Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Mường Lát (Thanh Hóa): "Vỡ mộng" với cây thoát nghèo!

Quỳnh Trâm - 19:12, 07/05/2021

Thực hiện dự án trồng rừng, từ cuối 2011 đến 2019, đồng bào vùng biên Mường Lát đã trồng, chăm sóc lên đến 17.000 ha cây xoan, lát; trong đó chủ yếu là cây xoan. Cây xoan được trồng không chỉ nhằm phủ xanh đất trống đồi trọc, mà còn mang kỳ vọng trở thành cây thoát nghèo cho người dân nơi đây. Song, gần 10 năm qua, cây trồng này gần như không phát triển.

Cây xoan ở Mường Lát vẫn chậm lớn sau nhiều năm dù được trồng ở tầng đất thấp ven song Mã.
Cây xoan ở Mường Lát vẫn chậm lớn sau nhiều năm dù được trồng ở tầng đất thấp ven sông Mã.

Là người con của huyện Mường Lát, gắn bó với dự án trồng rừng từ những ngày đầu, ông Lương Minh Thông, nguyên Bí thư huyện ủy Mường Lát, nhớ lại: Năm 2012, tỉnh Thanh Hóa thành lập Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội huyện Mường Lát để thực hiện dự án trồng rừng 147. Đây là chủ trương lớn, nhằm hỗ trợ nông dân chuyển đổi đất nương rẫy sang trồng rừng sản xuất.

Mục đích của dự án này, không chỉ nhằm phủ xanh đất trống đồi trọc mà còn nhằm mục đích trồng rừng thoát nghèo cho đồng bào. Kỳ vọng lớn, nên để người dân tích cực hưởng ứng, Chính phủ cấp gạo hỗ trợ với mức 10 kg/khẩu/tháng cho người dân.

Sau khi nghiên cứu thổ nhưỡng, tỉnh Thanh Hóa xác định, địa hình của huyện Mường Lát phù hợp để trồng xoan và lát. Ngay sau đó, chương trình trồng rừng được tiến hành khẩn trương, các đoàn công tác hướng dẫn người dân kỹ thuật và cung cấp giống.

“Lúc đó người người trồng rừng, nhà nhà trồng rừng, ai cũng phấn khởi và hi vọng thoát nghèo nhờ cây xoan, lát. Những năm đầu, xoan phát triển tốt, nhưng sau đó thì không chịu lớn thêmnữa, tính đến nay cũng đã gần chục năm rồi”, ông Thông nói với giọng buồn.

Đến thăm đồi xoan của nhà anh Giàng A Tụa (41 tuổi), dân tộc Mông, ở bản Suối Lóng, xã Tam Chung. Là một hộ nghèo, anh Tụa luôn mong mỏi có kế sinh nhai và thoát nghèo bền vững. 

9 năm trước, anh được tham gia dự án chuyển đổi đất nương sang trồng xoan. Với 1 ha xoan từ năm 2012, những cây xoan ban đầu xanh tốt, hứa hẹn tương lai sáng sủa, thế nhưng chờ mãi cây cứ lẹt đẹt chẳng chịu lớn.

Cứ như đứa trẻ bị còi xương, chăm mãi không lớn. Trồng ngô, trồng sắn có khi còn được ăn hơn.

Ông Sung Xay PóNgười dân bản Chim, xã Nhi Sơn

“Tôi xót ruột, ngày ngày đều lên ngắm nghía rừng xoan, tỉa cây cỏ dại, phát quang cho cây có không gian phát triển nhưng vẫn không ăn thua”, anh Tụa ngao ngán chỉ vào những cây xoan 9 tuổi chỉ to bằng bắp chân người, thậm chí có cây còn nhỏ bằng cổ tay.

Tương tự là hoàn cảnh của ông Sung Xay Pó, ở bản Chim, xã Nhi Sơn. Dù chán nản với cây xoan, nhưng vì là “cây của Nhà nước” nhưng ông không dám chặt bỏ. 

