Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Ngân vang tiếng trống, tiếng cồng nơi đầu dòng Bến Hải

Nguyễn Thanh - 11:32, 15/02/2023

Tiếng cồng, tiếng trống… vẫn ngân vang nơi đại ngàn Trường Sơn. Những già làng người Bru Vân Kiều ở xã Vĩnh Ô (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) vẫn ngày đêm cần mẫn gìn giữ, bảo tồn và trao truyền niềm đam mê nhạc cụ truyền thống của dân tộc cho thế hệ trẻ. Bởi, họ biết rằng, trong đời sống tâm linh của mình, tiếng cồng hay tiếng trống ngân vang còn là sợi dây gắn kết cộng đồng, hướng dân bản đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Thợ chỉnh chiêng Hồ Văn Liên
Thợ chỉnh chiêng Hồ Văn Liên

Những “nghệ nhân” của bản làng

Đã hơn 90 tuổi, nhưng cụ ông Hồ Văn Liên ở thôn Lền, xã Vĩnh Ô vẫn rắn rỏi như cây lim, cây táu trên đại ngàn Trường Sơn. Điều thú vị ở vị cao niên này, không chỉ là giọng nói trầm vang mà còn là nghệ thuật làm, chế tác và sử dụng thuần thục nhiều nhạc cụ truyền thống của người Bru Vân Kiều.

Từng là giáo viên dạy xóa mù chữ, rồi làm cán bộ xã Vĩnh Ô, thế nên, ông Liên có thời gian, điều kiện đi nhiều, biết nhiều. Chính vì điều đó mà, văn hóa của đồng bào dân tộc Bru Vân Kiều đã ngấm vào máu thịt của ông như một lẽ tự nhiên.

Ông Liên cho biết: Tôi biết đánh cồng chiêng từ năm 15 tuổi. Thời bấy giờ, trong các dịp lễ hội, thấy mọi người đánh cồng chiêng thì mình xem, nghe rồi đánh theo. Dần dần, tôi đánh được cồng chiêng, trống và trở thành một trong những người đánh chính trong các dịp lễ hội của bản làng.

Trong câu chuyện của mình, ông Liên còn cho biết, ông còn biết chơi sáo, trống. Đặc biệt là biết chế tác trống Xi cơn - một loại trống dùng trong đời sống hàng ngày của người Bru Vân Kiều.

Không chỉ biết chơi nhạc cụ, ông Liên còn có khả năng nghe tiếng của chiếc chiêng bị hỏng để chỉnh âm lại cho vang. Trong xã chỉ ông có khả năng đặc biệt này. Không đợi tôi thắc mắc, ông Liên bật mí, để nghe được thanh âm của một chiếc chiêng, người nghe phải có năng khiếu và trình độ thẩm âm nhất định. Khi phát hiện chiếc chiêng bị “điếc” (hỏng) hoặc âm phát ra không hay, không đều, ông sẽ dùng cám rượu cần chùi sạch chiêng, rồi sau đó dùng đục gỗ hoặc cán rìu, cán rựa để cạo, gõ chỉnh tiếng chiêng.

Ngân vang tiếng trống, tiếng cồng nơi đầu dòng Bến Hải 1
Ông Liên biết đánh cồng chiêng từ năm 15 tuổi

Cũng ở thôn Lền, có ông Hồ Văn Thương. Năm nay đã hơn 80 tuổi, ông là người rất rành rẽ việc làm trống và đánh trống Xi cơn. Thực ra, ở thôn Lền có đến 5 người như vậy, nhưng ông Thương là người lành nghề, làm trống đẹp, đánh trống hay. Để chúng tôi hiểu thêm về trống Xi cơn, ông Thương vào nhà mang ra một chiếc trống do chính tay ông làm. Chiếc trống được ông gìn giữ như bảo vật của gia đình, dù nhiều người đã gợi ý mua, trả bằng rất nhiều tiền.

