Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nan giải bài toán định canh, định cư

Tùng Nguyên - 11:14, 27/11/2020

Biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp với nhiều hình thái thiên tai cực đoan, đặc biệt là lũ quét, sạt lở đất, đang làm gia tăng nguy cơ thu hẹp quỹ đất. Điều này khiến việc thực hiện mục tiêu bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho người dân vốn đã khó thực hiện nay lại càng gian nan hơn.

Quỹ đất ngày càng bị thu hẹp trước biến đổi khí hậu. (Ảnh minh họa)
Quỹ đất ngày càng bị thu hẹp trước biến đổi khí hậu. (Ảnh minh họa)

Quỹ đất ngày càng thu hẹp

Xã Đại Cường, huyện Đại Lộc (Quảng Nam) bị bao vây bởi 3 con sông Vu Gia, Thu Bồn và Quảng Huế, nên mỗi mùa mưa lũ, nước sông dâng cao gây ngập lụt cho hàng trăm nhà dân. Thiên tai đi qua đã làm hư hỏng nhiều công trình xây dựng cơ bản. 

Chưa hết, nhiều diện tích đất sản xuất bị xói lở bồi lấp khiến việc canh tác của người dân trên địa bàn xã gặp nhiều khó khăn. Trong đợt mưa lũ hồi tháng 10 và tháng 11 vừa qua, theo báo cáo của UBND xã Đại Cường, toàn xã có 20ha đất sản xuất tại khu vực thôn Khương Mỹ, Ô Gia bị bồi lấp, xói mòn. 

Tương tự xã Đại Cường của huyện Đại Lộc (Quảng Nam), xã Triệu Giang của huyện Triệu Phong (Quảng Trị) cũng mất rất nhiều diện tích đất canh tác sau trận lũ lịch sử vừa qua. Chỉ tính riêng thôn Trà Liên Đông của xã Triệu Giang, toàn thôn có 31ha thì có đến 23ha bị đất, cát vùi lấp, có nơi lượng bùn dày hơn 1,2m. Điều này đồng nghĩa chừng ấy diện tích đất canh tác rất khó phục hồi để sản xuất trong thời gian tới.

Việc mất đất sản xuất sau mưa lũ ở xã Triệu Giang hay xã Đại Cường là thực trạng chung ở nhiều địa phương miền Trung sau đợt mưa lũ vừa qua. Chuyến khảo sát của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam từ ngày 20 - 22/11/2020 tại các tỉnh miền Trung cho thấy, qua đánh giá nhanh, các tỉnh miền Trung đã có khoảng 3.100ha đất sản xuất nông nghiệp bị sạt lở, bồi lấp; trong đó nhiều nhất là Quảng Trị, với khoảng 1.500ha.

Rõ ràng, mưa lũ và các hình thái thiên tai khác (hạn hán, xâm nhập mặn…) đang đẩy nhanh quá trình thoái hóa, hoang hóa dẫn tới sa mạc hóa đối với quỹ đất sản xuất nông nghiệp của nước ta. Số liệu đưa ra tại Lễ mít tinh hưởng ứng “Ngày Thế giới chống sa mạc hóa, khô hạn năm 2020 tại Việt Nam” diễn ra ngày 17/6 cho thấy, nước ta hiện có khoảng 7,6 triệu ha đất đang chịu tác động của thoái hóa, hoang hóa dẫn tới sa mạc hóa. 

Tình trạng sa mạc hóa diễn ra ngày càng nhanh chóng đến mức báo động. Trong đó, Tây Bắc, Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ là 3 khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất của thực trạng này. 

Mưa lũ vùi lấp nhà cửa, đất canh tác của người dân ở xã Bản Nhùng, huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) ngày 21/7/2020
Mưa lũ vùi lấp nhà cửa, đất canh tác của người dân ở xã Bản Nhùng, huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) ngày 21/7/2020

Nan giải bài toán định canh

Cùng với thiên tai, các hoạt động kinh tế - xã hội cũng đang làm thu hẹp quỹ đất sản xuất. Theo thống kê của ngành Nông nghiệp, chỉ tính quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra nhanh chóng đã khiến mỗi năm nước ta mất trên 100.000ha đất nông nghiệp loại tốt, chủ yếu là đất lúa ở các tỉnh đồng bằng. Còn ở các tỉnh miền núi, tình trạng đốt nương làm rẫy, khai thác bừa bãi các mỏ quặng, mỏ than, phát triển thủy điện… cũng gây ra sa mạc hóa cục bộ. 

