Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Mùa “đi xuôi” chơi chợ

PV - 16:38, 03/02/2023

Khi hạt thóc đã về kho, những cánh chim Cơ Tia, C’rao sải cánh giữa đại ngàn, hoa Pơ lang thắp lửa giữa nền trời xanh thẳm... mùa lữ hành đã đến. Già trẻ, gái trai ở các buôn làng Tây Nguyên hẹn hò “đi xuôi” chơi chợ. Họ thích thú rảo theo những cung đường mòn song song các dãy núi, gùi trên lưng và xà gạc cầm tay, du hành về phía biển, mang sản vật của miền Thượng đổi lấy vị mặn của biển khơi. Và, trên những cung đường “hạt muối năm xưa” ấy, đã nảy nở những thâm tình.

Trên cung đường “hạt muối năm xưa”
Trên cung đường “hạt muối năm xưa”

Mang âm hưởng bản Tình ca Tây Nguyên, tôi lang thang lần theo tích cũ trên cung đường huyền thoại Nam Tây Nguyên, để nghe chuyện về “hạt muối năm xưa...”.

Sáng. Cung đường nối thành phố hoa Đà Lạt và phố biển Nha Trang nắng vàng tơ. Phía chân Bidoup, buôn Đưng K’si, xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng yên bình đến lạ. Bên hiên nhà vừa mới cất chưa lâu, già Bon Tô Sa Nga phà khói thuốc vào thinh không, nhìn về phía núi. Có lẽ, ông đang du ngoạn qua “miền mơ tưởng”! - Chuyện con đường muối à? Dài lắm..., ông mở lời. Ở vùng đất này có hai tuyến đường xưa cha ông thường “lòt drà” (đi chợ), khi mùa màng thu hoạch xong. “Nói là “lòt drà”, nhưng ngày xưa miền Thượng làm gì có chợ. Muốn đổi chác, mua sắm phải xuống tận miền biển Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa mới có họp chợ và hạt muối cũng theo cái gùi bà con về với buôn làng”, già Sa Nga thổ lộ.

Chuyện hạt muối trong ký ức của già làng Cơ Ho, Mạ, Chu Ru... trên miền đất Tây Nguyên huyền ảo, hẳn chưa thể lạt phai về con đường “đủ bàn chân đi” cắt ngang những cánh rừng, để người miền Thượng gùi sản vật xuống miền biển đổi chác, cõng về những hạt muối trong sự chờ đợi của bà con buôn làng. Qua bao chu kỳ hành trình “cõng” hạt muối, đã có những mối tình “gừng cay, muối mặn” nảy nở, kết trái đến tận bây giờ. Già Sa Nga bảo, ngày chưa về nhà vợ (theo tục bắt chồng của người Cơ Ho), hàng đêm, bên bếp lửa hồng, cha ông, cụ Pi Năng Noa, thường kể cho các con nghe về buôn làng Raglay, nơi neo đậu tuổi thơ trước khi theo bà Bon Tô KBắc lên xứ này. Giờ ông bà đã về với rừng Yàng, nhưng Sa Nga, Sa Lốt... vẫn nhớ câu chuyện tình của cha mẹ mình trên hành trình “cõng” hạt muối lên miền Thượng. “Ngày đó, mẹ mình trong đoàn người buôn làng Cơ Ho “đi xuôi”, gùi sản vật của rừng xuống miền biển đổi muối. Đi hàng tuần mới về. Qua những chuyến đi, họ đã phải lòng nhau. Ông cũng theo hạt muối lên ở xứ này”, Sa Nga kể.

Cũng như bao người con trên miền đất bazan Tây Nguyên hùng vĩ, xưa, người Cơ Ho, Mạ, Chu Ru... trên cao nguyên Lang Biang, cao nguyên Di Linh đã trải qua những tháng ngày rất dài đốt cỏ tranh lấy tro làm vị mặn trong các bữa ăn. Và hôm nay, họ vẫn nhớ như in những câu chuyện trên hành trình thung thăng về phía biển.

Nắng lên. Đỉnh Bidoup bồng bềnh mây trắng, như mái tóc buông xõa của bà Cil Kvơr giữa cung đường làng. Đã qua hơn 70 mùa rẫy, nhưng đôi chân người đàn bà một thời băng rừng trên “cung đường muối” vẫn còn khỏe khoắn. Bà nói: “Hạt muối ngày xưa với người Tây Nguyên quý lắm. Bởi thế nên bất chấp hiểm nguy, thú dữ, luồn rừng mấy tuần liền mới có vài ống muối mang về. Nhưng, những chuyến phiêu lưu như thế vui lắm. Đó còn là dịp hẹn hò, gặp gỡ. Có khi việc mua bán, đổi chác không quan trọng bằng việc trao đổi tình nghĩa với nhau, cho nên “lòt drà” cũng coi như là “đi chơi chợ” vậy. Nhờ những chuyến “lòt drà” mà mình “bắt” được chồng”.