Ông Thương kể về quy trình làm trống Xi cơn: Thân chiếc trống được làm từ gỗ cây mít. Muốn trống có âm hay, bền thì phải chọn gốc cây có phần roòng màu vàng sẫm hoặc đỏ. Khi đã chọn được cây, tôi dùng rìu đẽo gọt bên ngoài cho nhẵn bóng. Tiếp đó, dùng đục để đục rỗng bên trong thân trống sao cho rộng hai đầu, hẹp ở giữa như hình chiếc đồng hồ cát. Một bước nhỏ nhưng không kém phần quan trọng, là phải đục một lỗ hình tròn hoặc hình thoi lên thân trống để thoát hơi.

Khi làm xong phần thân trống, phải có da bò đã phơi khô làm mặt trống. Nhưng quan trọng hơn, là phải tìm da trâu cắt thành sợi nhỏ bằng ngón tay út của người lớn rồi phơi khô. Tiếp đến là công đoạn đục nhiều lỗ trên 2 tấm da bò dùng làm mặt trống, để xâu sợi dây bằng da trâu qua, kéo căng 2 mặt da bò. Bước cuối cùng, ông dùng đá cuội hoặc giấy nhám mài đều mặt da bò.

Ngân vang tiếng trống, tiếng cồng nơi đầu dòng Bến Hải 2
Ông Thương là người lành nghề, làm trống Xi cơn đẹp, đánh trống hay

Ông Trần Văn Tặng - Chủ tịch UBND xã Vĩnh Ô chia sẻ: Cũng như cồng chiêng, trống Xi cơn thường được sử dụng trong các dịp lễ hội, đám giỗ, việc tang, việc cưới, lễ mừng lúa mới... Tùy theo từng nghi lễ mà nhịp điệu của cồng chiêng, trống Xi cơn dồn dập, tươi vui hay khoan thai, thong thả. Theo phong tục của địa phương, đám giỗ sẽ có 2 người gánh trống và cùng đánh vào 2 mặt trống. Lễ mừng lúa mới, việc cưới thì chỉ 1 người đánh trống. Mỗi khi muốn đánh trống hoặc sửa trống, chủ nhân chiếc trống phải làm 1 con gà để cúng ở miếu thờ của thôn bản.

Ước vọng trao truyền

Không muốn văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình bị mai một, ông Liên, ông Thương và nhiều người lớn tuổi khác trong xã Vĩnh Ô đã luôn cố gắng truyền dạy những điều mình biết cho con cháu và người dân trong thôn bản. Ngay như gia đình ông Liên, các con cháu trong nhà đều sử dụng được các loại nhạc cụ. 

Ông Liên hào hứng: Những người biết làm trống trong xã Vĩnh Ô hầu hết đều là học trò, là con cháu của tôi cả. Thật mừng là nét văn hóa truyền thống của đồng bào Bru Vân Kiều đã và đang có thế hệ mới tiếp cận.

Ngân vang tiếng trống, tiếng cồng nơi đầu dòng Bến Hải 3
Ông Hồ Văn Thương luôn dạy dứt về việc truyền nghề, bảo tồn trống Xi cơn cho thế hệ trẻ

Xã Vĩnh Ô có 7 thôn, 376 hộ. Hiện, toàn xã còn khoảng 15 cái chiêng, 5 chiếc cồng và 5 cái trống Xi cơn. Các nhạc cụ này phân tán trong cộng đồng, phần lớn do các cụ cao tuổi nắm giữ. Điều đáng mừng là nhiều người trẻ cũng đam mê và biết đánh cồng chiêng. Những người này đã được tập hợp vào câu lạc bộ để cùng nhau thỏa niềm đam mê và giúp cho việc bảo tồn văn hóa truyền thống được tốt hơn.

"Chúng tôi dự kiến thành lập câu lạc bộ cồng chiêng, trống kết hợp làm du lịch cộng đồng để phục vụ du khách tham quan, tìm hiểu giá trị văn hóa tốt đẹp của người Vân Kiều nơi thượng nguồn Bến Hải.