Cộng hưởng các yếu tố trên đã khiến nguy cơ quỹ đất bị thu hẹp ngày càng hiện hữu. Hiện có một nghịch lý, là một nước nông nghiệp, có khoảng 70% dân số sinh sống ở nông thôn, nền sản xuất nông nghiệp dựa vào khoảng 10 triệu hộ nông dân nhưng Việt Nam lại là một trong những quốc gia có diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân theo đầu người thấp nhất thế giới. 

Cụ thể, theo kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thuộc Trường Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội, diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân đầu người ở Việt Nam là 0,25ha, trong khi đó trên thế giới là 0,52ha và trong khu vực là 0,36ha.

Diện tích canh tác bình quân theo đầu người vốn đã ít, lại thường xuyên bị sạt lở, vùi lấp… là rào cản lớn nhất trong việc thực hiện mục tiêu bố trí đất ở, đất sản xuất cho người dân, dẫn tới thực trạng hiện có hàng ngàn hộ dân chưa thể định canh, thậm chí chưa thể định cư. Tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất chủ yếu tập trung ở những địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng DTTS và miền núi, là những nơi thường dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu. 

Trong Dự án 1 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, dự kiến Ủy ban Dân tộc sẽ phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ quyết định thu xếp 1.000 tỷ đồng để đưa vào Dự án giải quyết đất sản xuất, nước sinh hoạt. Dự án 2 sẽ sắp xếp ổn định dân cư.

Số liệu được đưa ra tại phiên giải trình việc thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn do Hội đồng Dân tộc của Quốc hội diễn ra ngày 30/8/2019 cho thấy, sau hàng chục năm thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất nhưng vùng DTTS và miền núi vẫn còn 303.578 hộ thiếu đất sản xuất; ngoài ra còn có 58.123 hộ thiếu đất ở, 313.219 hộ thiếu nước sinh hoạt. Cùng với đó, cả nước vẫn còn hơn 24.500 hộ đồng bào DTTS di cư tự phát chưa được sắp xếp, bố trí ổn định dân cư. 

Điều này cho thấy, việc giải quyết bài toán đất ở, đất sản xuất cho người dân là không hề dễ dàng, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp như hiện nay. Để giải quyết căn cơ vấn đề này, ngoài nguồn lực từ ngân sách thì cần có một hệ thống khung chính sách đầu tư, hỗ trợ phù hợp với chiến lược ứng phó với thiên tai có tầm nhìn dài hạn.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
"Lấp khoảng trống" cho những trái tim non ớt...

"Lấp khoảng trống" cho những trái tim non ớt...

Thiếu cha, vắng mẹ, cuộc sống khó khăn… đường tương lai của những đứa trẻ kém may mắn ở miền sơn cước Tương Dương (Nghệ An) như dài hơn, chông gai và nhọc nhằn hơn. Đáng trân trọng thay, khi đang có rất nhiều em đã được các tổ chức, đoàn thể địa phương nhận đỡ đầu, hỗ trợ bằng cả tinh thần lẫn vật chất, việc làm này đã “lấp đầy khoảng trống” những trái tim non ớt của những đứa trẻ miền sơn cước...

"Lấp khoảng trống" cho những trái tim non ớt...

Phóng sự - Thanh Nguyễn - 3 phút trước
Thiếu cha, vắng mẹ, cuộc sống khó khăn… đường tương lai của những đứa trẻ kém may mắn ở miền sơn cước Tương Dương (Nghệ An) như dài hơn, chông gai và nhọc nhằn hơn. Đáng trân trọng thay, khi đang có rất nhiều em đã được các tổ chức, đoàn thể địa phương nhận đỡ đầu, hỗ trợ bằng cả tinh thần lẫn vật chất, việc làm này đã “lấp đầy khoảng trống” những trái tim non ớt của những đứa trẻ miền sơn cước...
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và tặng quà gia đình chính sách tại Điện Biên

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và tặng quà gia đình chính sách tại Điện Biên

Tin tức - Văn Hoa - Mai Hương - 12 phút trước
Trong không khí cả nước hân hoan kỷ niệm 70 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), ngày 17/5, Cụm thi đua số 4 - Bộ Công an tổ chức chương trình tuyên truyền, phổ biến pháp luật và tặng quà gia đình chính sách tại Điện Biên.
Hiệu quả từ Chương trình MTQG 1719 ở Đắk Nông

