Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghề nghiệp - Việc làm

Lâm Hà (Lâm Đồng): Ưu tiên bảo tồn và phát triển kinh tế từ làng nghề truyền thống

Đinh Hiển - 16:26, 13/01/2021

Từ khi được công nhận các làng nghề truyền thống trên địa bàn, hơn 5 năm qua, huyện Lâm Hà đã có nhiều nỗ lực để vừa phát triển kinh tế làng nghề, vừa góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa của người dân địa phương. Tuy nhiên trên thực tế, các làng nghề truyền thống nơi đây vẫn còn gặp không ít khó khăn.

Từ khi thôn Đam Pao được công nhận là làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống, gia đình bà K’Jong (áo cam) dệt với số lượng nhiều hơn.
Từ khi thôn Đam Pao được công nhận là làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống, gia đình bà K’Jong (áo cam) dệt với số lượng nhiều hơn.

Tạo động lực đưa nghề truyền thống trở lại

Mặc dù đang trong mùa thu hái và phơi cà phê, nhưng những lúc rảnh tay, bà Long Dinh K’Jong, 52 tuổi, dân tộc Cơ Ho ở thôn Đam Pao, xã Đạ Đờn lại tranh thủ ngồi bên khung dệt, tỉ mẩn, chăm chú với từng sợi chỉ nhỏ. 

Được truyền nghề từ bà, từ mẹ, bà K’Jong đã gắn bó với khung dệt từ nhỏ. Từ khi thôn Đam Pao được công nhận là làng nghề truyền thống, bà dệt với số lượng nhiều hơn. Thổ cẩm của bà và những bà con khác trong thôn được đông đảo khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm và mua làm quà lưu niệm. Điều này, khiến mọi người trong thôn đều vui mừng phấn khởi.

Ông Nguyễn Minh Thu, Trưởng thôn Đam Pao cho biết, Làng nghề dệt thổ cẩm thôn Đam Pao hiện có 168 lao động/125 hộ, trong đó có 38 lao động thường xuyên. Việc làng nghề được thành lập đã khuyến khích  bà con trở lại với nghề dệt thổ cẩm nhiều hơn. Thay vì chỉ làm manh mún, nhỏ lẻ để trao đổi, phục vụ cho nhu cầu của gia đình thì nay, đầu ra cho sản phẩm đã phát triển, mở rộng hơn do thương hiệu thổ cẩm thôn Đam Pao đã được nhiều nơi biết đến.

“Thật ra, với thu nhập mang lại khoảng 3 triệu đồng/người/tháng, để làm giàu từ dệt thổ cẩm thì khó. Nhưng chúng tôi mong muốn, nó sẽ là động lực để bà con phát huy, bảo tồn nghề truyền thống của dân tộc mình. Đặc biệt, thế hệ trẻ sẽ có thêm cơ sở để học và tin vào tương lai của nghề truyền thống”, ông Thu chia sẻ.

Cùng với Làng nghề dệt thổ cẩm thôn Đam Pao được UBND tỉnh công nhận đạt tiêu chí làng nghề truyền thống, huyện Lâm Hà hiện còn có 2 làng nghề: Làng nghề dâu tằm tơ Đông Anh 3 và Làng nghề dâu tằm tơ Đông Anh 5 (ở thị trấn Nam Ban). Trong đó, Làng nghề dâu tằm tơ Đông Anh 3, có tổng số 191 lao động/69 hộ, có 130 lao động thường xuyên. Làng nghề dâu tằm tơ Đông Anh 5, có tổng số 220 lao động/88 hộ, có 172 lao động thường xuyên. Thu nhập bình quân của mỗi người thợ đạt khoảng 4,5 triệu đồng/tháng.

Theo đánh giá của UBND huyện Lâm Hà, đến nay, các làng nghề đã được công nhận vẫn duy trì và hoạt động tương đối ổn định, giữ nguyên bản sắc văn hóa và tính đặc sắc của nghề truyền thống lâu đời.

Vẫn còn nhiều khó khăn

Với hơn 10 năm gắn bó với nghề trồng dâu nuôi tằm, ông Nguyễn Văn Chiến, Tổ trưởng Làng nghề Đông Anh 3 vẫn còn nhiều trăn trở. Bởi sau 5 năm làng nghề được thành lập, bên cạnh những thuận lợi và cơ chế hỗ trợ từ Nhà nước, thì làng nghề vẫn còn gặp nhiều khó khăn về con giống, đầu ra, dụng cụ sản xuất.

Đặc biệt, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 mà năm 2020, là một năm đầy vất vả với người nuôi tằm ở thị trấn Nam Ban. Nhất là khi bà con chưa chủ động được nguồn tằm con, chưa tìm được đầu ra ổn định và thống nhất, mà hầu như chỉ bán kén tự do cho thương lái.

Ông Nguyễn Văn Chiến, Tổ trưởng Làng nghề Đông Anh 3 nặng lòng với nghề trồng dâu nuôi tằm ở thị trấn Nam Ban.
Ông Nguyễn Văn Chiến, Tổ trưởng Làng nghề Đông Anh 3 nặng lòng với nghề trồng dâu nuôi tằm ở thị trấn Nam Ban.