Ông Trần Văn Tặng Chủ tịch UBND xã Vĩnh Ô

Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Hồ Văn Tuân cho rằng: Nhiều người cao tuổi trong xã còn lưu giữ cồng chiêng, trống Xi cơn để truyền dạy cho con cháu như các ông Hồ Văn Lơ, Hồ Thủy ở thôn Xà Lời; Hồ Sông Hào ở thôn Xóm Mới; Hồ Văn Liên, Hồ Văn Thí, Hồ Văn Lương ở thôn Lền; Hồ Văn Khắc ở thôn Mít; Hồ Văn Sáu ở thôn Thúc... Nhờ sự quan tâm, gìn giữ và phát huy tốt nên những năm gần đây, số người trẻ tuổi ở Vĩnh Ô biết đánh cồng chiêng ngày càng nhiều.

Việc bảo tồn, phát huy văn hóa cồng chiêng, trống đã được người dân xã Vĩnh Ô thực hiện từ nhiều năm qua. Đây là nét đẹp văn hóa có từ lâu đời, được người Vân Kiều lưu truyền từ đời này sang đời khác. Mỗi khi có dịp lễ hội, đám đình, những người đánh cồng chiêng sẽ mặc trang phục truyền thống biểu diễn.

Những năm qua, đội cồng chiêng của xã Vĩnh Ô đã từng đạt nhiều giải thưởng trong các cuộc thi văn hóa văn nghệ cấp huyện. Đó là động lực để địa phương gìn giữ, bảo tồn cồng chiêng, trống tốt hơn. Tranh thủ nguồn lực từ Dự án 6 Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội cùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, xã Vĩnh Ô cũng đã đưa nội dung bảo tồn, phát huy văn hóa cồng chiêng, trống vào danh mục ưu tiên gìn giữ và phát triển.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Một lần được “tình tự” tại chợ Khâu Vai

Một lần được “tình tự” tại chợ Khâu Vai

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 8 phút trước
Khâu Vai không chỉ đẹp bỡi phong cảnh núi non hoang sơ, trùng điệp, kết với màu xanh óng ánh của lớp lớp những nương ngô ẩn hiện trong nền mây thấp, mà còn đẹp bởi ở đây có phiên chợ phong lưu.
Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 17 phút trước
Cách TP.Kon Tum khoảng 60 km về hướng bắc, làng Đăk Chờ (xã Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô, Kon Tum) nằm lọt thỏm giữa bốn bề núi rừng hùng vĩ. Sâu trong khu rừng tại huyện Đăk Tô (Kon Tum) có một cây Sao cát hàng trăm năm tuổi đang được lực lượng chức năng luân phiên bảo vệ. Và câu chuyện giữ rừng của họ cũng đầy cam go, nguy hiểm.
SHB giành cú đúp giải thưởng tại Digital CX Awards 2024

SHB giành cú đúp giải thưởng tại Digital CX Awards 2024

Kinh tế - Vũ Mừng - 19 phút trước
SHB giành cú đúp giải thưởng “Trải nghiệm trên nền tảng số nổi bật nhất – hạng mục Nền tảng quản lý dòng tiền” và “Áp dụng công nghệ tốt nhất cho trải nghiệm số” tại Lễ trao giải Digital CX Awards 2024.
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Sự kiện - Bình luận - Tào Đạt - 20 phút trước
Chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược đông xuân (1953 - 1954) của quân và dân ta. Trải qua "56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non" (thơ Tố Hữu), quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên phủ, giành thắng lợi hoàn toàn. Chiến thắng này đã trở thành tiếng sấm rền vang làm rung chuyển thế giới, xé toạc đám mây đen của chủ nghĩa thực dân - đế quốc, mang đến nguồn cổ vũ to lớn cho các dân tộc bị áp bức đứng lên giành độc lập.
Cao Bằng: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô

Cao Bằng: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô

Sắc màu 54 - Minh Anh - 27 phút trước
Ngày 4/5, UBND huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô lần thứ 2 năm 2024, tại xã Đức Hạnh.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 18): “Báo động tình trạng tự ý dùng thuốc, dược liệu không rõ nguồn gốc để trị bệnh”