Xưa, người miền Thượng thường đi “chơi chợ” như vậy vào mùa khô hàng năm. Mỗi lần “lòt drà” họ đi khá đông, khung cảnh như mùa hội, có khi cả tháng mới về và chỉ về cho kịp lúc những chồi non đội đất chui lên, mùa rẫy đã tới. Và chuyện “hạt muối năm xưa từng trông chờ đỏ mắt...” trong Tình ca Tây Nguyên đã có thể truy nguyên!

Ở vùng Đạ Chais, Đạ Nhim phía chân Bidoup có hai “cung đường muối” vẫn còn dấu tích. Xuôi theo dòng Đạ Mưng về Ninh Thuận và theo triền Hòn Giao, vượt suối Máu về Khánh Hòa. Hôm ấy, khi hoàng hôn vừa buông giữa rừng già, chỉ còn nhịp điệu của thiên nhiên, bà Cil Kvơr thông báo với bà con buôn làng trong đoàn người lữ hành về phía biển, rằng cái bụng bà đã thương ông Ha Lai. “Đơn giản à, hai người trao nhau chiếc vòng trước sự chứng kiến của bà con buôn làng là thành chồng vợ”, già Sa Nga kể. Cũng trong những chuyến phiêu lưu miền xuôi đó, bà KGlang ở buôn Đưng K’si này đã “bắt” được ông Ca Tơr Tự, người con đồng bào Raglay về với buôn làng  Cơ Ho.

Đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên diễn giải những loài cây trên cung đường băng rừng Đạ Chais về Khánh Hòa
Đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên diễn giải những loài cây trên cung đường băng rừng Đạ Chais về Khánh Hòa

Thông thường, người Tây Nguyên lấy nhau trong tộc người của mình. Những cuộc hôn nhân với “người ngoài” rất hiếm, tuân theo sự gần gũi nhau vốn có giữa tộc người này và tộc người kia. Và cung đường tìm vị mặn mòi xứ biển đã tạo nên sự gắn kết. Trong không gian buôn làng Đưng K’si, chúng tôi đã nghe được rất nhiều ngữ hệ.

Nam Tây Nguyên trời xanh lồng lộng. Lau lách dưới bóng đại ngàn, trong bản tiêu dao của chim rừng. Theo bước chân chàng trai miền sơn cước K’Vâng, người dẫn đường chuyên nghiệp trên những cung đường rừng nối miền Thượng và miền biển, anh bảo: “Cung đường này khoảng 30 cây số. Những người già trong các buôn làng Cơ Ho nơi đây nói chắc nịch, đây là “con đường muối năm xưa”. Giờ là cung đường trải nghiệm quyến rũ. Có lẽ, không khí trekking cũng giống cha ông mình ngày xưa qua những câu chuyện kể. “Con đường muối” chỉ là tên gọi mơ hồ, thể hiện sự giao thương miền Thượng - miền xuôi, cái cốt là thú về rừng, đi làng người, ngao du như lữ khách. Và những cuộc du hành như thế đã tạo sự gần gũi giữa các tộc người”.

Bình minh khác biệt giữa rừng. Nắng len lén trườn qua kẽ lá, rót xuống từng sợi lung linh giữa làn sương mờ tỏ. Chim C’rao đã cất tiếng gọi bầy và hành trình “theo dấu cha ông” vẫn tiếp tục... K’Vâng bảo, nhiều già làng Nam Tây Nguyên kể rằng: Xưa, lúc khởi hành, ngoài những món hàng để đổi chác, đoàn người “đi xuôi” chỉ đem theo gạo và ít muối, đó là hai món cần thiết. Còn các thức ăn khác thì rừng núi, suối ao sẽ cho thừa thãi. Và cung đường “hạt muối năm xưa” đã kết giao thâm tình những tộc người không cùng ngữ hệ.