Ông Pó nhớ những năm 2011 - 2012, hàng ngày ông lên nương từ sáng tinh mơ để đi trồng xoan, hi vọng mở ra cánh cửa thoát nghèo cho bản làng, cho gia đình ông. Nhưng thời gian trôi đi, ông vỡ mộng khi chứng kiến rừng xoan không phát triển,

Nhiều người dân có diện tích xoan cũng nói, họ muốn trồng thêm các loại cây ngắn ngày dưới tán xoan như bầu bí, khoai mán, khoai sọ nhưng chúng không sống được. Vì thế, ngoài gạo hỗ trợ trồng rừng của Nhà nước, họ không có thêm thu nhập khác.

Tính từ cuối năm 2011 đến năm 2019, đồng bào huyện Mường Lát đã trồng, chăm sóc lên đến 17.000 ha xoan, lát. Đây có thể nói là thời kỳ diện tích phủ xanh đồi trọc lớn nhất từ trước đến nay, mang theo bao kỳ vọng về giấc mơ xóa đói, giảm nghèo, nhưng vẫn chưa thành hiện thực.

“Ban đầu khi thực hiện dự án, chính quyền tính toán cho thấy, cây xoan có thể cho thu hoạch trong vòng 6 - 7 năm, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng ngô, sắn. Tuy nhiên, lứa đầu tiên đến nay đã 9 năm chưa có thu hoạch”, ông Lương Minh Thông, nguyên Bí thư huyện ủy Mường Lát chia sẻ.

Từ dự án được kỳ vọng giúp giảm nghèo, giờ đây những cây xoan lại trở thành nỗi bức xúc của người dân
Từ dự án được kỳ vọng giúp giảm nghèo, giờ đây những cây xoan lại trở thành nỗi bức xúc của người dân

Được biết, tại nhiều kỳ họp HĐND huyện Mường Lát, cử tri có ý kiến về việc chậm thu hoạch và nói thẳng cây xoan là không hiệu quả. Tiếp thu ý kiến của cử tri, huyện đã báo cáo lên tỉnh, tuy nhiên tỉnh chưa có đánh giá tổng kết thì chưa thể cho dân khai thác hay chuyển đổi cây trồng được. Bởi vậy, đến nay người dân vẫn loay hoay với diện tích xoan còi cọc và đói nghèo bủa vây.

Liên quan vấn đề này, ông Cao Văn Cường, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Thanh Hóa cho biết: Hiện nay, Sở NN&PTNT đã xây dựng chương trình phát triển nông nghiệp - xây dựng nông thôn mới trình UBND và các sở, ban ngành liên quan, cho ý kiến trước khi hoàn thiện gửi Ban thường vụ Tỉnh ủy xem xét chỉ đạo hoàn thiện trước khi trình BCH Đảng bộ tỉnh. Riêng đối với huyện huyện biên giới Mường Lát dự kiến sẽ có một đề án riêng về phát triển nông nghiệp hậu cây xoan. 

Theo ông Cường, với đề án này, Sở NN&PTNT sẽ tính toán chi tiết rõ đến từng hộ gia đình, và có quy định cụ thể hơn đối với những người tham gia trồng rừng. Chẳng hạn như, nhà có 3 ha thì 1 ha là trồng rừng phát triển kinh tế, 1 ha trồng rừng phòng hộ và 1 ha còn lại là trồng cây dược liệu, cây ngắn ngày và chăn nuôi… như thế vừa đảm bảo được sinh kế của người dân mà vẫn đảm bảo được mục tiêu phủ xanh.

