Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

“Làm để bà con làm theo”

Phạm Việt Thắng - 23:40, 24/01/2021

Về hưu, thay vì nghỉ ngơi, ông lại say sưa tìm hiểu các mô hình kinh tế hiệu quả để áp dụng vào sản xuất. “Không chỉ phát triển kinh tế cho gia đình, mà ta phải làm để bà con làm theo”, ông Vi Văn Phong, nguyên Phó Bí thư Đảng uỷ xã Ngọc Lâm, huyện Thanh Chương, Nghệ An chia sẻ.

Ông Vi Văn Phong: “Không chỉ phát triển kinh tế gia đình, mà ta còn phải làm để bà con làm theo”
Ông Vi Văn Phong: “Không chỉ phát triển kinh tế gia đình, mà ta còn phải làm để bà con làm theo”

Ngọc Lâm là xã mới thành lập của huyện Thanh Chương để đón bà con dân tộc Thái từ xã Hữu Khuông, huyện Tương Dương về tái định cư, nhường đất để xây dựng thủy điện Bản Vẽ. Bà con về nơi ở mới rất bỡ ngỡ với cách thức làm ăn, sinh hoạt mới, nhất là đất đai không có nhiều, khai thác lâm sản phụ không thuận lợi như ở quê cũ. Có một thời, bà con thi nhau bỏ về quê cũ để sinh sống. Ngặt là chốn cũ không đường, không điện, không trạm xá, nhất là không có trường cho con trẻ đi học. Chính quyền đã tốn không ít công sức để vận động bà con yên tâm tái định cư.

Những ngày đó, ông Vi Văn Phong là Phó Bí thư Đảng uỷ xã Ngọc Lâm đã phải lăn lộn không biết bao nhiêu chuyến ngược xuôi, từ khu tái định cư đến quê cũ để tuyên truyền, vận động bà con quay về nơi ở mới. “Thật là khó, vì những ngày đầu, bà con chưa được chia đất sản xuất, vả lại nhiều người cứ quen cách làm ăn cũ nên khó hoà nhập được với cuộc sống mới”, ông Phong cho hay.

Cùng với sự vận động tích cực của xã, các hội đoàn cũng đã vào cuộc, nhất là tập huấn cho bà con về các mô hình kinh tế. Ông Phong nhớ lại: Hội Phụ nữ huyện còn phải tập huấn cả việc trồng rau, trồng chuối… cho bà con. Theo ông Phong, chỉ có phát triển kinh tế, thì tư tưởng của bà con mới ổn định, an ninh trật tự, đoàn kết bản làng mới giữ vững.

Vườn chè của ông Vi Văn Phong, mỗi năm cho thu nhập gần 100 triệu đồng
Vườn chè của ông Vi Văn Phong, mỗi năm cho thu nhập gần 100 triệu đồng

Năm 2015, được nghỉ hưu, ông Phong đã khăn gói đi tìm hiểu xem mô hình kinh tế nào phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu ở xã Ngọc Lâm. Cam, bưởi thì không thể sánh với vùng Thanh Đức. Trồng cây keo lai ư? Phải mất những 5 năm mới cho thu hoạch, vả lại với diện tích đất không lấy gì làm nhiều của mỗi hộ dân thì trồng keo không mang lại hiệu quả cao. 

Cuối cùng, ông đã nhận ra cây chè xanh là thích hợp nhất. Nhưng, những người dân ở đây, từ bao đời nay đã biết gì về cây chè đâu, chưa nói đến kỹ thuật trồng và chăm sóc. “Phải học thôi”, ông Phong nói. Thế là ông tự mình tìm kiếm các hộ trồng chè trong huyện để theo học. Ban đầu là cách đánh luống, làm đất, tiếp đến là chọn cây giống, rồi kỹ thuật chăm sóc, và cuối cùng mới học cách thu hái… 

Cũng trong thời gian theo học, ông Phong đã có một phát hiện mới là, khi đánh luống phải để đất ải càng lâu càng tốt, vừa tránh được sâu bệnh, vừa có nhiều dinh dưỡng để nuôi cây chè. Vì thế mà vườn chè nhà ông không có một cây nào bị chết qua đợt nắng tàn khốc năm 2020.

Chỉ có một ha đất thôi, nhưng ông Phong đã cho trồng đến 2 loại chè, chè xanh có, chè công nghiệp có, và tất cả đều nói không với thuốc bảo vệ thực vật, kích thích. Ông nói, chỉ có sản phẩm sạch thì mới bền vững, vừa được khách hàng đánh giá cao, vừa bảo vệ tốt môi trường, mà giá bán cũng cao hơn. “Không chỉ phát triển kinh tế gia đình, mà ta phải làm để bà con làm theo, từng bước xoá đói, giảm nghèo”, ông Phong nói.