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 18): “Báo động tình trạng tự ý dùng thuốc, dược liệu không rõ nguồn gốc để trị bệnh”

Việt Nam có nguồn dược liệu dồi dào, nhiều bài thuốc gia truyền, nhiều người lựa chọn sử dụng thuốc Nam vì quan niệm những loại thuốc này lành tính. Tuy nhiên, thói quen tự dùng thuốc, dược liệu của người dân đã dẫn đến hậu quả tổn hại nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về “Báo động tình trạng tự ý dùng thuốc, dược liệu không rõ nguồn gốc để trị bệnh”.
Bình Thuận: Truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS

Bình Thuận: Truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 31 phút trước
Triển khai Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận tổ chức lớp truyền dạy nghề đan lát cho 20 học viên là hội viên phụ nữ, nông dân dân tộc Cơ Ho trên địa bàn xã tại Đông Tiến, huyện Hàm Thuận Bắc.
Phiên họp toàn thể lần thứ 9 của Hội đồng Dân tộc, đã thẩm tra và cho ý kiến nhiều nội dung liên quan đến vùng DTTS

Phiên họp toàn thể lần thứ 9 của Hội đồng Dân tộc, đã thẩm tra và cho ý kiến nhiều nội dung liên quan đến vùng DTTS

Tin tức - Như Tâm - 35 phút trước
Ngày 4/5, tại Tp. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Hội đồng Dân tộc (HĐDT) của Quốc hội tiếp tục phiên họp toàn thể lần thứ 9 với nhiều nội dung như: thẩm tra Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn, Thẩm tra Luật Phòng chống mua bán người (sửa đổi); Thẩm tra Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Thẩm tra Luật Địa chất và khoáng sản; cho ý kiến Kế hoạch, đề cương giám sát chuyên đề của HĐDT về: “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác cán bộ đối với đội ngũ cán bộ DTTS, giai đoạn 2016 - 2023”; đồng thời, cung cấp thông tin về việc lập Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Thông tin về Nghị quyết 969 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn việc tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp của HĐDT, Ủy ban của Quốc hội.
Chương trình MTQG 1719 ở Kỳ Sơn (Nghệ An): Thành công bắt đầu từ sự đồng lòng

Chương trình MTQG 1719 ở Kỳ Sơn (Nghệ An): Thành công bắt đầu từ sự đồng lòng

Công tác Dân tộc - An Yên - 1 giờ trước
Diện mạo hạ tầng cơ sở ngày một khang trang, đời sống dân sinh đang tiếp tục chuyển biến tích cực..., chính là kết quả từ sự đồng lòng, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) trong thực hiện hiệu quả các dự án, nội dung của Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 ( Chương trình MTQG 1719).
Tuổi trẻ Điện Biên dâng hương và thắp nến tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Tuổi trẻ Điện Biên dâng hương và thắp nến tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Tin tức - Tào Đạt - 1 giờ trước
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tối 4/5, Ban thường vụ Tỉnh đoàn Điện Biên tổ chức Lễ dâng hương và thắp nến tri ân các Anh hùng Liệt sĩ tại các Nghĩa trang Liệt sĩ: A1, Him Lam, Độc Lập và Tông Khao.
Chiến sĩ Điện Biên trở về thăm lại đồng đội

Chiến sĩ Điện Biên trở về thăm lại đồng đội

Photo - Tào Đạt - 1 giờ trước
Trong những ngày tháng 5 lịch sử của dân tộc, những chiến sĩ tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa đều đã ngoài 90, một số người đã hơn trăm tuổi. Tuy sức khỏe có kém, nhưng ký ức về 56 ngày đêm “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non” vẫn còn vẹn nguyên. Và nay, những người chiến sĩ ấy đã tìm về chiến trường xưa để thắp những nén hương, tưởng nhớ đồng đội đã hy sinh.