Theo ông Nguyễn Văn Đông, Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Nam Ban: “Mục đích của làng nghề là có thể tập hợp bà con để phát triển nghề truyền thống của vùng kinh tế mới Hà Nội, thành chuỗi liên kết, kết hợp giữa nuôi tằm và làm du lịch. Tuy nhiên, để hiệu quả mang lại như kỳ vọng, cần sự nỗ lực và cố gắng nhiều của người dân và chính quyền địa phương trong thời gian tới”.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hiện các làng nghề trên địa bàn huyện Lâm Hà vẫn còn những hạn chế như, chưa thực sự thực hiện sản xuất theo chuỗi giá trị, chưa tìm được thị trường tiêu thụ ổn định, bền vững cho sản phẩm mà chỉ thực hiện việc mua bán, trao đổi với người tiêu dùng địa phương và các cơ sở tư thương nhỏ lẻ trên địa bàn.

Ngoài ra, các sản phẩm của làng nghề chưa được đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu của làng nghề; chưa có sản phẩm đạt chứng nhận tiêu chí OCOP (mỗi làng một sản phẩm). Trang thiết bị, tư liệu sản xuất còn thô sơ, mang tính thủ công, nhất là đối với làng nghề dệt thổ cẩm. Tỷ lệ áp dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động sản xuất kinh doanh còn rất thấp...

Ông Hoàng Sĩ Bích, Chủ tịch UBND huyện Lâm Hà cho hay: Để khắc phục những khó khăn, trong giai đoạn 2021 - 2025, UBND huyện Lâm Hà xác định ưu tiên việc bảo tồn, giữ gìn và phát triển nghề, làng nghề gắn với điểm du lịch, tuyến du lịch. Chính quyền huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác tập huấn, đào tạo truyền nghề. Hỗ trợ giải quyết vấn đề về môi trường làng nghề để không làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Đồng thời, hỗ trợ xúc tiến thương mại bằng các hình thức như, tổ chức tham gia hội chợ, hỗ trợ phòng trưng bày sản phẩm, nhằm thu hút khách tham quan, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm…

Trong giai đoạn 2011 - 2020, tổng kinh phí đầu tư hỗ trợ bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề trên địa bàn huyện Lâm Hà giai đoạn 2011 - 2020 là 5,016 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách Trung ương khoảng 1,840 tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương khoảng 3,176 tỷ đồng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Việc làm và "lỗ hổng" về an toàn lao động đối với đồng bào DTTS !?

Việc làm và "lỗ hổng" về an toàn lao động đối với đồng bào DTTS !?

Hiện lao động người DTTS có xu hướng dịch chuyển đến các vùng trọng điểm kinh tế, các khu công nghiệp, khu chế xuất và các làng nghề ven đô thị lớn để làm việc. Tuy nhiên, việc làm của lao động (LĐ) người DTTS vẫn chủ yếu là công việc giản đơn; phần lớn LĐ chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ). Vì vậy, rủi ro luôn thường trực đối với LĐ người DTTS.
Tin nổi bật trang chủ
Ký ức hào hùng về

Ký ức hào hùng về "những ngày không quên"

Phóng sự - Tào Đạt - CTV - 3 giờ trước
70 năm trôi qua nhưng những ký ức về “một thời hoa lửa” vẫn vẹn nguyên trong tâm trí các cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây chính là niềm tự hào, để giáo dục thế hệ trẻ tiếp tục cống hiến.
Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 3 giờ trước
Thực hiện Nghị quyết số 09 của HĐND tỉnh Quảng Nam về cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu khác trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 – 2025, huyện Tây Giang đã hỗ trợ cho 5 xã vùng cao trồng được 18 ha dược liệu các loại.
65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

Thời sự - Minh Thu - 3 giờ trước
Cách đây 65 năm, thực hiện Nghị quyết 15 của BCH Trung ương Đảng về cách mạng miền Nam, ngày 19/5/1959, Thường trực Tổng quân ủy chính thức giao nhiệm vụ cho đoàn công tác quân sự đặc biệt (Đoàn 559) do Thượng tá Võ Bẩm làm trưởng đoàn có nhiệm vụ mở đường Trường Sơn chi viện cho chiến trường Miền Nam.
Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Kinh tế - Khánh Sơn - 3 giờ trước
Ngày 8/5/2024, sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 với chủ đề “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chủ trì, Thời báo Ngân hàng, Vụ Thanh toán và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức chính thức được khai mạc.
Khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS ở huyện biên giới Sa Thầy

Khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS ở huyện biên giới Sa Thầy

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Cái nghèo khó đang dần lùi xa, cuộc sống mới sung túc hơn đang dần hiện hữu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện biên giới Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Điều đó, minh chứng khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS và việc triển khai các chính sách của Đảng, Nhà nước dành cho vùng đồng bào DTTS đang phát huy hiệu quả.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Tin tức - Tào Đạt - Võ Tiến - 4 giờ trước
Ngày 11/5, tại huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện A Lưới tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi năm 2024.
Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Ngày 11/5 (tức ngày 4/4 Âm lịch), tại xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã diễn ra Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024. Ngày hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Pháp luật - Khánh Ngân - 4 giờ trước
Ngày 11/5, Đại tá Lê Văn Phương, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Trị cho biết, các lực lượng chức năng vừa triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy ngoài biên giới vào nội địa.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Media - BDT - 17:00, 11/05/2024
Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Xã hội - Nguyễn Thanh - 07:24, 11/05/2024
Thiếu đối tượng học nghề, nhu cầu học nghề không nhiều, chưa kể hệ thống cơ sở vật chất, số lượng giáo viên dạy nghề không đủ đáp ứng… đang là thực tế. Đây là nguyên nhân tiểu dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An về hỗ trợ đào tạo nghề không thể giải ngân hết nguồn vốn được phân bổ.