Khi vườn chè của ông Phong đã mướt xanh, bà con thi nhau đến học. Ngay tại thực địa, ông hướng dẫn tỉ mỉ để bà con vừa được nghe vừa được thấy tận mắt các công đoạn canh tác. Nhà ai cần, ông đến tận vườn cầm tay chỉ việc luôn. Theo tính toán của ông, thì chè được thu hoạch thành 6 vụ trong năm, như vườn nhà ônng, mỗi vụ thu hoạch được hơn 10 triệu đồng, mỗi năm từ chè, gia đình ông thu về gần 100 triệu đồng. Đó là chưa kể 6 con bò, và một ao cá khá rộng.

Đánh giá về hiệu quả từ việc trồng chè, ông Lô Huy Hùng, Chủ tịch UBND xã Ngọc Lâm, nói: Từ mô hình thành công của ông Vi Văn Phong, đến nay cả xã đã phát triển được 250 ha chè. Đời sống của bà con đã được cải thiện rất nhiều, không còn tình trạng người dân bỏ về quê cũ nữa.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
20.000 bác sĩ trẻ tham gia Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

20.000 bác sĩ trẻ tham gia Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

Ngày 18/5, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam phối hợp công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam tổ chức lễ ra quân Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2024, với chủ đề "Thầy thuốc trẻ tình nguyện vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn".
Rộn ràng Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024

Rộn ràng Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 12 giờ trước
Ngày 18/5, tại xã Hải Sơn, Tp Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra khai mạc Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024. Lễ hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh qua tập tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội”

Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh qua tập tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội”

Tin tức - Thanh Nguyên - 12 giờ trước
Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ vừa ra mắt tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội” – tập 3 trong bộ tiểu thuyết sử thi 5 tập “Nước non vạn dặm” của ông nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024).
Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Thời sự - PV - 12 giờ trước
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng việc Trung ương thống nhất rất cao giới thiệu: Đồng chí Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch nước và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội.
Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Thời sự - PV - 12 giờ trước
Chiều 18/5, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư phụ trách Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội đồng chủ trì Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV.
Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Pháp luật - T.Nhân-H.Trường - 09:21, 18/05/2024
Ngày 17/5, thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Quảng Nam) cho biết đang tiếp tục xác minh, xử lý một vụ vận chuyển lâm sản trái phép có trị giá ước tính hơn 3 tỷ đồng.
Tin trong ngày - 17/5/2024

Tin trong ngày - 17/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Linh hồn của cách mạng Việt Nam. Tránh bị lừa đảo tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Australia. Cao Bằng phát động cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lần thứ nhất. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 09:19, 18/05/2024
Tối 17/5, UBND huyện Hoài Ân (Bình Định) tổ chức lễ khai mạc Ngày hội Nông sản lần II năm 2024. Đây là hoạt động nhằm tôn vinh thành quả lao động của bà con nông dân trong vùng, đồng thời quảng bá hình ảnh “thủ phủ trái cây” của Bình Định đến với đông đảo bạn bè trong và ngoài nước.
Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Phóng sự - Thanh Hải - 09:16, 18/05/2024
Trăn trở, đau đáu với những giá trị, bản sắc văn hoá của dân tộc trước nguy cơ mai một, biến mất… những người có trách nhiệm đã đánh cược với thời gian, chỉ để níu giữ di sản cho hậu thế.
Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Phóng sự - Thanh Hải - 09:00, 18/05/2024
LTS: Trầm tích văn hóa vùng DTTS không những là đặc trưng của lịch sử văn hóa và con người vùng đất ấy. Mà chính điều đó còn phản chiếu một miền di sản đồ sộ với bề dày ngàn năm. Nhưng, sự khốc liệt của thời gian, xu thế hội nhập đã khiến nhiều di sản không tránh khỏi phai mòn theo tháng năm, thậm chí biến mất trong đời sống.
Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 08:34, 18/05/2024
Thời gian qua, nguồn lực của Trung ương đã góp phần quan trọng trong việc triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Hạ tầng cơ sở được đầu tư, xây mới; đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS có nhiều chuyển biến tích cực.
Cơ hội mới để phát triển du lịch

Cơ hội mới để phát triển du lịch

Du lịch - Minh Nhật - 08:30, 18/05/2024
Ngành du lịch đón nhiều tin vui khi nhiều danh hiệu, giải thưởng thế giới "gọi tên" Việt Nam. Vừa mừng vừa lo, đó là lo làm sao để đưa các danh hiệu, giải thưởng này thành nguồn lực phát triển.