Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hội quán của người Hoa ở Chợ Lớn: Hội tụ những giá trị văn hóa tâm linh và kết nối cộng đồng

Lê Thuận - 17:08, 22/02/2022

Hội quán của người Hoa tại Chợ Lớn có quá trình lịch sử lâu dài, gắn liền với bản sắc, văn hóa cộng đồng người Hoa tại TP. Hồ Chí Minh. Trước đây, hội quán thường sinh hoạt theo cộng đồng bang, hội, làm ăn, kinh doanh. Hiện nay, sự kết nối ấy vẫn duy trì để đóng góp vào việc xây dựng đời sống văn hóa ngày càng phát triển

Một bức tranh điêu khắc trong hội quán
Một bức tranh điêu khắc trong hội quán

Giá trị di tích, tâm linh

Trước kia, tại khu vực trung tâm Sài Gòn - Chợ Lớn, có tới hơn 30 hội quán hoạt động lặng lẽ giữa phố thị nhộn nhịp. Một số hội quán được xây dựng cách đây gần 300 năm, số khác xây dựng vào cuối thế kỷ XIX hoặc đầu thế kỷ XX. Hiện nay, hội quán tập trung chủ yếu trên địa bàn quận 5, đường Nguyễn Trãi, Triệu Quang Phục, Trần Hưng Đạo, Hải Thượng Lãn Ông như: Hội quán Hà Chương, Hội quán Tuệ Thành, Hội quán Nghĩa An, Hội quán Phước An…

Các hội quán được xây dựng theo kiến trúc truyền thống của từng vùng, như: Minh Hương, Triều Châu, Quảng Đông, Phúc Kiến… Người Hoa thường sử dụng màu đỏ để trang trí cho các hội quán nhằm đem lại sự may mắn, hạnh phúc, thịnh vượng.

Điển hình như Hội quán Tuệ Thành, hay còn gọi là “Chùa Bà Thiên Hậu”, “Chùa Bà Chợ Lớn”, có lịch sử lâu đời nhất ở TP. Hồ Chí Minh của cộng đồng người Hoa. Theo các tài liệu được khắc trên văn bia tại chùa, vào khoảng năm 1760, nhiều thương gia Quảng Châu (Trung Quốc) đi tàu sang Việt Nam để buôn bán làm ăn. Quá trình đi biển trên tàu bè phải trông theo hướng gió, các thương gia phải ở lại Việt Nam vài ba tháng mỗi năm, nên nhiều người đã hùn tiền mua đất xây dựng hội quán làm nơi dừng chân và thờ Bà Thiên Hậu.

Ông Lư Diệu Nam, Trưởng ban Hội quán Tuệ Thành tra cứu chỉ dẫn những khắc trên bia đá tại Hội quán
Ông Lư Diệu Nam, Trưởng ban Hội quán Tuệ Thành tra cứu chỉ dẫn khắc trên bia đá tại Hội quán

Theo ông Lư Diệu Nam, Trưởng ban Hội quán Tuệ Thành: Hội quán được dùng làm nơi hội họp làm ăn, kinh doanh, quản lý di dân, giúp đỡ đồng hương, đồng thời cũng là nơi thờ cúng Thiên Hậu Thánh Mẫu. Theo truyền thuyết, bà Thiên Hậu có khả năng đặc biệt thấy trước tương lai, cứu những người đi biển, đem lại may mắn, bình an. Cho nên trên chuyến hải hành đến Việt Nam, nhóm người Hoa đã mang theo bài vị của bà để cầu xin phù hộ bình an. Đây là nét tín ngưỡng đặc trưng trong sinh hoạt văn hóa của cộng đồng người Hoa".

Cũng theo ông Nam, trải qua nhiều đợt trùng tu, chùa vẫn giữ được nét kiến trúc cổ xưa và độc đáo của người Hoa. Trên đỉnh tượng là hình "Lưỡng long tranh châu", tầng giữa là hình "thầy trò đường tăng", "ba tiêu động", phần đáy là hình tạc theo truyện cổ "Bát tiên quá hải"… Tất cả những quần thể tượng này đều tái hiện cốt truyện, những điển cố nổi tiếng của người Hoa.

