Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Khi cây anh túc đã đi vào quá vãng

Nguyễn Thanh - 22:57, 16/04/2022

Những thung lũng rộng lớn ở Na Ngoi, Tây Sơn, Mường Lống, Huồi Tụ, Nậm Cắn thuộc huyện rẻo cao Kỳ Sơn (Nghệ An)… một thời là “thủ phủ” của hoa anh túc. Nơi đây, những bản làng tít tắp của người Mông cũng một thời đói kém, lạc hậu và bao hệ lụy từ “nàng tiên nâu”. Nhưng, tất cả đã là kí ức để nhường chỗ cho những mô hình kinh tế hiệu quả như nuôi gà đen, trâu, bò, trồng mận tam hoa, trồng rừng…

Một góc xã Mường Lống, huyện Kỳ Sơn hôm nay
Một góc xã Mường Lống, huyện Kỳ Sơn hôm nay

Bước chân của Vừ Chông Pao

Cách đây nhiều năm, trên địa bàn tỉnh Nghệ An, ở đâu có người Mông sinh sống là ở đó có cây anh túc (còn gọi là cây thuốc phiện). Thế nên, chẳng lạ gì khi những thung lũng rộng lớn ở Na Ngoi, Tây Sơn, Mường Lống, Huồi Tụ, Nậm Cắn… đều bạt ngàn cây anh túc. Cây anh túc một thời đã là nguồn thu nhập chính của bà con nơi đây.

Ngoài một phần được nhập để chế biến dược liệu, thì hệ lụy từ cây anh túc để lại  lớn hơn những gì mà đồng bào nơi đây thu nhận được. Cuộc sống bản làng vẫn khó khăn, những ngôi nhà vẫn “trống huơ trống hoác”, tỉ lệ người nghiện gia tăng…

Làm sao xóa bỏ được cây anh túc? Một câu hỏi thực sự khó trả lời. Gặp nhiều già làng nơi miền biên xứ Nghệ, chúng tôi được nghe một câu chuyện của Anh hùng LLVT Vừ Chông Pao (1930 - 2015) - người được xem là vị “thủ lĩnh” của đồng bào các dân tộc huyện Kỳ Sơn. Vừ Chông Pao từng là “thủ lĩnh” đánh đuổi tay chân của phỉ Vàng Pao ở núi rừng biên giới, nay đã lại đi đầu trong cuộc chiến xóa bỏ cây anh túc.

Người Mông ở Tri Lễ chăn nuôi trâu, bò, ngựa cho hiệu quả kinh tế cao
Người Mông ở Tri Lễ chăn nuôi trâu, bò, ngựa cho hiệu quả kinh tế cao

Theo dòng hồi tưởng của các già làng, những năm 1993, khi đang làm Chủ tịch HĐND huyện Kỳ Sơn, ông Vừ Chông Pao nhận nhiệm vụ về các bản làng người Mông vận động bà con phá bỏ cây anh túc. Và, bước chân ông Pao gần như đi khắp các bản làng, nương rẫy của người Mông để vận động bà con bỏ cây anh túc, sang trồng loại cây khác theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Đích thân ông Pao đã đến các địa bàn được xem là “điểm nóng” cây anh túc ở Na Ngoi, Mường Lống, Huồi Tụ… nhưng nhiều người không nghe. Vừa kiên trì vận động, thuyết phục, vừa ra tận rẫy để nhổ bỏ cây anh túc, phải mất gần 3 năm mới cơ bản xóa bỏ được thứ cây này ở núi rừng Kỳ Sơn.

Ở các huyện khác có đồng bào Mông sinh sống như Quế Phong, Tương Dương cũng đã vào cuộc quyết liệt để xóa bỏ cây anh túc, và thay thế bằng các loại cây, con khác. Đến khoảng năm 2000, đồng bào Mông ở xứ Nghệ gần như không còn trồng cây anh túc, chỉ sót lại một vài nơi, người dân lén lút trồng lác đác giữa rẫy rau cải, nhưng số lượng không đáng kể và nhanh chóng bị phát hiện, nhổ bỏ.

