Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Học online ở vùng DTTS, miền núi - Thách thức và cơ hội

Hiếu Anh - 17:58, 17/09/2021

Hiện nay, do dịch bệnh diễn biến phức tạp, một số trường học, trong đó có các trường ở vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi buộc phải cho học sinh học theo hình thức online. Hình thức học này đang bộc lộ nhiều khó khăn thách thức. Tuy nhiên, chính trong thách thức lại thêm những cơ hội cho giáo dục miền núi.

Thông qua học online, giáo viên thấu hiểu học sinh của mình hơn. (Ảnh tư liệu)
Thông qua học online, giáo viên thấu hiểu về hoàn cảnh học sinh của mình hơn. (Ảnh tư liệu)

Máy thiếu, sóng yếu

Thầy giáo Hoàng Văn Tiến, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học - Trung học cơ sở Chiềng Chăn, huyện Mai Sơn (Sơn La) chia sẻ, việc triển khai dạy học trực tuyến trên địa bàn gặp vô vàn khó khăn. Bởi lẽ, gần 100% học sinh nhà trường không có máy tính cá nhân. Các em chủ yếu dùng điện thoại di động, nhưng mạng internet khu vực này rất kém, lúc có lúc không.

Còn anh Bùi Văn Viện, dân tộc Mường, quê ở Hòa Bình vào Bình Dương lập nghiệp buồn rầu cho biết, vợ chồng anh đang trọ tại phường Mỹ Phước, thị xã Bến Cát (Bình Dương). Hiện anh chị có 2 người con, con trai lớn vào lớp 3 còn con gái thì vào lớp 1. Cuộc sống của gia đình vốn đã không dư giả. Vừa rồi, tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khiến gia đình càng thêm khó khăn, nhất là việc học tập của các con. Khi biết các con phải học online, anh chị cố gắng chắt bóp nhưng chỉ đủ mua 1 máy tính để các con học tập. Anh Viện cho biết thêm, hiện anh đã vào công ty làm việc “3 tại chỗ”, tới đây, vợ anh cũng có lịch đi làm. Khi ấy, hai con nhỏ chưa biết xoay xở thế nào.

Theo thống kê từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến ngày 12/9, trên cả nước có 26/63 tỉnh/thành phố đang học trực tuyến (có một số tỉnh chỉ học trực tuyến ở một số vùng, có tỉnh không giãn cách nhưng nguy cơ cao vẫn cho học trực tuyến). Tổng số học sinh đang học trực tuyến ước khoảng 7,35 triệu học sinh các cấp. Tổng số học sinh chưa có máy tính để học trực tuyến tại 26 tỉnh/thành phố đang học trực tuyến cần được hỗ trợ, ước khoảng 1, 5 triệu học sinh. Hiện cả nước còn đến 2.000 điểm lõm sóng internet, đều ở  vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn nhất.

Nhiều học sinh DTTS tích cực vượt khó học online. (Ảnh tư liệu)
Nhiều học sinh DTTS tích cực vượt khó học online. (Ảnh tư liệu)

Cơ hội lâu dài

Mặc dù, hình thức học online là rất khó khăn cho công tác dạy và học ở vùng DTTS, miền núi, tuy nhiên, trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp kéo dài như hiện nay, thì đây gần như là hình thức duy nhất phù hợp. Thế nhưng, nhìn ở một góc độ khác, chính trong thách thức này lại bộc lộ các cơ hội lâu dài cho giáo dục miền núi.

Trước hết, ở góc độ của học sinh. Việc học tập online chính là “lửa thử vàng” để rèn luyện sự kiên trì, tinh thần tự giác học tập của các em. Đây là một kỹ năng vô cùng quan trọng và cần thiết trong thời kỳ toàn cầu hóa như hiện nay. Trên thực tiễn, thời gian vừa qua, xã hội đã chứng kiến rất nhiều tấm gương các em học sinh DTTS mượn điện thoại di động trèo lên đỉnh núi cao, ra bờ ruộng thậm chí dựng lán ăn ngủ tại chỗ tìm sóng internet để học tập.

