Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Mường Lống - Đất và người

Thanh Hải - 11:57, 26/05/2023

Hơn 50 km đường rừng đèo dốc từ trung tâm huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) vào Mường Lống đã từng khiến cánh tài xế ngán ngẩm. Chúng tôi cũng vậy. Nhưng khí hậu mát lành, cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, đặc biệt là câu chuyện về những người Mông vượt khó, vượt khổ đeo đuổi con chữ với ước mơ thoát nghèo cứ thế cuốn hút chúng tôi. Vậy là đi…

Mường Lống ẩn dấu trong mình bao câu chuyện về đất và người
Mường Lống ẩn dấu trong mình bao câu chuyện về đất và người

Bản anh hùng ca dưới lớp sương mờ

Nằm ở độ cao 1.500 m so với mực nước biển, thung lũng Mường Lống (Kỳ Sơn) được ví như “cổng trời” xứ Nghệ. Cách đây chừng vài chục năm về trước, nhắc tới địa danh Mường Lống, nào có ai đủ can đảm để đi. Thời ấy, người vào Mường Lống chỉ là anh bộ đội, là chị giáo viên đi nghĩa vụ hay dăm thì mười họa có cán bộ huyện vào làm việc với xã, thôn bản. Đường vào Mường Lống loanh quanh, cua gấp khuỷu tay như tất cả con đường miền núi phía Bắc. Sự xa ngái và khó khăn về cung đường phải chăng đã làm cho Mường Lống trở thành vùng đất nghèo bậc nhất xứ Nghệ?!

Chủ tịch UBND xã Mường Lống Và Chá Xà tâm sự: Do điều kiện tự nhiên mang tính đặc thù của vùng biên viễn, phần lớn bà con lâu nay chỉ trông đợi vào vài thửa ruộng, vật nuôi. Thành ra, cuộc sống vì thế mà gian truân, khó khăn lắm.

Cũng chính lời ông Xà, được Đảng, Nhà nước luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện, hỗ trợ, nhất là từ khi đường vào trung tâm xã, bản được đầu tư, mở rộng, thì Mường Lống dần khởi sắc hơn về kinh tế. Dẫu thế, Mường Lống hiện vẫn đang là xã thuộc diện khó khăn của huyện miền núi Kỳ Sơn với khoảng 50% dân số thuộc diện nghèo.

Nhưng, Mường Lống không chỉ có vậy. Vùng đất cực Tây xứ Nghệ còn ẩn sâu dưới lớp sương mờ là biết bao câu chuyện chất chứa nỗi đau và cả bản anh hùng ca bất tử mà chỉ có những con người nơi đây mới hiểu...

Ấy là đêm 24/6/1964, một trận tàn sát kinh hoàng của phỉ Châu Phà (vua trời) đã cướp đi sinh mạng của 21 công nhân đang làm việc tại Trại dược liệu Mường Lống thuộc Ty Lâm nghiệp Nghệ An.

Cũng trong đêm ấy, không chỉ Trại dược mà tất cả các cơ quan đóng ở Mường Lống đều bị phỉ tấn công và đều có người thương vong. Biết tin Mường Lống bị phỉ tấn công, Bộ đội, Công an Nhân dân vũ trang từ các đồn và ở thị trấn Mường Xén ngay lập tức vào yểm trợ. Do chỉ có duy nhất một con đường độc đạo dẫn vào Mường Lống nên các cuộc giao tranh giữa Bộ đội, Công an Nhân dân vũ trang Nghệ An với các toán phỉ diễn ra rất ác liệt.

Mường Lống còn là quê hương của Anh hùng, liệt sĩ Và Bá Giải. Anh Giải sinh năm 1975, là con trai thứ 2 trong gia đình ông Và Phái Tểnh - nguyên Bí thư Đảng ủy xã Mường Lống. Năm 1992, sau khi tốt nghiệp THPT, anh tình nguyện tham gia vào lực lượng Bộ đội Biên phòng. Ngày 26/7/2004, Trung úy Và Bá Giải khi đang làm nhiệm vụ trinh sát tuần tra địa bàn Đồn Biên phòng Tam Hợp quản lý (gồm 2 xã Tam Hợp và Tam Quang, huyện Tương Dương) đã bị một toán phỉ đang tìm cách xâm nhập biên giới bắn trả và hy sinh.

Mường Lống – đất và người 1
Đường vào Mường Lống với những khúc cua tay áo

Mường Lống ngày nay đã đổi khác hơn rất nhiều so với mấy chục năm trước. Những rẫy thuốc phiện đã bị phá bỏ, thay vào đó là mận, đào ngon nức tiếng, đẹp quanh năm. Ông Và Chá Xà - Chủ tịch UBND xã Mường Lống nói như reo: 13 bản thì bản nào đời sống cũng khấm khá hơn nhờ chăn nuôi bò, gà đen cho thu nhập cao. Hằng ngày, thương lái dưới xuôi đánh xe lên mua bò cứ nườm nượp. Mừng lắm!