Hiệu quả từ Chương trình MTQG 1719 ở Đắk Nông

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 17 phút trước
Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình 1719), tỉnh Đắk Nông đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân. Sau gần bốn năm thực hiện với các giải pháp đồng bộ, đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Đắk Nông đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Bằng lăng tím tô điểm phố phường Hà Nội

Bằng lăng tím tô điểm phố phường Hà Nội

Du lịch - Tào Đạt - 1 giờ trước
Trong cái nắng tháng 5, các góc phố, con đường ở Hà Nội khoác lên mình chiếc áo mới với sắc tím mộng mơ của hoa bằng lăng.
50 năm bản hùng ca Chiến thắng Đăk Pék

50 năm bản hùng ca Chiến thắng Đăk Pék

Tin tức - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Tối 16/5, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đăk Glei (Kon Tum) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Đăk Pék và giải phóng hoàn toàn huyện Đăk Glei (16/5/1974 - 16/5/2024). Dự lễ kỷ niệm có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum Lê Ngọc Tuấn; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; các cựu chiến binh từng tham gia trận đánh cứ điểm Đăk Pék, cùng đông đảo Nhân dân địa phương
Khám phá Háng Pò

Khám phá Háng Pò

Vào đầu tháng 4 âm lịch hằng năm, người dân lại nô nức đi trảy hội Háng Pò tại xã Thiện Thuật, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Đến đây, du khách sẽ có dịp được hòa mình vào những làn điệu dân ca cổ truyền như hát sli, hát quan lang mượt mà đằm thắm của đồng bào dân tộc Tày, Nùng. Bên cạnh đó còn có các hoạt động múa sư tử, lày cỏ, trưng bày các sản vật của địa phương, được thưởng thức những món ẩm thực độc đáo… mang đậm sắc màu văn hóa của đồng bào các dân tộc Xứ Lạng.
Bừng sáng những buôn làng bên cung đường Trường Sơn Đông

Bừng sáng những buôn làng bên cung đường Trường Sơn Đông

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Gần 9 năm qua, đường Trường Sơn Đông đi qua địa bàn huyện Krông Pa (Gia Lai) được đưa vào sử dụng đã khẳng định tầm quan trọng là "đòn bẩy" để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giúp các buôn làng đồng bào DTTS dọc theo tuyến đường này thêm sức sống mới.
Ninh Thuận nhân rộng các mô hình giảm nghèo bền vững

Ninh Thuận nhân rộng các mô hình giảm nghèo bền vững

Kinh tế - Minh Thu - 1 giờ trước
Với nguồn lực từ ba chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), thời giạn qua, tỉnh Ninh Thuận đã chú trọng công tác giảm nghèo bằng nhiều mô hình hiệu quả, bước đầu đã đem lại một số kết quả đáng ghi nhận.
Đắk Lắk: Hơn 800 tỷ đồng vốn đầu tư công được kéo dài thời gian thực hiện

Đắk Lắk: Hơn 800 tỷ đồng vốn đầu tư công được kéo dài thời gian thực hiện

Trang địa phương - Lê Hường - 1 giờ trước
Hội đồng Nhân dân tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Nghị quyết 03/NQ-HĐND ngày 3/5/2024 về việc cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2023 sang năm 2024 nguồn vốn ngân sách địa phương.
Nhiều tác phẩm báo chí khoa học công nghệ xuất phát từ hơi thở cuộc sống

Nhiều tác phẩm báo chí khoa học công nghệ xuất phát từ hơi thở cuộc sống

Khoa học - Công nghệ - Minh Nhật - 1 giờ trước
Ngày 16/5, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ trao Giải thưởng báo chí khoa học công nghệ năm 2023 và phát động Giải báo chí khoa học công nghệ năm 2024. Ban Giám khảo đánh giá nhiều tác phẩm báo chí khoa học công nghệ xuất phát từ hơi thở cuộc sống.
Kon Tum: Công bố Quyết định công nhận Làng du lịch cộng đồng đầu tiên của người Gié Triêng

Kon Tum: Công bố Quyết định công nhận Làng du lịch cộng đồng đầu tiên của người Gié Triêng

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Sáng 17/5, UBND xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) tổ chức Lễ công bố Quyết định của UBND tỉnh Kon Tum công nhận Làng du lịch cộng đồng Đăk Răng. Đây là làng du lịch cộng đồng đầu tiên của người Gié Triêng sinh sống trên địa bàn tỉnh Kon Tum.