan niệm, càng đeo nhiều vòng thì càng được nhiều người đàn ông ngưỡng mộ. Một số người còn đeo những chiếc vòng như lục lạc ở cổ chân, mỗi bước đi lại phát ra tiếng nhạc vui tai.

Trong một thời gian khá dài, người Brâu bị mai một nghề dệt vải thổ cẩm truyền thống. Người dân ở làng Đăk Mế thường phải mua trang phục của người dân ở các bản làng bên nước bạn Lào. Nhưng hơn 10 năm trở lại đây, người Brâu đã phục hồi lại nghề dệt thổ cẩm để tự làm ra trang phục truyền thống cho người dân bản mình. Sự hồi sinh của nghề dệt truyền thống đã góp phần bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Brâu.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế được hình thành từ sự kết tinh giữa âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình Huế đến nay đã hơn 300 năm. Ca Huế đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015 và đang được tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, thời gian qua, do thiếu sự giám sát dẫn đến tình trạng Ca Huế trên sông Hương khá lộn xộn, cần phải chấn chỉnh lại.
Trà Vinh: Hơn 260,3 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2024

Trà Vinh: Hơn 260,3 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2024

Công tác Dân tộc - Nguyệt Anh - 7 giờ trước
UBND tỉnh Trà Vinh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) năm 2024 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Ẩm thực - Minh Nhật - 7 giờ trước
Món bánh trứng kiến thu hút không ít người dân thành phố bởi nó lạ từ cái tên cho đến hương vị, và là loại bánh được nhiều người tìm kiếm, đặt mua trên các shop bán hàng online thời gian gần đây.
PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

Xã hội - Ngọc Chí - 7 giờ trước
Điện lực Tu Mơ Rông phối hợp cùng Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) vừa tổ chức chương trình Bữa ăn yêu thương tại thôn Ba Tu 3, xã Ngọc Yêu, huyện Tu Mơ Rông.
Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi

Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi "Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển"

Giáo dục - Minh Nhật - 7 giờ trước
Em Vừ Thanh Trúc Vy - dân tộc Mông, học sinh lớp lớp 7 đến từ huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, đã vượt qua hàng nghìn thí sinh, xuất sắc giành giải Nhất phần thi viết, vẽ “Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển" với tác phẩm công phu, trình bày trong 80 trang giấy.
BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

Thời sự - PV - 7 giờ trước
Trong những ngày đầu tháng 5 lịch sử, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân, hướng về Điện Biên, trong đó nổi bật là đồng hành cùng Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ 2024 - Cúp Báo Quân đội Nhân dân”- gây quỹ xây trường học cho vùng sâu; Trình chiếu 3D mapping bức tranh Panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.
Tin trong ngày - 8/5/2024

Tin trong ngày - 8/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hơn 10 triệu người Việt Nam mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Gần 8.000 hộ gia đình ở miền núi Quảng Nam sẽ được tái định cư vào cuối năm 2025. R'Cơm Bus đam mê giữ gìn văn hóa dân tộc. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Vùng cao Bắc Kạn khởi sắc nhờ Chương trình MTQG 1719

Vùng cao Bắc Kạn khởi sắc nhờ Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 7 giờ trước
Sau 3 năm thực hiện, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS ở tỉnh Bắc Kạn.
Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 7 giờ trước
Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế được hình thành từ sự kết tinh giữa âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình Huế đến nay đã hơn 300 năm. Ca Huế đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015 và đang được tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, thời gian qua, do thiếu sự giám sát dẫn đến tình trạng Ca Huế trên sông Hương khá lộn xộn, cần phải chấn chỉnh lại.
Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 7 giờ trước
Những bản đúc nổi trên 9 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế vừa được UNESCO vinh danh là Di sản tư liệu thế giới.
Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Trang địa phương - Mỹ Dung - 7 giờ trước
Ngày 8/5, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Ô Quốc Quyền và Đoàn công tác của Đại sứ quán nhân dịp đoàn có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Bắc Giang.
Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Xã hội - Khánh Ngân - 7 giờ trước
Trung tá Hồ Lê Luận - Chính trị viên Đồn Biên phòng Hướng Lập, Bộ đội Biên phòng Quảng Trị cho biết: Đơn vị vừa cử cán bộ, chiến sĩ xuống địa bàn để hỗ trợ đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa vụ Đông xuân 2023 - 2024.