Trải qua gần 3 thế kỷ, hội quán vẫn giữ được nét đẹp của công trình kiến trúc cổ. Các kỹ thuật chế tác phù điêu gốm, khám thờ, cả nghệ thuật hội họa và thư pháp trên các tranh tường vẫn còn nguyên vẹn. Dù trải qua bao thăng trầm, mưa nắng, nhưng sự tinh tế, sắc sảo của nghệ thuật chạm khắc gỗ trên các phù điêu hương án vẫn còn sắc nét.

Vào ngày 23/3 âm lịch hằng năm, Hội quán tổ chức lễ dâng hương Vía Bà, cùng các hoạt động văn hóa thu hút người dân và du khách. Năm 1993, Hội quán được công nhận là di tích cấp Quốc gia.

Vẻ đẹp trầm mặc giữa phố thị đông đúc của Hội quán Tuệ Thành
Vẻ đẹp trầm mặc giữa phố thị đông đúc của Hội quán Tuệ Thành

Kết nối cộng đồng

Trước đây, các hội quán của người Hoa ở Chợ Lớn có vai trò như là trụ sở làm việc của tổ chức Bang. Người đứng đầu mỗi Bang, do các thành viên bầu chọn là phải có uy tín, được sự tín nhiệm của các thành viên. Người đứng đầu phải có tài sản, có tài kinh doanh để bảo đảm thuận lợi cho hoạt động của Bang. Trách nhiệm của Bang trưởng là truyền đạt các mệnh lệnh, phân xử tranh chấp đến các thành viên trong Bang.

Giờ đây, tên gọi Bang không còn phổ biến, mà được thống nhất bằng hội quán nhằm kết chính quyền địa phương với cộng đồng người Hoa. Các hội quán tham gia xây dựng trường học, bệnh viện, chăm lo đời sống cho các hội viên. Hiện nay, các hội trưởng vẫn sử dụng các nguồn thu từ hội quán như tiền thờ cúng miếu, đền, tiền huy động từ các mạnh thường quân đóng góp nhằm phục vụ xã hội.

Không gian tín ngưỡng độc đáo trong Hội quán Tuệ Thành
Không gian tín ngưỡng độc đáo trong Hội quán Tuệ Thành

Theo các nhà nghiên cứu, ngoài yếu tố mang tính “ngôi nhà chung”, nhằm kết nối cộng đồng người Hoa, hội quán còn là nơi giúp đỡ, bảo trợ những thành viên nghèo, gặp hoạn nạn trong xã hội. 

TS. Phan An, Viện Khoa học Xã hội vùng Nam bộ nhận định: Giữa hội quán và các miếu đền của người Hoa có mối quan hệ khá mật thiết, nhằm hỗ trợ vật chất và tinh thần cho cộng đồng người Hoa. Hội quán từng là nơi gặp gỡ của các thương nhân bàn việc kinh doanh, giúp nhau tìm kiếm nguồn hàng, thị trường, phương thức mua bán hàng hóa. 

Hiện nay, vai trò kết nối giữa người Hoa với các thương nhân Trung Hoa đồng hương không còn. Các thành viên hội quán vẫn gặp gỡ, trao đổi, đóng góp kinh phí để làm các hoạt động từ thiện. Trong đó, công tác an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ giáo dục, hỗ trợ dạy học được quan tâm nhiều hơn”.

Trải qua hàng trăm năm hình thành và phát triển, hội quán của người Hoa ở Chợ Lớn gắn liền cộng đồng di dân, đã hòa nhập với một môi trường mới. Hội quán giữ vai trò gìn giữ bản sắc văn hóa, liên kết cộng đồng. Một số hội quán trở thành những di sản văn hóa kiến trúc cấp quốc gia. Các di tích hội quán trở thành không gian sống cộng đồng, có lịch sử văn hóa và kiến trúc đặc trưng ở vùng Chợ lớn xưa, TP. Hồ Chí Minh nay. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
“Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”

“Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”

Thời sự - Minh Thu - 19:55, 06/05/2024
Đó là tên cuốn sách do Trung tâm Lưu trữ và Triển lãm Ảnh nghệ thuật Việt Nam (Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam) phối hợp với Nhà xuất bản Thông tấn (Thông tấn xã Việt Nam) tổ chức biên soạn, xuất bản nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương, dâng hoa tưởng niệm, tri ân các Anh hùng, liệt sĩ tại Điện Biên Phủ