Kể về quá trình xóa bỏ cây anh túc, ông Và Chá Xà, Chủ tịch UBND xã Mường Lống  nhớ rành rẽ: Tôi lúc ấy mới làm cán bộ giao thông của xã và tham gia đoàn công tác đến từng bản, từng hộ để vận động. Rất khó khăn để thay đổi nhận thức, suy nghĩ của bà con vì họ cho rằng, chỉ có cây thuốc phiện mới đứng được trên những dãy núi mù sương.

“Chúng tôi tìm gặp, vận động các vị già làng cùng vào cuộc, giúp sức để nói cho bà con hiểu rõ đây là chủ trương tốt đẹp của Đảng, Nhà nước mong muốn bà con đoạn tuyệt với thứ cây nhiều tác hại để tìm các loài cây, con khác thay thế”, ông Và Chá Xà kể.

Chanh leo của người Mông ở xã Tri Lễ, huyện Quế Phong
Chanh leo của người Mông ở xã Tri Lễ, huyện Quế Phong

Những triệu phú trên rẻo cao

Trong cuộc chiến với cây anh túc, cán bộ từ xã đến bản và giáo viên là những người đi đầu, làm gương. Những vạt rẫy ngập đầy cây anh túc, đã được nhổ bỏ để chuyển sang trồng cây mận tam hoa và phát triển chăn nuôi trâu, bò.

“Mưa dầm thấm lâu”, lại thấy nhiều hộ tiên phong xóa bỏ cây anh túc có cuộc sống khá hơn từ chăn nuôi trâu, bò, gà, trồng mận tam hoa… bà con dần nghe và làm theo.

Đến năm 2000, cây anh túc gần như không còn hiện diện trên đất Mường Lống. Thay vào đó là cuộc sống mới no đủ trên mỗi bản làng. Bà con đang tập trung phát triển kinh tế trang trại và chăn nuôi gia súc. Có những hộ nuôi tới 40 con trâu, bò, mỗi năm thu nhập hàng trăm triệu đồng, hộ nào ít cũng từ 3 - 5 con, giúp đời sống gia đình luôn ổn định, con cái được học hành đến nơi đến chốn.

Ông Vừ Vả Chống dưới tán cây sa mu ngót 20 năm tuổi
Ông Vừ Vả Chống dưới tán cây sa mu ngót 20 năm tuổi

Những năm gần đây, lên miền Tây xứ Nghệ, hẳn nhiều người sẽ lác mắt về gia tài của những “triệu phú” người Mông. Minh chứng như ông Vừ Vả Chống không chỉ được biết đến là triệu phú ở bản Huồi Đun, xã Huồi Tụ (Kỳ Sơn), mà còn là người tiên phong đưa cây pơ mu, sa mu về trồng thành công. Nay, trang trại của ông Chống đã có hẳn một rừng 3ha với 3.000 cây pơ mu, sa mu; 2,5ha chè tuyết shan; đàn bò gần 20 con… với thu nhập mỗi năm gần 200 triệu đồng.

Ở xã Na Ngoi (Kỳ Sơn), mô hình chăn nuôi trâu, bò của Xồng Bá Dênh (bản Buộc Mú 1), đang được nhiều người học tập. Dênh đã vay vốn mua trâu, bò, khoanh gần 2 ha đồi để chăn thả, trồng 1,6 ha cỏ voi làm thức ăn. Hiện đàn trâu, bò của anh xấp xỉ 20 con, trị giá khoảng 500 triệu đồng.

Ông Vừ Vả Chống (ngoài cùng bìa trái) chia sẻ kinh nghiệm ươm và trồng cây sa mu và pơ mu cho bà con
Ông Vừ Vả Chống (ngoài cùng bìa trái) chia sẻ kinh nghiệm ươm và trồng cây sa mu và pơ mu cho bà con

Chủ tịch UBND xã Na Ngo Mùa Bá Giờ có lẽ là người vui nhất. Ông Giờ cười rõ tươi: Nhờ phát triển chăn nuôi và trồng gừng, đời sống của bà con người Mông ở đây đã được nâng lên đáng kể. Xã ta còn có không ít gia đình có mức thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm nhờ chăn nuôi như Xồng Dua Tồng (Buộc Mú 1), Mùa Pà Danh (Kẹo Bắc) trên 30 con trâu, bò; thu nhập từ trồng gừng Xồng Rả Lầu (Buộc Mú 1); Mùa Nỏ Nanh (Pù Khả 2)… Tính trung bình toàn xã, thu nhập hiện tại gần 2 triệu đồng/người/tháng đấy.