Còn ở góc độ của giáo viên, thầy cô cũng có cơ hội tìm hiểu thêm hoàn cảnh của học sinh, từ đó tăng cường kết nối, thấu hiểu học sinh của mình hơn. Trao đổi với Báo Dân tộc và Phát triển, cô giáo Đinh Thị Hoa Sen, giáo viên Trường THPT Trà Bồng (Quảng Ngãi) cho biết, hiện nay cô đang chủ nhiệm 1 lớp 12, với hơn 40 học sinh chủ yếu là dân tộc Co, Hrê. Đây là năm đầu tiên nhà trường tiến hành dạy online, nên vô cùng bỡ ngỡ. Đa phần các em ở vùng sâu vùng xa nơi sóng internet rất phập phù, hiện có rất nhiều em thiếu thiết bị học tập (máy tính, điện thoại di động…). Tuy nhiên, thông qua hình thức online này, chính cô cũng hiểu hơn hoàn cảnh của từng học sinh, từ đó có những phương pháp giáo dục cho phù hợp.

Không chỉ đáp ứng những cơ hội trước mắt, hình thức học online còn mang lại các cơ hội về lâu dài cho học sinh miền núi. Ngày 12/9 vừa qua, Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính đã phát động Chương trình “Sóng và máy tính cho em” .

Thực hiện chương trình này, trong tháng 9/2021, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiến hành phủ sóng toàn bộ 283 điểm chưa có kết nối Internet, di động tại các địa phương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và thực hiện học trực tuyến. Tiếp đó, trong năm 2021, Bộ sẽ tiến hành phủ sóng toàn bộ 1.910 điểm chưa kết nối Internet di động trên toàn quốc. Kinh phí dự kiến cho việc phủ sóng vào khoảng 3.000 tỷ đồng.

Đối với việc cấp máy tính cho học sinh, Chương trình dự kiến ngay tại lễ phát động huy động gần 1 triệu máy tính bảng cho các em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo. Sang giai đoạn 2 (từ năm 2022 - 2023), Chương trình tiếp tục huy động mọi nguồn lực trong xã hội, hướng tới mục tiêu 100% học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo trên toàn quốc được trang bị máy tính để có thể thực hiện học trực tuyến.

Có thể nói, mặc dù hình hình thức học online còn nhiều khó khăn thách thức. Thế nhưng thông qua việc áp dụng hình thức này cũng tạo ra cơ hội mới cho giáo dục miền núi. Đây sẽ là hình thức giáo dục bổ trợ, hữu ích đối với học sinh DTTS không chỉ trong dịch bệnh, mà còn có thể áp dụng trong các tình huống như thiên tai, bão lũ, sạt lở… khi các em khó đến trường trong thời gian dài. Hơn nữa, việc học sinh DTTS được tiếp cận sâu với máy tính, internet cũng tạo cho các em có thêm cơ hội mở mang kiến thức, kỹ năng trong thời đại 4.0.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Media - BDT - 9 giờ trước
Ngày 8/5, tại trụ sở UBDT, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4, triển khai công tác tháng 5 năm 2024. Tham dự cuộc họp có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr, Y Thông, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo các vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê ký kết Quy chế phối hợp công tác và chia sẻ dữ liệu, thông tin thống kê

Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê ký kết Quy chế phối hợp công tác và chia sẻ dữ liệu, thông tin thống kê

Media - Tuấn Ninh - 10 giờ trước
Chiều 7/5, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) và Tổng cục Thống kê (TCTK) ký kết Quy chế phối hợp công tác và chia sẻ dữ liệu, thông tin thống kê. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Thị Hà và Tổng Cục trưởng TCTK Nguyễn Thị Hương đồng chủ trì buổi lễ.
Thuốc lá điện tử: Phong cách hay hiểm họa

Thuốc lá điện tử: Phong cách hay hiểm họa

Media - BDT - 10 giờ trước
Hút để cai thuốc lá, hút vì bạn bè rủ rê, hay thậm chí hút vì cảm thấy sành điệu... Với những lý do ấy, ngày càng có nhiều người trẻ bị cuốn vào làn khói của thuốc lá điện tử. Rất nhiều trường hợp được gia đình đưa đến bệnh viện thăm khám, khi phát hiện con em mình bắt đầu có tình trạng rối loạn tâm thần do nghiện thuốc lá điện tử. Vậy rối loạn tâm thần, hay loạn thần, ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe cũng cuộc sống con người? Cùng đi tìm câu trả lời qua phân tích của một số chuyên gia trong lĩnh vực y tế qua nội dung của chuyên mục Sống khỏe hôm nay.
Quy trình thi giấy phép lái xe hạng A3 và A4 từ ngày 1/6/2024