Trên đất Trại dược liệu Mường Lống năm xưa, nay được Tập đoàn TH đầu tư hàng chục tỷ đồng trồng cây dược liệu. Trong căn nhà tình nghĩa của Anh hùng, liệt sĩ Và Bá Giải cũng luôn rộn tiếng cười con trẻ. Căn nhà đã trở thành địa chỉ đỏ để con em người Mông học tập noi gương.

Đất học nơi “cổng trời”

Những đói nghèo, lạc hậu, xa ngái… một thời, phải chăng là “cái cớ” để người Mông nơi Mường Lống trỗi dậy niềm tự tôn giống nòi mà học hành?

Theo những thống kê sơ bộ, nhiều người Mông ở Mường Lống học hành, đỗ đạt cao, đảm đương nhiều chức vụ ở tỉnh, huyện… và được ví như là vùng đất của sự học ở huyện rẻo cao Kỳ Sơn.

Hiện nay, ngoài cán bộ cấp phòng thuộc các sở, ngành cấp tỉnh, là Và Bá Của - Phó phòng Chính sách Ban Dân tộc, còn có bác sĩ Xồng Bá Dìa công tác tại Bệnh viện Hữu nghị đa khoa tỉnh.

Với Và Bá Của, hành trình đi học rồi vượt “cổng trời”… làm cán bộ tỉnh, có lúc tưởng như sự học của anh phải tạm gác lại. Nhưng rồi, ý nghĩ “làm sao để thoát nghèo, chỉ có học và học”… lại thôi thúc bước chân anh.

Mường Lống – đất và người 2
Học sinh Trường PTDT Bán trú Tiểu học Mường Lống 2 tại khu bán trú của nhà trường

Trong tiềm thức của Và Bá Của, hành trình đi tìm con chữ đầy gian nan như chính con đường vào bản Xám Xúm, vào đất Mường Lống quê hương của anh vậy. Anh Của kể: Tôi phải đi bộ những 2 ngày đường từ nhà mới ra được thị trấn Mường Xén để học cái chữ. Để tới trường, tôi phải đi bộ từ mờ sáng, đùm gạo và muối trắng mang theo. Tối ở đâu thì ngủ nhờ ở đó. Sáng mai lại đi tiếp và cũng cuối chiều mới ra đến trường.

Ở đất Mường Lống, những người Mông từng là cán bộ huyện, thì nhiều lắm. Là cụ Vừ Nhìa Vừ - nguyên Chủ tịch Ủy ban MTQT huyện; ông Lầu Nỏ Tu - nguyên Viện trưởng Viện Kiểm sát huyện; ông Hờ Pa Chù - nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy; ông Lầu Chồng Vừ - nguyên Phó bí thư Huyện ủy…

Với cán bộ đương nhiệm thì cũng không ít. Đó là các ông: Lỳ Bá Thái - Phó Bí thư Huyện ủy; Lầu Bá Thái - Phó phòng Nội vụ; Lầu Bá Tĩnh - Trưởng phòng Dân tộc; Lầu Bá Súa - Hiệu trưởng Trường THPT DTNT huyện; Lầu Bá Chò - Phó khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện huyện; Và Bá Hùa - Phó trưởng Công an huyện; Mùa Bá Bì - Đội trưởng Đội Cảnh sát Giao thông huyện…

Ông Lỳ Bá Thái - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Kỳ Sơn - một người con của đất Mường Lống, cũng là tấm gương vượt khó về sự học. Chính ông Thái cũng là một trong những người Mông đầu tiên ở Kỳ Sơn có bằng đại học. Để đến trường, bắt đầu từ năm lớp 3, ông đã phải băng rừng đi bộ quãng đường 10 km. Khi lên cấp 2, quãng đường lên tới 60 km.

Mường Lống – đất và người 3
Chất lượng giáo dục ở Mường Lống nằm tốp đầu huyện Kỳ Sơn

Trong số 66 cán bộ, giáo viên 3 cấp học trên địa bàn xã Mường Lống, thì người Mông tại địa phương ấy chiếm hơn 30%. Thầy Đoàn Huy Quang lên công tác ở Kỳ Sơn từ năm 1993 và nay đang là chuyên viên Phòng Giáo dục huyện. 40 năm ở vùng đất khó, thầy Quang hiểu hơn ai hết vùng đất cực Tây xứ Nghệ này. 