"Tất cả những trăn trở về hướng đi cho phát triển kinh tế Mường Lát, thời gian tới Sở phối hợp với Viện Nông nghiệp Thanh Hóa có những đánh giá cụ thể về điều kiện đất đai, điều kiện cây trồng, hiệu quả từng loại cây trồng, cơ chế chính sách cụ thể trước khi trình tỉnh, các ngành, đơn vị về đề án riêng cho Mường Lát", ông Cường cho biết thêm.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Từ ngàn xưa, cây sâm Ngọc Linh được đồng bào Xơ Đăng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam rất trân quý, gọi là cây “thuốc giấu”, và xem đó là món quà do Giàng (Trời) ban để bồi bổ sức khoẻ cũng như chữa bệnh. Ngày nay đã thành thông lệ, mỗi tháng một lần, những phiên chợ sâm Ngọc Linh “độc nhất vô nhị” đã thu hút các đại gia từ mọi miền đất nước đổ về tìm mua sâm. Đây cũng là dịp để những “tỷ phú xứ núi” gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trồng cây “thuốc giấu”.
Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Kinh tế - T.Nhân - H.Trường - 5 giờ trước
Từ ngàn xưa, cây sâm Ngọc Linh được đồng bào Xơ Đăng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam rất trân quý, gọi là cây “thuốc giấu”, và xem đó là món quà do Giàng (Trời) ban để bồi bổ sức khoẻ cũng như chữa bệnh. Ngày nay đã thành thông lệ, mỗi tháng một lần, những phiên chợ sâm Ngọc Linh “độc nhất vô nhị” đã thu hút các đại gia từ mọi miền đất nước đổ về tìm mua sâm. Đây cũng là dịp để những “tỷ phú xứ núi” gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trồng cây “thuốc giấu”.
Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Kinh tế - Giang Lam - 5 giờ trước
Với sự năng động, sáng tạo của mình, những năm gần đây, nhiều ông lang, bà mế ở Tuyên Quang đã tận dụng mạng xã hội để quảng bá nhiều bài thuốc dân gian, gia truyền quý. Hành trình đưa dược liệu xuống phố của họ cũng nhiều điều thú vị.
Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Tin tức - L.Minh - 6 giờ trước
Sáng 1/5, tại Công ty Gỗ Bình Minh trên địa bàn xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai) đã xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến nhiều người thương vong. Theo thông tin ban đầu, đây là vụ tai nạn do nổ lò hơi.
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Sắc màu 54 - Quỳnh Trâm - 9 giờ trước
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, du lịch Thanh Hóa đạt doanh thu khoảng 3,8 nghìn tỷ đồng.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Media - BDT - 9 giờ trước
Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Media - BDT - 9 giờ trước
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao là nghi lễ mang đậm tính nhân văn và luôn hướng con người nhớ về nguồn cội của dân tộc mình. Nghi lễ còn là sợi dây liên kết cộng đồng, dòng họ, làng bản ngày càng đoàn kết, bền chặt cùng nhau xây dựng quê hương.
“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

Tin tức - Thanh Thuận - 10 giờ trước
Với mong muốn tuyên truyền đến cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân và nhân dân về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ, Điện ảnh Quân đội nhân dân sẽ tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/05/2024) từ ngày 3-6/5 tại Rạp chiếu phim Điện ảnh Quân đội nhân dân, số 17 phố Lý Nam Đế, Hà Nội.
Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Giáo dục - Khánh Sơn - 10 giờ trước
Trường Đại học Luật Hà Nội vừa ban hành thông báo xét tuyển trình độ đại học hình thức đào tạo chính quy năm 2024 (Khóa 49) theo các phương thức xét tuyển sớm.
Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Thời sự - Thanh Nguyên - 10 giờ trước
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm đặc biệt với chủ đề “Đường lên Điện Biên”. Những thời khắc lịch sử của dân tộc tại chiến trường Điện Biên Phủ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp được tái hiện qua 70 tác phẩm trưng bày tại triển lãm mang đến cho người xem những ấn tượng sâu sắc.
Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Tin tức - Thanh Nguyên - 12 giờ trước
Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc 17 ấn phẩm sách đặc biệt, đưa bạn đọc đến với bức tranh toàn cảnh về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.