Mô hình chăn nuôi ngựa của Thò Bá Vừ ở bản Pà Khốm
Mô hình chăn nuôi ngựa của Thò Bá Vừ ở bản Pà Khốm

Thật mừng, người Mông ở các xã vùng cao Nghệ An như Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong đã có những bước tiến về sản xuất và đời sống. Những mô hình chăn nuôi đại gia súc, trồng rừng, chanh leo, gừng, nuôi gà đen, lợn đen, trồng dược liệu... đã thực sự mang lại hiệu quả cao góp phần đổi thay bộ mặt bản làng vùng biên.

Và, danh sách những “triệu phú” người Mông, theo năm tháng đã dài thêm. Ấy là Xồng Bá Lẩu ở bản Buộc Mú, xã Na Ngoi, với mô hình trang trại trồng đào, mận tam hoa, trồng dược liệu, chăn nuôi trâu, bò và con gà đen…; Thò Bá Vừ, Lỳ Nỏ Pó ở bản Pà Khốm (nay là bản Minh Châu) xã Tri Lễ, huyện Quế Phong sở hữu đàn trâu, bò, dê, ngựa hàng trăm con; mô hình trồng chanh leo của Và Bá Ka; chăn nuôi và trồng lúa nước của Và Tổng Sử ở xã Nhôn Mai (Tương Dương)…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lễ hội A Riêu Piing ở A Bung được tổ chức lại sau 10 năm vắng bóng

Lễ hội A Riêu Piing ở A Bung được tổ chức lại sau 10 năm vắng bóng

Như một cái duyên, tôi trở lại xã A Bung (huyện Đakrông, Quảng Trị) đúng vào dịp lễ A Riêu Piing đang diễn ra. Sau bao năm gần như bị lãng quên trong cuộc sống hiện đại, lễ hội A Riêu Piing ở A Bung tiếp tục được tổ chức vẫn mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống đồng bào Pa Cô (dân tộc Tà Ôi), đặc biệt là âm thanh vang vọng, rộn rã của tiếng cồng, tiếng chiêng- điểm nhấn quan trọng trong lễ hội A Riêu Piing.
Tin nổi bật trang chủ
Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Sự kiện - Bình luận - Ngọc Ánh - 7 giờ trước
Lạm thu phí tham quan di tích, danh lam thắng cảnh; khâu tổ chức phân luồng kém dẫn đến tình trạng nhốn nháo, lộn xộn, tắc nghẽn trên đường lên tham quan di tích; cáp treo quá tải nhưng nhà ga vẫn tiếp tục bán vé để mặc du khách xếp hàng đợi cả vài tiếng đồng hồ… Đây là thực trạng đã và đang diễn ra nhiều năm nay tại không ít điểm tham quan di tích, danh lam thắng cảnh ở Việt Nam khiến du khách không khỏi bức xúc, thất vọng.
Lễ hội A Riêu Piing ở A Bung được tổ chức lại sau 10 năm vắng bóng

Lễ hội A Riêu Piing ở A Bung được tổ chức lại sau 10 năm vắng bóng

Phóng sự - Phạm Tiến - 7 giờ trước
Như một cái duyên, tôi trở lại xã A Bung (huyện Đakrông, Quảng Trị) đúng vào dịp lễ A Riêu Piing đang diễn ra. Sau bao năm gần như bị lãng quên trong cuộc sống hiện đại, lễ hội A Riêu Piing ở A Bung tiếp tục được tổ chức vẫn mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống đồng bào Pa Cô (dân tộc Tà Ôi), đặc biệt là âm thanh vang vọng, rộn rã của tiếng cồng, tiếng chiêng- điểm nhấn quan trọng trong lễ hội A Riêu Piing.
Tả Lèng mùa nước đổ...

