Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lai Châu: Người dân sử dụng hiệu quả kinh phí từ dịch vụ môi trường rừng

Trọng Bảo - 18:13, 16/03/2021

Thời gian qua, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã đem lại hiệu quả tích cực trên địa bàn tỉnh Lai Châu nói chung, ở xã Mù Cả, huyện Mường Tè nói riêng. Nhờ chính sách này, người dân có thêm nguồn vốn đầu tư vào trồng trọt, chăn nuôi, phát triển kinh tế để thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Nhiều hộ gia đình có thu nhập cao từ trồng rừng sản xuất
Nhiều hộ gia đình có thu nhập cao từ trồng rừng sản xuất

Năm 2020, Nhân dân bản Ma Ký, xã Mù Cả nhận được gần 6 tỷ đồng từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; bình quân mỗi hộ được nhận 57 triệu đồng. Số tiền được chi trả từ dịch vụ môi trường rừng, ngoài việc tái đầu tư để phát triển kinh tế, người dân trong bản cũng đã trích mua những dụng cụ phục vụ bảo vệ rừng.

Anh Pờ O Hừ, Trưởng bản Ma Ký cho biết: "Từ nguồn kinh phí này, nhiều hộ gia đình đã sử dụng cho việc mua các máy móc nông cụ phục vụ sản xuất; mua thêm các dụng cụ phục vụ công tác bảo vệ rừng, mua sắm vật dụng phục vụ sinh hoạt trong gia đình. Cùng với đó, Nhà nước cũng cấp phát cuốc xẻng, bình tông, đèn.. cho bà con để nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng".

Theo anh Hừ, nhờ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, bà con Nhân dân trong bản có thêm nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế. Cùng với đó, người dân cũng hiểu việc bảo vệ rừng sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực, nên nhiều năm này trên địa bàn của bản Ma Ký không còn xảy ra tình trạng người dân vào rừng khai thác lâm sản, chặt phá rừng bừa bãi.

Điển hình như, hộ gia đình anh Lỳ Khò Tư ở bản Ma Ký, trước đây thuộc diện hộ nghèo trong xã. Những năm gần đây, nhờ các chính sách đầu tư hỗ trợ của Nhà nước cùng với nguồn chi trả từ dịch vụ môi trường rừng, gia đình anh Tư có thêm nguồn lực để đầu tư cho sản xuất. 

Anh Tư cho biết: Từ nguồn vốn hỗ trợ, gia đình đã đầu tư mua giống lúa, ngô mới cho năng suất cao, chuyển hướng chăn nuôi trâu bò, rồi nhận khoanh nuôi, bảo vệ rừng. Tính ra bình quân thu nhập mỗi năm cũng được trên 100 triệu đồng. Nhờ đó mà gia đình có điều kiện mua sắm thêm vật dụng sinh hoạt như ti vi, xe máy, nuôi con cái ăn học đầy đủ, gia đình đã thoát nghèo.

Người dân xã Mù Cả trồng mở rộng diện tích rừng trên đồi núi trọc
Người dân xã Mù Cả trồng mở rộng diện tích rừng trên đồi núi trọc

Cũng như bản Ma Ký, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã góp phần giúp người dân ở các thôn bản khác của xã Mù Cả có thêm điều kiện để phát triển kinh tế. Được biết, với gần 30 nghìn héc ta rừng, mỗi năm xã Mù Cả được chi trả gần 35 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng.

Số tiền lớn này, đang là nguồn lực quan trọng giúp Nhân dân các dân tộc trong xã đầu tư vào các mô hình phát triển kinh tế giảm nghèo bền vững. Ông Pờ Khừ Xã, Chủ tịch UBND xã Mù Cả cho biết: Là một xã thuần nông, bà con Nhân dân chủ yếu dựa vào nông, lâm nghiệp để phát triển kinh tế. Thời gian qua, việc chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng được cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện đúng theo quy định, bảo đảm nguồn kinh phí đến với người dân đúng, đủ.

“Sau khi người dân được nhận tiền, bà con đã biết tái đầu tư phát triển kinh tế; trong đó, chú trọng phát triển chăn nuôi và trồng trọt để nâng cao thu nhập. Nhờ đó mà đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân trong xã không ngừng được cải thiện”, ông Xã cho biết thêm.

Con số trung bình gần 60 triệu đồng/hộ/năm mà chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đem lại ở xã biên giới Mù Cả, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu là minh chứng rõ nét nhất cho nhận định: Người dân có thể thoát nghèo và vươn lên làm giàu từ việc bảo vệ, trồng và phát triển rừng. Cũng từ chính sách này đã tác động tích cực đếnTừ đó, đã tác động tích cực đến nhận thức, ý thức trách nhiệm của người dân trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, đến phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng của địa phương.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Dấu ấn thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia ở Lào Cai

Dấu ấn thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia ở Lào Cai

Lào Cai là tỉnh vùng cao với trên 60% dân số là đồng bào DTTS; thời gian qua nguồn lực đầu tư từ các chương trình, dự án chính sách dân tộc của Nhà nước, đặc biệt là các dự án Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) đang phát huy hiệu quả, góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK.
Tin nổi bật trang chủ
Nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Tin tức - Minh Nhật - 2 phút trước
Với chủ đề “Theo dấu chân Người”, kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán truyền thống, góp phần thực hiện đẩy mạnh học tập, làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại không gian của Làng trong tháng 5.
Văn Quan (Lạng Sơn): Linh hoạt, chủ động, sáng tạo nhằm sớm thoát khỏi huyện nghèo