Quy trình thi giấy phép lái xe hạng A3 và A4 từ ngày 1/6/2024

Xã hội - Minh Nhật - 10 giờ trước
Khi thi Giấy phép lái xe hạng A3 và A4 thì phải trải qua những phần thi nào và bao nhiêu điểm thì đậu? Mời độc giả tham khảo bài viết dưới đây.
Hà Giang: Thực hư về thông tin hàng trăm em học sinh phải sử dụng nguồn nước sinh hoạt không bảo đảm

Hà Giang: Thực hư về thông tin hàng trăm em học sinh phải sử dụng nguồn nước sinh hoạt không bảo đảm

Xã hội - Vũ Mừng - 10 giờ trước
Nhận được phản ánh của người dân về việc lo ngại chất lượng nguồn nước sử dụng hàng ngày của các em học sinh Trường PTDT Bán trú Tiểu học và THCS Pải Lủng (xã Pải Lủng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có buổi làm việc cùng chính quyền địa phương và Ban Giám hiệu nhà trường.
Tin trong ngày - 9/5/2024

Tin trong ngày - 9/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 9/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Nguy cơ cao lũ quét, sạt lở ở vùng núi Bắc Bộ. Tour du lịch đêm mới lạ tại Vườn quốc gia Cúc Phương. Cô học trò dân tộc Mông xuất sắc giành giải Nhất tại cuộc thi "Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Đề án “Tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2026 - 2030”

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Đề án “Tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2026 - 2030”

Công tác Dân tộc - Hoàng Quý - 10 giờ trước
Ngày 9/5, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp để nghe báo cáo về đề cương Đề án “Tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2026 - 2030”. Tham dự cuộc họp có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Nông Quốc Tuấn, Y Thông, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo một số vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Sẽ diễn ra chuỗi hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” 2024

Sẽ diễn ra chuỗi hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” 2024

Xã hội - Văn Hoa - Hải Đăng - 10 giờ trước
Trong tháng 5/2024, Trung ương Hội Liên Hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam phối hợp với Công ty TCP Việt Nam - Nhãn hàng Red Bull tổ chức Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” năm 2024. Chuỗi ngày hội cấp Trung ương sẽ diễn ra tại 3 tỉnh thành, gồm: Đà Nẵng, Thanh Hóa và Hải Phòng.
Sóc Trăng: Gian hàng 0 đồng dành cho đồng bào nghèo khu vực biên giới

Sóc Trăng: Gian hàng 0 đồng dành cho đồng bào nghèo khu vực biên giới

Nhịp cầu nhân ái - V.Long - M.Triết - 10 giờ trước
Ngày 9/5, tại xã Lai Hòa, thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng), Đồn Biên phòng Lai Hòa phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức “Gian hàng 0 đồng” dành cho người có hoàn cảnh khó trên địa bàn xã Lai Hòa. Đây là xã biên giới có trên 70% là đồng bào dân tộc Khmer.
Hoài Ân (Bình Định): Chuẩn bị tổ chức Ngày hội nông sản đặc trưng lần thứ II

Hoài Ân (Bình Định): Chuẩn bị tổ chức Ngày hội nông sản đặc trưng lần thứ II

Kinh tế - T.Nhân - 10 giờ trước
Theo UBND huyện Hoài Ân (Bình Định), Ngày hội Nông sản lần thứ II sẽ diễn ra trong 3 ngày (16 - 18/5). Đây được đánh giá là ngày hội nông sản quy mô lớn nhất tỉnh Bình Định, quy tụ 105 sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của địa phương và một số huyện lân cận.
Festival Huế 2024: Khai thác chuỗi các lễ hội đặc sắc kéo dài trong bốn mùa

Festival Huế 2024: Khai thác chuỗi các lễ hội đặc sắc kéo dài trong bốn mùa

Tin tức - Tào Đạt - 10 giờ trước
Chiều 9/5, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Họp báo quốc tế Giới thiệu Festival Huế 2024 và Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024.