Tả Lèng mùa nước đổ...

Phóng sự - Thuỳ Giang - 7 giờ trước
Có dịp quay lại Tả Lèng (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) vào một ngày đầu tháng năm. Lần này không có những thửa ruộng bậc thang sóng sánh ánh vàng lúa chín, mà lại là một quang cảnh vùng non cao hoang sơ và trầm mặc.
Chuyển đổi số ở các bản làng vùng DTTS Quảng Ninh

Chuyển đổi số ở các bản làng vùng DTTS Quảng Ninh

Khoa học - Công nghệ - Mỹ Dung - 8 giờ trước
Đến nay không chỉ ở thành thị, mà người dân ở các thôn, bản vùng cao, vùng DTTS tỉnh Quảng Ninh cũng đã nắm bắt thời cơ, bắt nhịp chuyển đổi số để trở thành những "công dân số". Nhờ đó, người dân tiếp cận các chính sách dân tộc nhanh chóng; đồng thời ứng dụng hiệu quả trong đời sống xã hội và trong lao động, sản xuất
Quảng Nam: Đề nghị hỗ trợ hơn 87 tỷ đồng thực hiện Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh

Quảng Nam: Đề nghị hỗ trợ hơn 87 tỷ đồng thực hiện Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 8 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Chính phủ hỗ trợ nguồn kinh phí từ ngân sách trung ương cho tỉnh Quảng Nam với hơn 87 tỷ đồng để tỉnh tiếp tục thực hiện Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh.
Tin trong ngày - 13/5/2024

Tin trong ngày - 13/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 13/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cả nước sẽ giảm 13 huyện, 624 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính. Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các DTTS. Nghệ nhân ưu tú K’Tiếu - người níu giữ âm vang cồng chiêng cho buôn làng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Cần sớm xác định lại các xã vùng đồng bào DTTS

Bình Định: Cần sớm xác định lại các xã vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 8 giờ trước
Chiều 15/3, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cùng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định tiếp xúc chuyên đề với cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang huyện Hoài Ân, chuẩn bị kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Quảng Ninh: 4 công nhân thương vong do tai nạn lao động tại Công ty Than Quang Hanh

Quảng Ninh: 4 công nhân thương vong do tai nạn lao động tại Công ty Than Quang Hanh

Trang địa phương - Mỹ Dung - 8 giờ trước
Vào 15 giờ ngày 13/5, tại lò chợ mức -190/-170 vỉa 14.11, Phân xưởng Khai thác 7, Công ty Than Quang Hanh – TKV, Tp. Cẩm Phả (Quảng Ninh) xảy ra sự cố làm 03 công nhân tử vong và 01 công nhân bị thương.
Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà sẽ diễn ra vào đầu tháng 6

Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà sẽ diễn ra vào đầu tháng 6

Thời sự - Trọng Bảo - 8 giờ trước
Thông tin từ UBND huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai cho biết, từ ngày 2-8/6, Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà mở rộng lần thứ 17 năm 2024 sẽ được tổ chức với nhiều nài ngựa ở các tỉnh thành tham gia.
Quảng Trị: Một người đàn ông tử vong, nghi do đầu đạn tồn đọng sau chiến tranh phát nổ

Quảng Trị: Một người đàn ông tử vong, nghi do đầu đạn tồn đọng sau chiến tranh phát nổ

Tin tức - Khánh Ngân - 21:36, 13/05/2024
Chiều 13/5, đại diện UBND xã Hiền Thành, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) cho biết, hiện cơ quan chức năng đang tiến hành xác minh nguyên nhân tử vong của 1 người đàn ông trên địa bàn, nghi do vật liệu nổ tồn đọng sau chiến tranh phát nổ.
Tin trong ngày - 13/5/2024

Tin trong ngày - 13/5/2024

Media - BDT - 20:00, 13/05/2024
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 13/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cả nước sẽ giảm 13 huyện, 624 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính. Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các DTTS. Nghệ nhân ưu tú K’Tiếu - người níu giữ âm vang cồng chiêng cho buôn làng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.