Văn Quan (Lạng Sơn): Linh hoạt, chủ động, sáng tạo nhằm sớm thoát khỏi huyện nghèo

Công tác Dân tộc - Tuấn Trình - 6 phút trước
Giai đoạn 2021-2025, theo chuẩn nghèo đa chiều, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn vẫn nằm trong danh sách là một trong 74 huyện nghèo của cả nước. Nhằm đưa kinh tế-xã hội huyện tăng trưởng, phát triển, phấn đấu đến năm 2025 huyện Văn Quan thoát khỏi tình trạng huyện nghèo, Đảng bộ, chính quyền Văn Quan đã đề ra nhiều giải pháp, lựa chọn những mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm trong từng lĩnh vực, tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện.
Thanh Hóa: Bảo tồn nét đẹp trang phục truyền thống của người Dao

Thanh Hóa: Bảo tồn nét đẹp trang phục truyền thống của người Dao

Sắc màu 54 - Quỳnh Trâm - 9 phút trước
Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa vừa phối hợp với UBND huyện Ngọc Lặc tổ chức lớp tập huấn phương pháp bảo tồn trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc Dao huyện Ngọc Lặc, phục vụ phát triển du lịch.
Ủy ban Dân tộc xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ năm 2025

Ủy ban Dân tộc xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ năm 2025

Tin tức - Hoàng Quý - 11 phút trước
Sáng 17/5, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức cuộc họp của Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ của UBDT năm 2025. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà - Chủ tịch Hội đồng, chủ trì cuộc họp.
Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh vùng DTTS&MN tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024

Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh vùng DTTS&MN tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024

Giáo dục - Hoàng Minh - 13 phút trước
Đó là một trong những chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024.
Khám phá Háng Pò

Khám phá Háng Pò

Vào đầu tháng 4 âm lịch hằng năm, người dân lại nô nức đi trảy hội Háng Pò tại xã Thiện Thuật, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Đến đây, du khách sẽ có dịp được hòa mình vào những làn điệu dân ca cổ truyền như hát sli, hát quan lang mượt mà đằm thắm của đồng bào dân tộc Tày, Nùng. Bên cạnh đó còn có các hoạt động múa sư tử, lày cỏ, trưng bày các sản vật của địa phương, được thưởng thức những món ẩm thực độc đáo… mang đậm sắc màu văn hóa của đồng bào các dân tộc Xứ Lạng.
Dấu ấn thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia ở Lào Cai

Dấu ấn thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia ở Lào Cai

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 18 phút trước
Lào Cai là tỉnh vùng cao với trên 60% dân số là đồng bào DTTS; thời gian qua nguồn lực đầu tư từ các chương trình, dự án chính sách dân tộc của Nhà nước, đặc biệt là các dự án Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) đang phát huy hiệu quả, góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK.
Sinh lời an toàn, hiệu quả cùng trái phiếu BAC A BANK phát hành ra công chúng Lần 2 - Đợt 1

Sinh lời an toàn, hiệu quả cùng trái phiếu BAC A BANK phát hành ra công chúng Lần 2 - Đợt 1

Kinh tế - PV - 20 phút trước
Đón đầu cơ hội khởi sắc trên thị trường trái phiếu ngân hàng đầy tiềm năng, từ ngày 27/05/2024, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) chính thức chào bán 20 triệu trái phiếu phát hành ra công chúng Lần 2 - Đợt 1, với tổng giá trị chào bán 2.000 tỷ đồng.
10 tỉnh tham gia các hoạt động Kỷ niệm 65 năm mở đường Trường Sơn

10 tỉnh tham gia các hoạt động Kỷ niệm 65 năm mở đường Trường Sơn

Thời sự - PV - 23 phút trước
Ngày 17/5, tại thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch (Quảng Bình), Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu Thanh niên xung phong Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 65 năm mở đường Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh (1959 - 2024).
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây xoài sai quả

Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây xoài sai quả

Bạn của nhà nông - Như Ý - 25 phút trước
Xoài là cây ăn quả nhiệt đới, được trồng nhiều ở nước ta hiện nay. Đây là loại cây ăn quả dễ trồng, tuy nhiên, để cây đạt được năng suất cao đòi hỏi phải chăm sóc đúng kỹ thuật. Sau đây là kỹ thuật trồng và chăm sóc cây xoài đạt năng suất cao mời bà con tham khảo.
Quảng Bình: Chủ tịch UBND thị xã Ba Đồn làm đơn xin thôi các chức vụ và nghỉ công tác

Quảng Bình: Chủ tịch UBND thị xã Ba Đồn làm đơn xin thôi các chức vụ và nghỉ công tác

Tin tức - Khánh Ngân - 30 phút trước
Trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Đoàn Minh Thọ - Phó Bí thư Thường trực Thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã Ba Đồn (Quảng Bình) cho biết, ông đã làm đơn xin thôi các chức vụ và nghỉ công tác từ ngày 14/5/2024.