Ðêm, về với buôn làng người Chu Ru ở R’Lơm, Đơn Dương, Lâm Đồng. Già làng Ya Loan đang khơi hồng bếp lửa. “Đi chợ, người Cơ Ho nói là “lòt drà”, còn người Chu Ru mình gọi là “nau drà”. Trẩy phiên chợ xa đổi muối có lẽ là cái cớ. Đó là mùa đi, mùa lữ hành, mùa “đi làng người”, như cái thú của người Tây Nguyên vậy”, già Ya Loan nói. Song, trong sự phóng túng ấy của cư dân đại ngàn cũng có quy ước, dù đoàn người có đông đến mấy, họ vẫn đi theo hàng một; có lẽ, bề ngang con đường không cho phép lối đi nào khác được. Một người trẻ đi trước, đàn bà đi giữa, già làng đi sau. Khi sắp đến làng người, lại thay đổi vị trí, già làng lên trước để là người đầu tiên bước vào làng.

Theo một số tài liệu, cùng những “cung đường muối” phía cao nguyên Lang Biang, xuôi cao nguyên Di Linh là đường mòn Phan Rí (Gun Phô rí), đường mà A.Yersin đã có dịp thám hiểm vào năm 1890 và đường mòn Phan Thiết (Gun Bơ Jai), về sau trở thành trục lộ Ma Lâm - Di Linh. “Các chuyến du hành như vậy rất sảng khoái, đồng bào mình được sống với thiên nhiên, hòa vào rừng và cũng là dịp kết giao, tìm hiểu nhau. Từ ngày lên đường đến khi ai về nhà nấy, đã có nhiều đôi “muối mặn, gừng cay”, nên duyên vợ chồng”, già Ya Loan thổ lộ.

Bình minh đã dát bạc bầu trời, sương bảng lảng trên những ngọn núi. Ngày mới bắt đầu. Bếp lửa già làng vẫn đủ ủ ấm chén trà đêm qua, chợt nhớ chuyện “lòt drà” trong “Miền đất huyền ảo” của Dam Bo (tức Jacques Dournes, Nhà dân tộc học người Pháp): “Họ đi theo những con đường truyền thống xuyên qua vùng Tây Nguyên từ Tây Bắc xuống Đông Nam, vượt qua núi, men theo các đỉnh, đổ xuống đồng bằng và cuối cùng đến Phan Thiết, hoặc Phan Rang, Nha Trang... Các cuộc du hành có khi kéo đến nhiều tuần, vì mang nặng, ấy là những dịp vui thú, mà những người Tây Nguyên ngày nay kể lại một cách thích thú”.

Qua bao hành trình đổi chác sản vật, người miền Thượng, miền biển tự nhiên hình thành sự kết nối cộng đồng. Họ sẻ chia, trao nhau những thứ mình thiếu, mình cần mà không làm ra được. Và, trên những cung đường “hạt muối năm xưa” đã kết giao thâm tình những tộc người không cùng ngữ hệ. Đôi khi, chỉ trong một ngôi nhà sàn, ta có thể nghe cả tiếng Mạ,  Cơ Ho... lẫn tiếng Raglay.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Một lần được “tình tự” tại chợ Khâu Vai

Một lần được “tình tự” tại chợ Khâu Vai

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 4 phút trước
Khâu Vai không chỉ đẹp bỡi phong cảnh núi non hoang sơ, trùng điệp, kết với màu xanh óng ánh của lớp lớp những nương ngô ẩn hiện trong nền mây thấp, mà còn đẹp bởi ở đây có phiên chợ phong lưu.
Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 13 phút trước
Cách TP.Kon Tum khoảng 60 km về hướng bắc, làng Đăk Chờ (xã Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô, Kon Tum) nằm lọt thỏm giữa bốn bề núi rừng hùng vĩ. Sâu trong khu rừng tại huyện Đăk Tô (Kon Tum) có một cây Sao cát hàng trăm năm tuổi đang được lực lượng chức năng luân phiên bảo vệ. Và câu chuyện giữ rừng của họ cũng đầy cam go, nguy hiểm.
SHB giành cú đúp giải thưởng tại Digital CX Awards 2024

SHB giành cú đúp giải thưởng tại Digital CX Awards 2024

Kinh tế - Vũ Mừng - 15 phút trước
SHB giành cú đúp giải thưởng “Trải nghiệm trên nền tảng số nổi bật nhất – hạng mục Nền tảng quản lý dòng tiền” và “Áp dụng công nghệ tốt nhất cho trải nghiệm số” tại Lễ trao giải Digital CX Awards 2024.
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Sự kiện - Bình luận - Tào Đạt - 16 phút trước
Chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược đông xuân (1953 - 1954) của quân và dân ta. Trải qua "56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non" (thơ Tố Hữu), quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên phủ, giành thắng lợi hoàn toàn. Chiến thắng này đã trở thành tiếng sấm rền vang làm rung chuyển thế giới, xé toạc đám mây đen của chủ nghĩa thực dân - đế quốc, mang đến nguồn cổ vũ to lớn cho các dân tộc bị áp bức đứng lên giành độc lập.
Cao Bằng: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô

Cao Bằng: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô

Sắc màu 54 - Minh Anh - 23 phút trước
Ngày 4/5, UBND huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô lần thứ 2 năm 2024, tại xã Đức Hạnh.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 18): “Báo động tình trạng tự ý dùng thuốc, dược liệu không rõ nguồn gốc để trị bệnh”

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 18): “Báo động tình trạng tự ý dùng thuốc, dược liệu không rõ nguồn gốc để trị bệnh”

Việt Nam có nguồn dược liệu dồi dào, nhiều bài thuốc gia truyền, nhiều người lựa chọn sử dụng thuốc Nam vì quan niệm những loại thuốc này lành tính. Tuy nhiên, thói quen tự dùng thuốc, dược liệu của người dân đã dẫn đến hậu quả tổn hại nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về “Báo động tình trạng tự ý dùng thuốc, dược liệu không rõ nguồn gốc để trị bệnh”.
Bình Thuận: Truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS

Bình Thuận: Truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 27 phút trước
Triển khai Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận tổ chức lớp truyền dạy nghề đan lát cho 20 học viên là hội viên phụ nữ, nông dân dân tộc Cơ Ho trên địa bàn xã tại Đông Tiến, huyện Hàm Thuận Bắc.
Phiên họp toàn thể lần thứ 9 của Hội đồng Dân tộc, đã thẩm tra và cho ý kiến nhiều nội dung liên quan đến vùng DTTS

Phiên họp toàn thể lần thứ 9 của Hội đồng Dân tộc, đã thẩm tra và cho ý kiến nhiều nội dung liên quan đến vùng DTTS

Tin tức - Như Tâm - 31 phút trước
Ngày 4/5, tại Tp. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Hội đồng Dân tộc (HĐDT) của Quốc hội tiếp tục phiên họp toàn thể lần thứ 9 với nhiều nội dung như: thẩm tra Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn, Thẩm tra Luật Phòng chống mua bán người (sửa đổi); Thẩm tra Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Thẩm tra Luật Địa chất và khoáng sản; cho ý kiến Kế hoạch, đề cương giám sát chuyên đề của HĐDT về: “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác cán bộ đối với đội ngũ cán bộ DTTS, giai đoạn 2016 - 2023”; đồng thời, cung cấp thông tin về việc lập Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Thông tin về Nghị quyết 969 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn việc tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp của HĐDT, Ủy ban của Quốc hội.
Chương trình MTQG 1719 ở Kỳ Sơn (Nghệ An): Thành công bắt đầu từ sự đồng lòng

Chương trình MTQG 1719 ở Kỳ Sơn (Nghệ An): Thành công bắt đầu từ sự đồng lòng

Công tác Dân tộc - An Yên - 1 giờ trước
Diện mạo hạ tầng cơ sở ngày một khang trang, đời sống dân sinh đang tiếp tục chuyển biến tích cực..., chính là kết quả từ sự đồng lòng, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) trong thực hiện hiệu quả các dự án, nội dung của Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 ( Chương trình MTQG 1719).
Tuổi trẻ Điện Biên dâng hương và thắp nến tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Tuổi trẻ Điện Biên dâng hương và thắp nến tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Tin tức - Tào Đạt - 1 giờ trước
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tối 4/5, Ban thường vụ Tỉnh đoàn Điện Biên tổ chức Lễ dâng hương và thắp nến tri ân các Anh hùng Liệt sĩ tại các Nghĩa trang Liệt sĩ: A1, Him Lam, Độc Lập và Tông Khao.
Chiến sĩ Điện Biên trở về thăm lại đồng đội

Chiến sĩ Điện Biên trở về thăm lại đồng đội

Photo - Tào Đạt - 1 giờ trước
Trong những ngày tháng 5 lịch sử của dân tộc, những chiến sĩ tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa đều đã ngoài 90, một số người đã hơn trăm tuổi. Tuy sức khỏe có kém, nhưng ký ức về 56 ngày đêm “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non” vẫn còn vẹn nguyên. Và nay, những người chiến sĩ ấy đã tìm về chiến trường xưa để thắp những nén hương, tưởng nhớ đồng đội đã hy sinh.