Thầy Quang cho biết: Rất nhiều cán bộ, giáo viên là người Mông của xã Mường Lống đang công tác ở các trường khác trong toàn huyện. Còn chất lượng giáo dục ở Mường Lống, có truyền thống từ xưa. Riêng 3 năm trở lại nay, chất lượng giáo dục thuộc tốp đầu của huyện.

Xin được kết thúc bài viết bằng một câu chuyện, được cho là “bước đột phá” về sự học của người Mông ở Mường Lống. Tết của người Mông diễn ra chừng 1 tháng trước Tết Nguyên đán. Vậy là, vì ăn hai cái tết cùng một lúc, mất chừng 2 tháng, mà nhiều đứa trẻ người Mông ít đi học hoặc bỏ học sớm. Nhận thấy sự bất cập đó, năm 1994, khi đang là sinh viên năm nhất của Học viện Biên phòng, ông Lỳ Bá Thái đã gửi thư cho Tỉnh ủy, HĐND tỉnh Nghệ An kiến nghị sáp nhập Tết cổ truyền người Mông với Tết Nguyên đán.

Cùng thời điểm đó, huyện Kỳ Sơn cũng ra Nghị quyết để sáp nhập Tết cổ truyền người Mông vào tết Nguyên đán. Trong đó, xã Mường Lống là xã đầu tiên triển khai. Dù bị các cụ phê bình, có ý kiến trái chiều, vì do ông mà tết cổ truyền của dân tộc bị mất đi, khiến ông phải giải thích mãi, nhưng đó một “bước đột phá” lớn. Kể từ sau đó, số lượng con em người Mông đến trường mới tăng dần, trong đó có Mường Lống. Cho đến nay, ở Kỳ Sơn nói chung, Mường Lống nói riêng, người Mông có tỷ lệ tốt nghiệp đại học nhiều nhất trong các DTTS.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Trải qua những năm tháng khó khăn, bất ổn, được sự quan tâm chăm lo đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước; tinh thần trách nhiệm của các cấp, lực lượng chức năng... diện mạo cơ sở hạ tầng, đời sống của đồng bào DTTS ở những bản làng vùng biên giới nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc hôm nay đã và đang ngày càng khởi sắc.
Tin nổi bật trang chủ
Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Du lịch - Trần Mạnh Tuấn - 08:50, 28/04/2024
Sau gần một thế kỷ giải phóng, xây dựng và phát triển, từ mảnh đất được coi là “địa ngục trần gian” của thế kỷ XX, Côn Đảo đã trở thành “thiên đường du lịch” giàu có, là điểm đến linh thiêng của khách thập phương trên toàn thế giới.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 08:43, 28/04/2024
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Giáo dục - Hờ Bá Hùa - 08:38, 28/04/2024
Gần 26 năm gắn bó với học sinh các DTTS ở xứ Nghệ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò miền núi vượt khó vươn lên, chinh phục ước mơ, tự tin bay ra “biển lớn”. Đồng thời, cô đóng góp quan trọng đưa trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, không chỉ của tỉnh Nghệ An mà của cả hệ thống các trường Dân tộc nội trú trong toàn quốc.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 08:25, 28/04/2024
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Thời sự - PV - 21:15, 27/04/2024
Ngày 27/4, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đã tiếp xúc cử tri tại huyện Thoại Sơn và thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Môi trường sống - Minh Nhật - 17:13, 27/04/2024
Trong kỳ nghỉ lễ 5 ngày tới đây, nắng nóng gay gắt diễn ra trên khắp cả nước ta, có những nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt. đây là lần đầu tiên trong 10 năm qua mà cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng trong kỳ nghỉ lễ như vậy.
U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 17:07, 27/04/2024
Trong trận tứ kết giải U23 châu Á, đương kim vô địch Saudi Arabia đã thất bại trước Uzbekistan với tỉ số 2-0, qua đó chính thức mất đi cơ hội bảo vệ chức vô địch của mình.
Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Tin tức - Vũ Mừng - 16:55, 27/04/2024
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang xác nhận thông tin về việc 2 cán bộ kiểm lâm đã tử nạn khi làm nhiệm vụ.
U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 16:45, 27/04/2024
Trong trận Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Việt Nam đã để thua đáng tiếc trước U23 Iraq với tỉ số tối thiểu 1-0 và bị loại khỏi giải đấu năm nay.
Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Trang địa phương - Hoàng Thùy - 16:25, 27/04/2024
Ngày 27/4, lãnh đạo UBND xã Ea Kly (huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) cho biết: Trận mưa đá chiều 26/4 làm thiệt hại 260ha diện tích lúa đang chín, chuẩn bị thu hoạch, trong đó 190ha lúa bị thiệt hại 100%. Ngoài ra, còn các cây trồng khác trên địa bàn xã Ea Kly cũng bị ảnh hưởng, chưa xác định được diện tích.