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương, dâng hoa tưởng niệm, tri ân các Anh hùng, liệt sĩ tại Điện Biên Phủ

Thời sự - PV - 19:50, 06/05/2024
Chiều 6/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã dự lễ viếng, dâng hương, dâng hoa tưởng niệm các Anh hùng, liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia A1.
Người có uy tín với chuyển đổi số

Người có uy tín với chuyển đổi số

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 18:05, 06/05/2024
Những năm qua, tỉnh Yên Bái luôn quan tâm, hỗ trợ để Người có uy tín tiếp cận công nghệ và chuyển đổi số. Từ đó, nâng cao khả năng khai thác các ứng dụng công nghệ vào thực tiễn cuộc sống, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động.
Ra mắt HLV trưởng Đội tuyển Bóng đá Việt Nam

Ra mắt HLV trưởng Đội tuyển Bóng đá Việt Nam

Thể thao - Minh Thu - 18:01, 06/05/2024
Chiều 6/5, Huấn luyện viên (HLV) Kim Sang-sik tham dự buổi lễ ký hợp đồng và ra mắt truyền thông trên cương vị mới: HLV trưởng Đội tuyển Bóng đá nam Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Campuchia Neth Savoeun

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Campuchia Neth Savoeun

Thời sự - PV - 17:50, 06/05/2024
Sáng 6/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Phó Thủ tướng Vương quốc Campuchia Neth Savoeun.
Lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Gầu Tào là một trong những sinh hoạt văn hóa cổ truyền, được lưu giữ, bảo tồn và phát huy trong đời sống tinh thần của đồng bào Mông vùng Tây Bắc. Hiện nay, ở nhiều địa phương như Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, Lao Châu, Sơn La... đồng bào Mông đã duy trì việc tổ chức Lễ hội Gầu Tào vào dịp đầu Xuân mới và trở thành điểm nhấn du lịch với du khách trong và ngoài nước.
SÁNG 7/5 TRỰC TIẾP: Diễu binh, diễu hành kỷ niệm trọng thể 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

SÁNG 7/5 TRỰC TIẾP: Diễu binh, diễu hành kỷ niệm trọng thể 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - PV - 17:05, 06/05/2024
Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm trọng thể 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" sẽ diễn ra vào 07h45 sáng ngày 07/5/2024 tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Phấn đấu đưa Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung phát triển nhanh, bền vững đi đầu cả nước về kinh tế biển

Phấn đấu đưa Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung phát triển nhanh, bền vững đi đầu cả nước về kinh tế biển

Tin tức - T.Hợp - 16:35, 06/05/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 376/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Thủ tướng phê duyệt quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Thủ tướng phê duyệt quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Văn bản chính sách mới - T.Hợp - 14:05, 06/05/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 371/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, vùng Tây Nguyên quy hoạch bao gồm toàn bộ địa giới hành chính của 05 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.
Ngoại hạng Anh: Aston Villa mất quyền tự quyết trong top 4 sau thất bại trước Brighton

Ngoại hạng Anh: Aston Villa mất quyền tự quyết trong top 4 sau thất bại trước Brighton

Thể thao - Hoàng Minh - 14:02, 06/05/2024
Vòng 36 Ngoại hạng Anh, Aston Villa đã gây bất ngờ khi để thua đội bóng đã hết mục tiêu tại mùa giải năm nay Brighton với tỷ số 0-1. Kết quả này khiến cuộc đua Top 4 Ngoại hạng Anh trở lên nóng hơn bao giờ hết.
Bộ trưởng Quân đội Pháp: Pháp đánh giá cao sự độc lập, tự chủ mạnh mẽ của Việt Nam

Bộ trưởng Quân đội Pháp: Pháp đánh giá cao sự độc lập, tự chủ mạnh mẽ của Việt Nam

Thời sự - PV - 13:05, 06/05/2024
Sáng 6/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Quân đội Cộng hòa Pháp Sébastien Lecornu đang có chuyến thăm Việt Nam, tham dự các hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.